Saturday, February 27, 2016

CHIẾN THẮNG CUỐI CÙNG CỦA QLVNCH TẠI BẾN TRANH

CHIẾN THẮNG CUỐI CÙNG CỦA QLVNCH TẠI BẾN TRANH.

Nguồn: Paris Match số ngày 19 Avril 1975.

 photo dangphuongthanh_parismatch.jpg
Le colonel Thanh défend le delta du Mékong
Anh hùng bất tử Đặng Phương Thành
- Tác giả Trần Anh Tú

https://youtu.be/0rsuZYGoBWk



 

Paris Match số ngày 19 Avril 1975

Thưa các bạn,

Cách đây mấy ngày tôi đã đăng lại hai trang trên báo Paris Match phỏng vấn Đại Tá Thành (scan từ bản photocopy nên phẩm chất kém).

Tôi đã quên tiếng Pháp khá nhiều nhưng vì quá nóng lòng muốn dịch ra tiếng Việt nên tôi đã tìm được "Reverso", một website dịch miễn phí từ Anh qua Pháp và ngược lại; và nhiều ngôn ngữ khác. Tôi nhận xét dịch vụ này dịch khá hơn cả Google Translate vì không có nhiều chữ ngô nghê rất buồn cười mà Google hay gặp. Nó có thể dịch cả một bài viết với điều kiện là bạn phải copy và paste. Vì dựa vào bản photocopy nên tôi phải bỏ ra một buổi chiều nhập từng câu vào công cụ này để nó dịch ra tiếng Anh; sau đó tôi dịch ra tiếng Việt và nhập vào Microsoft Word. Thành ra nếu có sai sót, mong các bạn thông cảm. Sau đây là phần bản dịch của đoạn phỏng vấn này.

Tôi xin cầu nguyện cho người anh hùng này sớm được siêu thoát, người đã tạo nên chiến thắng lớn nhứt và cuối cùng của qlvnch; nhưng đã lìa đời rất thảm thương vì bị tra tấn đến chết sau khi trốn trại thất bại tại một trại tù của csvn sau 1975.
(Xin xem bài của Trung Tá Trần Văn Lưu cũng đăng trên blog này). - Tài.



 photo dangphuongthanh_parismatch.jpg
⃞ ⃞


Quận Bến Tranh

"Mỹ Quới, 150 dân làng đã được tập trung tại sân làng khi chúng tôi tới. Những người này không đi ra đồng sáng nay. Trong tầm nhìn của mắt, vùng châu thổ rạn nứt này, ngoại trừ lững lơ những đám sương mù, còn lại là trong vắt (a perte de vue, le delta craquele, sur lequel flottent de echarpes de brume, est vide). Xa xa, xuất hiện những cụm khói (au loin, des fumees d'explosion), đó là những khẩu 105 của pháo binh chánh phủ đang giã/nện (pilonner) những tàn quân của một trung đoàn quân Bắc Việt xâm nhập, đã bị tiêu diệt hôm trước (s'est fait aneantir la veille).

Đó là hòa bình và đó là chiến tranh. Vùng châu thổ này luôn luôn có hai bộ mặt. Trong khúc quanh của con kinh (la boucle de l'arroyo) chảy vòng qua làng, nổi lên những xác chết sình chướng và đen kịt (gonfles et noirs).

Cách đây hai ngày, Mỹ Quới đã là bộ chỉ huy của quân Bắc Việt. Trên ngưỡng cửa của một ngôi nhà, một người đàn ông với nét mặt đầy sợ hãi (aux yeux remplis de frayeur), đang ngồi, được canh gác bởi ba nghĩa quân (trois villageois en armes). "Người này trước đây là chính ủy của trung đoàn "(c'etait le commissaire politique du regiment), Đại Tá Thành giải thích cho tôi. Mập nhưng lùn (trapu), gương mặt tròn nhưng với nét cứng cỏi (les traits fermes), Đại Tá Thành đã hành quân (ratisser/rake) vùng châu thổ này từ nhiều tháng. Ông nhìn chăm chú cánh đồng chỉ còn bùn khô, ngăn cách bởi những con đê nhỏ, và thì thầm: "còn nữa". (il scrute la plaine, quadrillee par les diguettes, et murmure: " il y en a encore"). Ông nói như một sĩ quan Pháp của thập niên 1950. Tôi nói như vậy với ông, ông trả lời: "vùng châu thổ là vậy" (c'est la delta).

