|
|
|
===================
Tâm Sự Người Lính Trẻ - Bảo Tuấn - https://youtu.be/_ne2gEQUEjI
|
*************************
Tâm sự người lính trẻ - Bảo Tuấn
|
*************************
Hai Mùa Mưa - Bảo Tuấn - https://youtu.be/wVOzVkeplfM
|
|
******************
===================
Tà Áo Đêm Noel - Bảo Tuấn
|
******************
Sài Gòn Thứ Bảy - Bảo Tuấn - http://www.youtube.com/v/kf51iKQVZ7k
|
=====================
Sài Gòn Thứ Bảy - Bảo Tuấn
|
=====================
Hận Đồ Bàn Bảo Tuấn trình bày
|
|
| ||
|
||||
|
|
Người Lính Nghĩa Quân Trong Tim Tôi Nguyễn Thanh Thủy Năm tôi được 10 tuổi, gia dình tôi bỏ ruộng vườn vào ở trong khu Ấp Chiến Lược, được bao bọc bởi một vòng thành kiên cố có kẽm gai, có hào sâu chung quanh. Ở hai đầu ấp có hai cái đồn Nghĩa Quân nhỏ. Ba má tôi thỉnh thoảng trở về nhà làm ruộng, gặt lúa ban ngày, rồi ban đêm vào xóm ở. Ấp Chiến Lược là một công trình chiến lược dùng để cô lập Việt Cộng ra khỏi dân chúng. Việt Cộng hay trà trộn trong dân và bắn giết dân chúng và quân lính Việt Nam Cộng Hòa. Lúc nầy Việt cộng bắt đầu nổi dậy mạnh ở miền Tây, thâu thuế, giết hại dân thường, ám sát Xã Trưởng, Ấp Trưởng của VNCH gây kinh hoàng cho dân chúng, gây mất ổn định cho xã hội miền Nam đang sống trong thanh bình. Việt cộng bịt mắt, chặt đầu hay chôn sống bất cứ người nào họ nghi ngờ là đang cộng tác với chính quyền VNCH. Khu ấp chiến lược tôi ở được bảo vệ bởi một trung đội Nghĩa Quân, gồm có ba tiểu đội. Các chú lính hay ở trong đồn, còn vợ con họ sống trong các căn nhà nhỏ trong xóm. Nhà tôi ở gần nhà ông Tiểu Đội Trưởng, tôi kêu là chú Tấn. Canh giữ xóm làng. Lúc mới vào ấp tôi chỉ là một đứa con gái nhỏ quê mùa ngơ ngác. Nhưng lần lần tôi cặp bè bạn chơi với mấy đứa bạn, gái có, trai có, lớn tuổi, lanh lợi hơn, tôi học được nhiều thứ mới mẻ. Tôi biết cả tên cây súng nào là cây Carbine, cây nào là Garant, Thompsom, cây nào là cây súng phóng lựu. Tôi biết tên hầu hết các chú lính nghĩa quân trong tiểu đội của chú Tấn, nào là chú Tường, chú Sanh, chú Đúng, chú Quít, chú Mực... Các chú rất hiền và chú nào cũng nghèo. Bộ quân phục được các bà vợ vá nhiều chỗ. Tôi hay lân la đến nhà các chú chơi với con của họ. Với đồng lương Nghĩa Quân khiêm tốn, các chú ăn uống rất đạm bạc, thường là cá linh, cá lòng tong kho, với rau lang luộc hoặc chút ít canh bí, canh bầu. Hầu như chú nào cũng có vợ và vài ba đứa con. Khi rảnh rỗi tôi thấy các chú hay giúp việc nhà cho vợ buôn bán chút đỉnh kiếm thêm tiền. Có chú giữ con cho vợ ngồi bán rau ngoài chợ. Có chú xay bột cho vợ làm bánh tầm, bánh bò bán cho dân trong xóm. Một người lính bộ binh trẻ. Chú Tấn còn trẻ, nhưng ít nói. Thím Tấn là một người đàn bà hiền lành, có đôi mắt đẹp, to và dễ khóc. Chú hay xay đậu nành làm thành bánh đậu hủ cho thím ủ chao, ủ tương, rồi thím đem bán vào những buổi chợ rằm, chợ ba mươi cho người ta ăn chay. Chú thím Tấn có hai đứa con. Thằng Dũng được 6 tuổi, con Lan 3 tuổi. Khi bận bán tương, chao, thím Tấn hay gởi hai đứa nó nhờ tôi giữ dùm. Tôi hay chơi đùa và coi chúng nó như em. Tụi nó cũng rất