Friday, August 21, 2015

HÀNH TRÌNH CỦA NHỮNG BÀI HÁT




HÀNH TRÌNH CỦA NHỮNG BÀI HÁT

Trần Minh Hiền

Âm nhạc là niềm đam mê của tôi và âm nhạc là cứu cánh của đời sống. Cũng như thể thao, âm nhạc không biên giới, vô bờ bến và chạm đến tất cả ngõ ngách sâu thẳm nhất của hồn người. Âm nhạc là ngôn ngữ kỳ diệu nhất, dễ hiểu và đại chúng. Điều mà không một sức mạnh, quyền uy nào làm được, chính trị, quân sự, tôn giáo... không làm được nhưng âm nhạc làm được, đó là kết nối những trái tim tâm hồn của loài người với nhau.

Ke O Mien Xa - Dan Nguyen
http://youtu.be/gefS1mcAW7o

Tôi mê âm nhạc từ nhạc cổ điển classic, hòa tấu, không lời đến nhạc Việt (nhạc tiền chiến, nhạc vàng, nhạc quê hương và nhất là dòng nhạc lưu vong, xa xứ, dòng nhạc mà tôi cho là đặc biệt nhất), nhạc ngoại quốc (nhạc Pháp, nhạc Anh Mỹ và càng sau này tôi nghe cả nhạc của khối Spanish và Portuguese, nhạc Nhật, nhạc Ý, Nhạc Đức...)

Tàu Đêm Năm Cũ - Phương Dung
http://youtu.be/UuE1EMA5diI
Mỗi bài nhạc, mỗi bài hát là một tuyệt tác mà các nhạc sĩ đã dâng tặng cho đời. Và số phận mỗi bài nhạc cũng như mỗi nhạc sĩ cũng rất khác nhau, có người nổi tiếng nhưng có người âm thầm vô danh. Có bài hát được nhiều hát và nổi tiếng nhưng có nhiều bài hát không ai hát cho đến khi tác giả chết đi và vô tình có người hát thì mới nổi tiếng.

Liên Khúc Tình Yêu - Trung Hành, Ngọc Lan & Kiều Nga
http://youtu.be/z7Crmtn2kaU

Mỗi bài hát là công trình tâm óc của nhạc sĩ và có khi của các thi sĩ mà nhạc sĩ dùng làm lời ca. Có bài hát như bài Không của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã đi ra ngoài biên giới Việt Nam qua các nước khác và thành bài hát Tàu, bài hát Nhật đã được Đặng Lệ Quân trình diễn và thâu âm. Như bài Xuân Yêu Thương được dịch từ một bài hát Spanish rất nổi tiếng đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý... Hay bài Người Tình Mùa Đông chúng ta vẫn tưởng dịch từ nhạc Hoa nhưng kỳ thực là nhạc Nhật... Và có những trường hợp những bài hát được sáng tác độc lập với nhau nhưng lại có nhạc gần giống nhau nên có nhiều nghi án đạo nhạc.


***

Photobucket

Mỗi thời đại có một gu nhạc riêng

Cũng một bài hát đó mà được nghe vào nhiều thời điểm khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, tâm trạng khác nhau sẽ đem lại giá trị khác nhau. Và các ca sĩ khác nhau cũng có cách diễn dạt và trình bày khác nhau, mỗi người có nét hay riêng, nét độc đáo riêng. Ngay cả từng nhạc cụ khác nhau cũng đem lại sự độc đáo riêng biệt như piano dương cầm thanh tao, violin vĩ cầm thánh thót, saxophone cao sang, clarinet độc đáo, ghi-ta truyền cảm và lấp lánh...

Người Về - Hà Thanh
http://youtu.be/XvnEcxLqnWs
Nghe nhạc đòi hỏi sự thưởng thức sâu sắc của người nghe và phụ thuộc vào sở thích, trình độ, độ tuổi, giới tính, thời điểm, chính kiến, văn hóa... Và đôi khi cũng bài hát đó nhưng lúc trẻ ta nghe theo kiểu khác, lúc lớn tuổi hơn ta nghe theo dạng khác và lúc già thì nghe, hiểu, thẩm thấu theo kiểu khác.


"… Dòng nhạc lưu vong, xa xứ, dòng nhạc mà tôi cho là đặc biệt nhất…”
Trần Minh Hiền

Mỗi thời đại có một gu nhạc riêng mà đôi khi người già chê người trẻ và ngược lại. Mỗi quốc gia có một văn hóa âm nhạc riêng và với thời đại ngày nay tất cả có thể giao thoa, hòa lẫn với nhau và vay mượn lẫn nhau để cùng phát triển. Âm nhạc ngày nay càng ngày càng phản ảnh tâm tư tình cảm của con người hiện đại, của sự phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật và những áp lực của đời sống càng ngày càng nặng nể hơn.
***

ĐƯỜNG VỀ QUÊ HƯƠNG (Lam Phương) -
Đan Nguyên - Nhạc Lưu Vong
http://youtu.be/pTWBFwb97K4

Âm nhạc là sự kết tinh của tinh hoa của nghệ thuật và đời sống, của sự trừu tượng và thực tế, của thăng hoa và những nhu cầu của con người và tựu trung nhất, âm nhạc là đem lại niềm vui trong nỗi buồn cho con người. Dường như nhạc buồn nhiều hơn nhạc vui và ngay cả những bài nhạc vui nhất cũng đượm buồn vì vốn dĩ đời sống có buồn nhiều hơn vui.

Tôi Vẫn Nhớ
http://www.youtube.com/v/NTIWA3qkLVk

Nghe một bài hát chúng ta nên tĩnh lặng hồn mình để cùng chia sẻ với giọng hát của ca sĩ, hồn của nhạc sĩ và tài nghệ của ban nhạc, của người hòa âm phối khí. Đôi khi chúng ta chỉ nhớ đến ca sĩ hay nhạc sĩ mà quên đi vai trò rất quan trọng của ban nhạc của người hòa âm phối khí, chính họ mới quyết định thành công của bài hát.


    "…Đôi khi chúng ta chỉ nhớ đến ca sĩ hay nhạc sĩ mà quên đi vai trò rất quan trọng của ban nhạc của người hòa âm phối khí, chính họ mới quyết định thành công của bài hát.…”

Và cầm trên tay băng nhạc, đĩa nhạc CD, hay DVD hay đĩa blueray... ta cũng nên quên sự hy sinh làm việc của các nhà sản xuất, những người vì đồng tiền nhưng cũng vì nghệ thuật, và chính họ đã đem âm nhạc đến cho chúng ta.

Linh Hồn Tượng Đá (Mai Bích Dung) -
Đan Nguyên
http://youtu.be/_X8yCxIzwDrY

Biết ơn các nhạc sĩ, thi sĩ, ca sĩ và biết ơn tất cả các DJ, các ban nhạc, hòa âm phối khí và các nhà sản xuất... để trân trọng từng bài hát và góp phần nâng cao âm nhạc, món ăn tinh thần cho tất cả chúng ta...

HỘI TRÙNG DƯƠNG - Diễm Liên, Nguyên Khang
http://youtu.be/4dTs2Q4DmLA

trần minh hiền orlando ngày 10 tháng 10 năm 2012

nguồn

 

No comments:

Post a Comment