Nhưng bên dưới những bụi chuối (bananeraie), tạo bóng mát cho cho làng, những cô gái trẻ mặc áo lụa trắng đang phì cười (pouffler de rire ), những đứa nhỏ ở truồng vừa đuổi nhau vừa la trước mỗi nhà - những ngôi nhà bằng đất với lớp vữa màu xanh (maisons en dur, enduites de crepi bleu). Có nhiều lu lớn đựng nước ngọt mà những thanh niên có thể dùng những cái lon bằng thiếc để múc uống hay rảy nước cho mát (des gobelets de fer blanc pour boire et s'asperger). Nguời ta vừa lấy những xác dưới kinh, sẽ chôn cất và mọi việc sẽ cũng như trước. Cho tới đêm kế (jusqu'a la nuit prochaine).

Bởi vì đó là đêm mà các đặc công Bắc việt xâm nhập vào các làng để đe dọa các trưởng làng, trừng phạt những nông dân không tuân lịnh Việt cộng (chatier les paysans qui ne se plient pas aux consignes du Viet-cong). Giống như thời người Pháp còn hiện diện. Vùng châu thổ này, với một triệu người đang nuôi 20 triệu người, có thể nuôi toàn nước Việt Nam. Đây là vùng đất màu mỡ/phì nhiêu (fertile) nhất Đông-Nam-Á. Không có vùng châu thổ, Sài Gòn sẽ là một thành phố chết. Do đó mà tại sao Đại Tá Thành theo dõi, trong khu vực bao la này, nơi mà người ngoại quốc phải dựa vào địa bàn để di chuyển, những trung đoàn Bắc Việt phân tán thành từng toán nhỏ, giấu mình trong những ao (trous d'eau), đào những đường hầm dưới các đê và đôi khi sống dưới đó trong nhiều tháng.

Người nông dân vùng châu thổ KHÔNG thích Việt cộng. Và đối với họ, một người miền Bắc là một người Esquimau. Mỗi ấp ¬có nghĩa quân trang bị vũ khí nhẹ. Ở phía bắc của vùng châu thổ, những người Hòa Hảo, một giáo phái có màu sắc chính trị tổ chức thành một đạo quân thật sự, đã thành công khi làm khiếp đảm những phần tử liều lĩnh nhứt của đội quân quyết tử của Hà Nội. Nhưng những người nông dân này cũng ghét những công chức của Sài Gòn tham nhũng (ranconner) và không biết lội ruộng (ne savent pas marcher dans les rizieres). Họ có một danh từ để chỉ những người này: đó là những người mang túi/bị gạo (ce sont ceux qui emportent les sacs de riz.

Khi Anh hùng Đặng Phương Thành đi tù cộng sản ngoài miền Bắc, nhân lúc ông vượt ngục bất thành và bị bắt lại, hậm hực vì mối nhục thua trận Quốc Lộ 4, bọn cai ngục Việt cộng đã treo ông lên và đánh đập tàn nhẫn cho đến chết.
Chúng ta đang ở Á châu và người nông dân đang chờ để biết ai sẽ là kẻ mạnh nhứt. Chính kẻ mạnh nhứt sẽ làm chủ vùng châu thổ này. Vào lúc này, vị đại tá khỏe mạnh này đang giữ quận Bến Tranh trong tay cho chính quyền VNCH ở Sài Gòn. Không nắm vững tình hình, người nông dân không biết tới sự thảm bại mới đây (ý nói sụp đổ của các tỉnh miền trung.-Tài) và hơn nữa, họ còn cười vì nghĩ rằng nó quá xa nơi họ đang sống.

Nhưng nếu Bắc quân, tại Xuân Lộc đang cầm chân những lực lượng giỏi nhứt của Sài Gòn, đột nhiên tấn công vùng châu thổ?

Chúng tôi tiếp tục trợt lên trợt xuống (trebucher) trên những bờ ruộng, tới Ấp Bắc. Vẫn còn những thiếu nữ với hoa cài trên tóc. Vẫn còn những đứa trẻ nô đùa vài mét cách các xác sình chướng và nám đen. Vẫn còn xuất hiện những nghĩa quân bảo vệ làng của họ. Nhưng họ sẽ chống được ai?