thương tôi. Rất ít khi dân trong xóm gặp các chú Nghĩa Quân ra đi hành quân, các chú lặng lẽ ra đi khi trời sụp tối để giữ bí mật. Họ âm thầm canh gác đâu đó dọc theo bờ thành ấp chiến lược, sáng sớm mới trở về. Họ đi về im lặng như những cái bóng mờ. Có những sáng tôi hay gặp các chú trở về, thường thì chỉ có cái áo khô, quần các chú ướt đẫm, sình bùn lên trên đùi. Các chú thường đi dép hay đi chân không, chẳng mấy ai có được đôi giầy. Có khi đang đêm, tôi nghe súng nổ giòn rã. Sáng hôm sau các chú lính quen thuộc mang về hai cây súng chiến lợi phẩm của Việt cộng cùng với vài trái lựu đạn. Các chú kể cho mọi người trong xóm nghe là đêm rồi một toán Việt cộng băng qua ruộng phá hàng rào định đột nhập vào ấp chiến lược thu thuế và bắt dân đi làm dân công, qua sự hướng dẫn của một tên giao liên là người trong ấp. Các chú bắn chết hai tên, thây còn bỏ ngoài bìa ấp. Chúng tôi rủ nhau đi coi xác Việt cộng. Có lần các chú bắn chết cả một xuồng Việt cộng đang băng qua sông. Nhờ các bác ghe chài vớt lên, được nhiều súng. Sáng hôm sau ông Quận Trưởng bất ngờ đến đồn Nghĩa Quân xóm tôi, khen ngợi và thưởng tiền mua một con heo quay thật lớn. Các chú được dịp ăn nhậu vui vẻ. Mấy đứa con các chú Nghĩa Quân cũng hí hửng được dịp ăn thịt heo quay. Một ngày nọ tôi đi học về thấy cả xóm nhốn nháo lên, mấy thím vợ lính hớt hãi lo lắng. Thím Tấn nước mắt quanh tròng. Tôi hỏi thì thím cho tôi hay Trung đội Nghĩa Quân vừa bị tấn công và hai chú Nghĩa Quân hiền lành của xóm tôi vừa hy sinh, đền nợ nước. Chú Mực mà tôi quen thì bị đạp mìn Việt cộng gãy giò. Thật là một cái tang lớn cho cả xóm tôi. Linh cửu của hai chú được quàng tại chùa, vợ con lối xóm khóc lóc tỉ tê. Đến chiều thì người ta chôn hai chú ngoài bờ rào ấp. Một hàng 6 chú Nghĩa Quân đứng chào trên bờ huyệt. Quan tài hạ xuống, các chú bắn 6 loạt đạn điếc tai. Mặt các chú rất đau khổ, gầm lại khác hẳn các khuôn mặt hiền từ hàng ngày mà tôi thấy. Vợ con hai chú đòi nhảy xuống huyệt chết theo chồng. Nhiều người phải xúm lại kéo các thím lên, khó khăn lắm mới dẫn được họ về nhà. Bọn chúng tôi và mấy đứa con trai ngày thường hay chạy nhảy, phá phách, la hét, mà giờ cũng đứng im ru. Tôi không biết Việt cộng là ai, nhưng tôi lờ mờ hiểu rằng họ là người không tốt, vì họ bắn phá mà gia đình tôi phải bỏ thôn xóm vào đây. Giờ họ còn theo định đột nhập vào cái ấp chiến lược nầy làm chi nữa? Lính VNCH hành quân. Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Việt cộng bắt đầu tấn công miền Nam ở cấp số lớn hơn. Họ đặt mìn giật xe chạy trên quốc lộ, họ giật xập cầu, bắt dân chúng đi đắp mô cản đường xe chạy. Có khi họ giật mìn chết cả một chiếc xe đò. Nhiều người chết có cả đàn bà và trẻ em, thịt xương văng tung tóe. Có lúc họ pháo kích hay đặt mìn giật xập trường học của học sinh miền Nam. Tiểu đội của chú Tấn phải đi kích liên miên. Thím Tấn lo âu thấy rõ. Trung đội Nghĩa Quân lập được nhiều chiến công. Nhưng các chú Nghĩa Quân mà tôi quen biết cũng vơi dần. Họ đã âm thầm ra đi như những người chiến sĩ vô danh và trở về im lìm, trong những