Chúng tôi vào nhà của xã trưởng. Có tám đứa nhỏ trên bộ ván gỗ lớn. Một bà lão đang đang cắm hoa trước bàn thờ ông bà. Vị xã trưởng chào đại tá.

- "Làng này thì bảo đảm".

Đại Tá nói.

Nhưng ông ta nhìn ra xa, hướng về các bụi chuối mà sức nóng của buổi trưa làm chúng lung linh dưới ánh mặt trời, như địch quân đang ẩn núp ở đó.

Tại Sài Gòn, trong một con đường rộng, kế khách sạn Continental, có một người đàn bà nhỏ thó đang sống, mảnh khảnh nhưng hoạt bát (menue et vive), vừa làm trung gian (interposer) giữa hai kẻ thù không đội trời chung, Tổng Thống Thiệu và Việt cộng. Đó là bà Ngô Bá Thành. Bà mời các phóng viên quốc tế đến vườn nhà bà. Đối với người nước ngoài, bà tượng trưng cho lực lượng thứ ba. Ở Washington, Paris, London, và có thể ở Moscow người ta lắng nghe bà. Người ta coi bà như một lực lượng để thay thế. Người ta cũng đang theo dõi một viên tướng mà giá trị lớn nhứt của ông là vẫn còn im lặng. Đó là Minh lớn. Người ta đồn đãi rằng ông sắp tái xuất giang hồ. Nhưng dân Sài Gòn, mỗi đêm hướng lổ tai về Xuân Lộc, chỉ có thể nghe tiếng đại bác của Bắc quân./."

Ký giả: Francois Caviglioli


⃞⃞


 photo dangphuongthanh2.jpg

Trận Đánh Gần Kinh Ngã Sáu ngày 11/3/1975


- Chúng ta không thể nào quên, nhưng chúng ta có thể tha thứ.
(vô danh).

Để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong trận đánh gần kinh Ngã Sáu ngày 11/3/1975.

***

Kinh Tổng Đốc Lộc, chạy qua đồn kinh Ngã 6, là ranh giới thiên nhiên giữa tỉnh Kiến Phong và Định Tường. Kinh Rạch Ruộng nối kinh Tổng Đốc Lộc với sông Cửu Long.

TĐ 2/10 Sư Đoàn 7 Bộ Binh QLVNCH, mà tôi phục vụ, đã gần như bị xóa sổ vào ngày 11/3/1975 khi đi tiếp cứu cho đồn kinh Ngã Sáu (đồn này do 1 đđ Địa Phương Quân trú đóng với hai khẩu 105 ly, có tên như trên vì là nơi ba con kinh giao nhau) bị Việt cộng chiếm trước đó một ngày.

Xuất phát từ kinh Bằng Lăng, (con kinh chạy từ Quốc Lộ 4 đến quận Hậu Mỹ), TĐ tiến về hướng Tây để đến đồn kinh Ngã 6. (Sau này, tôi được biết một số tđ khác của Sư Đoàn 7 cũng tham gia cuộc tiếp cứu này bằng đường bộ hay trực thăng vận theo các hướng khác nhau). Có lẽ do ông TĐT chủ quan khinh địch, cũng như tin tức về địch không đầy đủ, tđ đã di chuyển theo ba mũi vào BAN NGÀY trên một địa thế TRỐNG TRẢI, với ruộng lúa đã gặt xong, nước lấp sấp với một vài mương nước ngang dọc. Khi gần đám vườn ở bờ kinh thứ hai (tôi không nhớ tên), tđ bị chận đứng bằng cối 81 ly và sau đó địch đã dùng đại liên 12.8 ly. Khi thấy địch dùng súng này, tôi biết địch chuẩn bị xung phong. Là sĩ quan ban 5, tuy không chỉ huy một đơn vị nào, tôi không nằm mẹp xuống đất để tránh đạn mà chồm đầu lên quan sát. Nhờ vậy tôi mới thấy địch quân xuất hiện ở phía trước và dầy đặc ở hông phải của tđ, chúng xuất hiện hàng hàng lớp lớp.

Do địa thế trống trải, tđ chỉ có thể tạt về phía trái để tìm chỗ chống cự (dựa vào các mương nước). Không quân đã gửi B-57 và F-5 yểm trợ đắc lực cũng như sự chống trả dũng cảm của mọi người trong tđ, nên đã gây thương vong cho đối phương rất nhiều. Tôi còn nhớ, một số cán binh Việt cộng, chân không mang giày để chạy nhanh, do bị thương nặng đã lết theo chúng tôi xin cứu chữa và đi theo. Tôi trả lời:

- "Chúng tao lo lính chúng tao không nỗi, huống hồ lo cho bọn bây!".

Tđ đã cố gắng cầm cự, chờ đến khi trời tối mịt, để lại một trung đội tử thủ, bắn cầm chừng, còn bao nhiêu rút về quận lỵ Hậu Mỹ gần đó, sau khi vượt kinh Bằng Lăng. Sau đó, tđ được trực thăng đưa về căn cứ Đồng Tâm. Mấy ngày sau, tôi nghe kể lại rằng khi Đại Đội Trinh Sát 7 vào tìm xác thì thấy các sĩ quan đều bị bắn bể đầu; do trời nóng, lại có nước lấp xấp, nên các xác chết đều hóa dòi. Kết quả: nhiều sĩ quan đđt và tr.đt đã tử trận và bị thương; một số lớn hạ sĩ quan, binh sĩ tử trận, bị thương, hoặc mất tích. Sau khi được tái trang bị và bổ sung quân số, sau đó TĐ có tổ chức một số hành quân nhỏ cho tới ngày 30.4.75.

Nhận định của tôi: đối phương đã tấn công đồn kinh Ngả Sáu để ‘công đồn đả viện’. Qua lời khai của tù binh, họ đã bố trí nhiều trung đoàn chung quanh đồn Ngã 6 để chặn đánh vì biết rằng QLVNCH sẽ phải cứu viện để lấy lại hai khẩu 105 ly của đồn này. Họ cũng nhằm mục đích cầm chân và tiêu hao lực lượng của quân khu 4 đế khỏi tiếp cứu các quân khu khác sau khi Ban Mê Thuột bị tấn công và thất thủ. Nếu tôi không lầm, trận Kinh Ngả 6 là trận LỚN NHỨT tại Quân Khu 4 ngay sau khi Việt cộng nổ súng vào Ban Mê Thuột. Trận đánh lớn KẾ TIẾP là trận tr.đ 12 của Sư Đoàn 7 Bộ Binh giải tỏa Quốc Lộ 4 gần Long An.

Có nhiều báo chí quốc tế đặc biệt là Paris-Match đã làm phóng sự về trận đánh và phỏng vấn tr.đ.t. là Đại Tá Đặng Phương Thành. Ông đã bị đánh chết trong tù vì Việt cộng cay cú vì chiến công này của tr.đ 12. Tôi có photocopy bài phóng sự này nhưng vì quá mờ nên không đăng lên blog.

Tôi viết bài nầy, để tưởng nhớ rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh trong trận đánh. Thứ nữa, để giúp cho thế hệ mai sau *biết được có một trận đánh lớn như vậy tại Quân Khu 4 mà báo chí Việt Nam ở hải ngoại chưa thấy nhắc tới. Tôi biết ông Vương Kỳ Anh đã viết nhiều bài về Sư Đoàn 7 Bộ Binh nhưng chưa thấy ông đề cập đến trận đánh này. Tôi mong sẽ được nhiều ý kiến phản hồi hay đóng góp cho bài này.

*Một số quân nhân sống sót sau trận này, sau khi đi tù hay vượt biên, ở Mỹ hay các nước khác, vì quá buồn hay mặc cảm nên đã không viết về trận đánh này.

San Jose ngày 20.12.10 lúc 10:49pm.

ĐẠI TÁ ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH

Thưa các bạn: có một số bạn trẻ, có thể không biết ĐẠI TÁ ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH là ai?

Bài viết sau được được dịch từ tuần báo Pháp Paris - Match, đã đăng trên một blog của tôi từ lâu, nay tôi đăng lại trên Face Book.