chiếc chiếu, những cái poncho, trong cái cảnh da ngựa bọc thây. Rồi cái ngày đau thương của thím Tấn và hai đứa con dại đã đến Chú Tấn và một chú Nghĩa Quân nữa hy sinh trong một cuộc đụng độ dữ dội với Việt cộng năm 1965. Xác chú được khiêng để trên bộ ván trong căn nhà nhỏ của chú. Khi tôi đi học về, tôi thấy người ta đang tắm rửa thay đồ rồi để một nải chuối lên bụng chú, ngọn đèn dầu leo lét được thắp trên đầu nằm có để một chén cơm và một cái trứng vịt. Đầu chú được băng bông trắng. Máu còn rỉ ra bên màng tang. Vợ con chú vật vã khóc than, đau đớn không thể nào kể xiết. Tôi đến mắm tay hai đứa nhỏ. Thằng Dũng thỉnh thoảng hỏi tôi: “Bộ Ba em chết rồi hả chị?” Tôi chỉ ừ, không biết trả lời làm sao! Lính VNCH dừng quân. Đến khi chôn chú Tấn, hàng loạt đạn đưa tiễn vang rền. Thím Tấn chết lên chết xuống, bộ đồ tang trắng bê bết bùn sình. Người ta phủ lên cái mã đất của chú Tấn một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thật dài. Bốn phía có cắm bốn lóng trúc có gạo và muối. Tôi phải dẫn con Lan và thằng Dũng về nhà. Nước mắt tôi tuôn rơi. Cuộc sống chúng tôi đang êm đềm hiền hòa, thì tại sao người ta phải tấn công thôn ấp, giết hết người nầy người nọ. Để làm gì? Miền Nam độc lập tự chủ, có ai chiếm đóng miền Nam đâu, mà phải giải phóng chúng tôi. Cuộc đời dân miền Nam không hạnh phúc, sung sướng gấp chục lần dân miền Bắc hay sao? Tại sao các người phải giết chú Tấn của chúng tôi để cho cuộc đời mẹ con thằng Dũng từ đó ảm đạm, sa sút hẳn đi. Thím Tấn khóc hoài không dứt... Năm sau, gia đình tôi dời đi chỗ khác. Tôi ít được gặp lại Thím Tấn, thằng Dũng và con Lan. Năm năm sau, tôi mới được về thăm ấp cũ, tôi mừng rỡ gặp lại thím Tấn và hai đứa con. Bây giờ ngày nào thím cũng phải ra chợ bán tương chao nuôi con. Thằng Dũng vẫn còn nhớ tôi nhưng con Lan thì không nhận ra tôi nữa. Sau nầy tôi có dịp tiếp xúc với nhiều binh chủng oai hùng khác của quân lực VNCH, nhưng lòng tôi vẫn còn nhớ về các chú Nghĩa Quân hiền lành mà tôi đã biết năm nào. Hơn phân nửa các chú đã nằm xuống để bảo vệ làng xóm, quê hương tôi. Số còn lại có người gãy chân, có người cụt tay, sống đời tàn phế. Việt Cộng đã chà đạp lên Hiệp Định Hòa Bình Paris mà họ vừa ký kết năm 1973, cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, đưa cả nước xuống 10 tầng địa ngục. Một cảnh Huynh đệ chi binh, dìu bạn bị thương. Thân tôi giờ xa xứ xa quê, đã hiểu được ý nghĩa sự hy sinh cao cả của các anh, các chú quân nhân quân lực miền Nam, thỉnh thoảng tôi nhớ lại các chú lính Nghĩa Quân tôi quen biết mà thấy lòng thương lắm. Cùng với bao nhiêu binh chủng khác của quân đội, các chú âm thầm lặng lẽ hy sinh, cho dân chúng trong ấp tôi được sống trong yên bình. Các chú đem xương máu ra bảo vệ nền tự do, dân chủ mới được thành hình trên miền Nam yêu dấu. Các chú đã nằm xuống - bỏ lại con thơ, vợ dại - để ngăn cản bọn quỷ đỏ hung tàn trong công cuộc tiến chiếm miền Nam, áp đặt cả nước trong một chế độ độc tài, hung bạo, không lối thoát. Các chú đã đem sinh mạng, xương máu của mình, để ngăn cản bọn bán nước