Có thể nói, tôi là người Việt Nam, gần như DUY NHỨT, đã giúp phổ biến bài báo* này tại hải ngoại.

 photo dangphuongthanh2.jpg

Di ảnh anh hùng Đặng Phương Thành (từ trái sang phải: Hình chụp khi còn là Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị Quốc Gia Việt Nam năm 1960, và hình chụp năm 1967 sau khi lập gia đình).

Khoảng cuối tháng 4/1975, quân CSBV đã định cắt Quốc Lộ 4 tại khu vực Bến Tranh, nhưng bị Trung Đoàn. Đoàn 12 của Sư Đoàn 7 Bộ Binh đẩy lui. Báo Paris Match đã có bài phỏng vấn Đại Tá ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH, Trung Đoàn trưởng. Đây là CHIẾN THẮNG CUỐI CÙNG của QLVNCH, trước khi sụp đổ vào ngày 30.4.

Sau khi vào tù (khoảng tháng 6/75) thì tất cả báo nước ngoài trong nhà tôi đều bị đem cân ký hay đốt. Ba tôi cương quyết giữ lại toàn bộ tạp chí Địa Lý Quốc Gia (National Geographic), do tôi sưu tầm, có từ cuối thập niên 1940 đến tháng 4/75, không thiếu một số và bao gồm bản đồ vì ông rất thích đọc; dù từng dọn nhà 1 lần và dù cho CA khi vào nhà hay để ý đến bộ sách này vì ông để trong tủ kiếng trong phòng khách. Ba tôi kiếm được trang bìa của một tờ TIME hay NEWSWEEK, chụp ông HCM râu tóc bạc phơ, lộng kiếng và treo nơi trang trọng nhứt trong nhà, ai mới vào cũng thấy. (Coi như BÙA HỘ MỆNH!).

Khi sang Mỹ năm 1994, tôi vào thư viện, tìm kiếm các số báo của Paris Match trước 30.4 nhưng không thấy bài báo này. Nếu đặt mua trên mạng khoảng 40 đô/số, nên tôi đã nhờ người thân ở Quebec, tỉnh nói tiếng Pháp của Canada. Họ vào thư viện tìm kiếm, photocopy và gửi cho tôi.

* Trong một lần về nhà vào cuối tháng tư 1975, tôi đã đọc số báo này, sau đó về đơn vị. Đến tháng 6/75 vào tù và năm 1981 ra tù. Tôi phải chờ tới khi qua Mỹ mới nhờ người thân ở Canada tìm giúp số báo này. Lúc đầu định mua trên mạng dựa vào Paris-Match.com/fr/archives nên quá mắc vì gần 40 đô.
http://www.tranthanhhien.com/2014/01/chien-thang-cuoi-cung-cua-qlvnch-tai.html

*************************************

*************************************


Vinh Danh Anh Hùng
Đặng Phương Thành
Là Danh Nhân Quân Sự Việt Nam


Anh hùng Đặng Phương Thành nguyên Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 12 thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhân ngày giỗ lần thứ 35, 09/09/1976 - 09/09/2011 là Danh Nhân Quân Sự Việt Nam.


Sư Đoàn 7 Bộ Binh
 Sự tích: Anh hùng Đặng Phương Thành đã tạo chiến thắng lớn trong trận cuối cùng tại Thủ Thừa, tiêu diệt một Trung Đoàn việt cộng trong tháng 4/1975, nhờ đó giữ vững được Quốc Lộ 4 trong thời gian dầu sôi lửa bỏng này.

(*) Di ảnh anh hùng Đặng Phương Thành (từ trái sang phải: Hình chụp khi còn là Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị Quốc Gia Việt Nam năm 1960, và hình chụp năm 1967 sau khi lập gia đình).

Danh tánh, sự tích của ông sẽ được ghi vào Tân U Linh Việt Điện (quyển sách ghi chép sự tích thần kỳ của những người đã lao tâm lao lực cứu nước giữ nước trong lịch sử Việt Nam cận đại).

Khi Anh hùng Đặng Phương Thành đi tù cộng sản ngoài miền Bắc, nhân lúc ông vượt ngục bất thành và bị bắt lại, hậm hực vì mối nhục thua trận Quốc Lộ 4, bọn cai ngục cộng sản đã treo ông lên và đánh đập tàn nhẫn cho đến chết.

* Ngày giỗ của ông là 09/09/1976. (*)

(*) Chúng tôi nhận được thông tin từ bà Kim Nguyen, gia đình của Anh hùng Đặng Phương Thành cư ngụ ở Hoa Kỳ.

(*) Di ảnh anh hùng Đặng Phương Thành chúng tôi nhận được từ gia đình của người anh hùng gởi tới ngày 10/08/2011.

Làm tại Hải ngoại ngày 09/09/2011

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc, tổng thư ký Hội Sử-Học Việt-Nam

- Bản sao gởi đến gia đình anh hùng Đặng Phương Thành.

Nguồn:
http://www.vnmilitaryhistory.info/danhnhanquansuvn/vinhdanhanhhungdangphuongthanh.htm

----------------------------------------------

Kinh Tổng Đốc Lộc, chạy qua đồn kinh Ngã 6, là ranh giới thiên nhiên giữa tỉnh Kiến Phong và Định Tường.  photo MAP OF DINH TUONG0001 1.jpg

Kinh Rạch Ruộng nối kinh Tổng Đốc Lộc với sông Cửu Long.  photo MAP OF DINH TUONG0001.jpg2 1.jpg

Bản đồ trận chiến và bài viết lấy từ blog:
http://www.tranthanhhien.com/2014/01/chien-thang-cuoi-cung-cua-qlvnch-tai.html

1
Kinh Tổng Đốc Lộc, chạy qua đồn kinh Ngã 6, là ranh giới thiên nhiên giữa tỉnh Kiến Phong và Định Tường.

Photo:

2
Photo:



**********************************************
Đây là bản đồ của Việt cộng tôi tìm thấy, nói về trận đánh ngày 11 tháng 3 năm 1975. Việt cộng nói họ thắng Sư đoàn (7?) lính VNCH.



Cá hai đều nói quân bên mình thắng. Vậy sự thật là bên nào thắng? Nếu VC thắng tại sao lại ôm hận giết Đại Tá Thành?
http://e24.com.vn/index.php?m=newsdetail&q=9&id=109
Đây là lời Việt cộng nằm vùng nói:
"CHIẾN THẮNG NGÃ SÁU BẰNG LĂNG"... Tượng đài được dựng và khánh thành vào ngày 25-04-2005, nằm trên địa phận thuộc xã Mỹ Trung - Cái Bè, Tiền Giang (ngay trên vị trí xưa kia là trận địa pháo 105 của Yếu khu Ngã Sáu của địch mà ta đã đánh chiếm)"


Việt cộng gọi VNCH là địch, VNCH cũng gọi Việt cộng là địch, để dễ hiểu ta gọi Việt cộng là "địch cộng"
Sau 1975 Việt cộng đổi tên tỉnh Định Tường là Tiền Giang, khiến cho các thế hệ sinh sau không ai còn biết cuốc chiến thắng này vì nó đã bị đổi tên. Phần đông các tỉnh hoặc thành phố quan trọng Việt cộng đổi tên sau 1975.
Trước 1975, thời VNCH Quận Bến Tranh gồm 15 xã: Hòa Tịnh, Lương Hòa Lạc, Mỹ Tịnh An, Phú Kiết, Phú Mỹ, Tân Bình Thạnh, Tân Hiệp, Tân Hòa Thành, Tân Hội Đông, Tân Hương, Tân Lý Đông, Tân Lý Tây, Thanh Bình, Thân Cửu Nghĩa, Trung Hòa.



Bản đồ tỉnh Định Tường trước 1975 của VNCH
 photo nam vn_zpsitfd3jah.jpg

bản đồ của Việt cộng nói về trận đánh này

 photo cn c ng saacuteu.jpg

Photo:

01 Nhớ anh hùng Đại tá Đặng Phương Thành
https://youtu.be/1iS76wjRGT4?si=niK0wVU8sSQaK_r5


02 Nhớ anh hùng Đại tá Đặng Phương Thành
https://youtu.be/1zLuIfRzTbI?si=eSmwDFEZLE0AFEjB


03 Nhớ anh hùng Đại tá Đặng Phương Thành
https://youtu.be/Q7v6lVWFNXQ?si=NTNtuOu2omJHruGJ


No comments:

Post a Comment