buôn dân đày đọa cả dân tộc, và đưa đất nước Việt Nam đi ngược dòng tiến hóa của nhân loại. Các chú đã anh dũng hy sinh, ngăn cản bọn CSVN chiếm đoạt đất nước làm tài sản riêng tư cho đảng, rồi tự ý dâng hiến đất đai, hải đảo của tiền nhân cho quan thầy Trung Cộng. Hỡi cô bác, hỡi anh chị ơi! Nếu vị nào may mắn, có cuộc sống bình yên xin đừng quên các chú lính Nghĩa Quân đang sống đời tàn phế. Xin đừng quên các chú Nghĩa Quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Xin đừng quên vợ con họ, bị bỏ lại sau lưng với cuộc đời đau khổ. Nguyễn Thanh Thủy (Bài nầy được viết dựa vào những sự kiện có thật. Vì sự an toàn của một số người còn kẹt lại, tác giả tạm thời không đề cập đến những địa danh và tên người cần thiết trong bài nầy. |
|
0000000000000000000000000000000000
|
Người Lính Nghĩa Quân Trong Tim Tôi Nguyễn Thanh Thủy Năm tôi được 10 tuổi, gia dình tôi bỏ ruộng vườn vào ở trong khu Ấp Chiến Lược, được bao bọc bởi một vòng thành kiên cố có kẽm gai, có hào sâu chung quanh. Ở hai đầu ấp có hai cái đồn Nghĩa Quân nhỏ. Ba má tôi thỉnh thoảng trở về nhà làm ruộng, gặt lúa ban ngày, rồi ban đêm vào xóm ở. Ấp Chiến Lược là một công trình chiến lược dùng để cô lập Việt Cộng ra khỏi dân chúng. Việt Cộng hay trà trộn trong dân và bắn giết dân chúng và quân lính Việt Nam Cộng Hòa. Lúc nầy Việt cộng bắt đầu nổi dậy mạnh ở miền Tây, thâu thuế, giết hại dân thường, ám sát Xã Trưởng, Ấp Trưởng của VNCH gây kinh hoàng cho dân chúng, gây mất ổn định cho xã hội miền Nam đang sống trong thanh bình. Việt cộng bịt mắt, chặt đầu hay chôn sống bất cứ người nào họ nghi ngờ là đang cộng tác với chính quyền VNCH. Khu ấp chiến lược tôi ở được bảo vệ bởi một trung đội Nghĩa Quân, gồm có ba tiểu đội. Các chú lính hay ở trong đồn, còn vợ con họ sống trong các căn nhà nhỏ trong xóm. Nhà tôi ở gần nhà ông Tiểu Đội Trưởng, tôi kêu là chú Tấn. Canh giữ xóm làng. Lúc mới vào ấp tôi chỉ là một đứa con gái nhỏ quê mùa ngơ ngác. Nhưng lần lần tôi cặp bè bạn chơi với mấy đứa bạn, gái có, trai có, lớn tuổi, lanh lợi hơn, tôi học được nhiều thứ mới mẻ. Tôi biết cả tên cây súng nào là cây Carbine, cây nào là Garant, Thompsom, cây nào là cây súng phóng lựu. Tôi biết tên hầu hết các chú lính nghĩa quân trong tiểu đội của chú Tấn, nào là chú Tường, chú Sanh, chú Đúng, chú Quít, chú Mực... Các chú rất hiền và chú nào cũng nghèo. Bộ quân phục được các bà vợ vá nhiều chỗ. Tôi hay lân la đến nhà các chú chơi với con của họ. Với đồng lương Nghĩa Quân khiêm tốn, các chú ăn uống rất đạm bạc, thường là cá linh, cá lòng tong kho, với rau lang luộc hoặc chút ít canh bí, canh bầu. Hầu như chú nào cũng có vợ và vài ba đứa con. Khi rảnh rỗi tôi thấy các chú hay giúp việc nhà cho vợ buôn bán chút đỉnh kiếm thêm tiền. Có chú giữ con cho vợ ngồi bán rau ngoài chợ. Có chú xay bột cho vợ làm bánh tầm, bánh bò bán cho dân trong xóm. Một người lính bộ binh trẻ. Chú Tấn còn trẻ, nhưng ít nói. Thím Tấn là một người đàn bà hiền lành, có đôi mắt đẹp, to và dễ khóc. Chú hay xay đậu nành làm thành bánh đậu hủ cho thím ủ chao, ủ tương, rồi thím đem bán vào những buổi chợ rằm, chợ ba mươi cho người ta ăn chay. Chú thím Tấn có hai đứa con. Thằng Dũng được 6 tuổi, con Lan 3 tuổi. Khi bận bán tương, chao, thím Tấn hay gởi hai đứa nó nhờ tôi giữ dùm. Tôi hay chơi đùa và coi chúng nó như em. Tụi nó cũng rất thương tôi. Rất ít khi dân trong xóm gặp các chú Nghĩa Quân ra đi hành quân, các chú lặng lẽ ra đi khi trời sụp tối để giữ bí mật. Họ âm thầm canh gác đâu đó dọc theo bờ thành ấp chiến lược, sáng sớm mới trở về. Họ đi về im lặng như những cái bóng mờ. Có những sáng tôi hay gặp các chú trở về, thường thì chỉ có cái áo khô, quần các chú ướt đẫm, sình bùn lên trên đùi. Các chú thường đi dép hay đi chân không, chẳng mấy ai có được đôi giầy. Có khi đang đêm, tôi nghe súng nổ giòn rã. Sáng hôm sau các chú lính quen thuộc mang về hai cây súng chiến lợi phẩm của Việt cộng cùng với vài trái lựu đạn. Các chú kể cho mọi người trong xóm nghe là đêm rồi một toán Việt cộng băng qua ruộng phá hàng rào định đột nhập vào ấp chiến lược thu thuế và bắt dân đi làm dân công, qua sự hướng dẫn của một tên giao liên là người trong ấp. Các chú bắn chết hai tên, thây còn bỏ ngoài bìa ấp. Chúng tôi rủ nhau đi coi xác Việt cộng. Có lần các chú bắn chết cả một xuồng Việt cộng đang băng qua sông. Nhờ các bác ghe chài vớt lên, được nhiều súng. Sáng hôm sau ông Quận Trưởng bất ngờ đến đồn Nghĩa Quân xóm tôi, khen ngợi và thưởng tiền mua một con heo quay thật lớn. Các chú được dịp ăn nhậu vui vẻ. Mấy đứa con các chú Nghĩa Quân cũng hí hửng được dịp ăn thịt heo quay. Một ngày nọ tôi đi học về thấy cả xóm nhốn nháo lên, mấy thím vợ lính hớt hãi lo lắng. Thím Tấn nước mắt quanh tròng. Tôi hỏi thì thím cho tôi hay Trung đội Nghĩa Quân vừa bị tấn công và hai chú Nghĩa Quân hiền lành của xóm tôi vừa hy sinh, đền nợ nước. Chú Mực mà tôi quen thì bị đạp mìn Việt cộng gãy giò. Thật là một cái tang lớn cho cả xóm tôi. Linh cửu của hai chú được quàng tại chùa, vợ con lối xóm khóc lóc tỉ tê. Đến chiều thì người ta chôn hai chú ngoài bờ rào ấp. Một hàng 6 chú Nghĩa Quân đứng chào trên bờ huyệt. Quan tài hạ xuống, các chú bắn 6 loạt đạn điếc tai. Mặt các chú rất đau khổ, gầm lại khác hẳn các khuôn mặt hiền từ hàng ngày mà tôi thấy. Vợ con hai chú đòi nhảy xuống huyệt chết theo chồng. Nhiều người phải xúm lại kéo các thím lên, khó khăn lắm mới dẫn được họ về nhà. Bọn chúng tôi và mấy đứa con trai ngày thường hay chạy nhảy, phá phách, la hét, mà giờ cũng đứng im ru. Tôi không biết Việt cộng là ai, nhưng tôi lờ mờ hiểu rằng họ là người không tốt, vì họ bắn phá mà gia đình tôi phải bỏ thôn xóm vào đây. Giờ họ còn theo định đột nhập vào cái ấp chiến lược nầy làm chi nữa? Lính VNCH hành quân. Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Việt cộng bắt đầu tấn công miền Nam ở cấp số lớn hơn. Họ đặt mìn giật xe chạy trên quốc lộ, họ giật xập cầu, bắt dân chúng đi đắp mô cản đường xe chạy. Có khi họ giật mìn chết cả một chiếc xe đò. Nhiều người chết có cả đàn bà và trẻ em, thịt xương văng tung tóe. Có lúc họ pháo kích hay đặt mìn giật xập trường học của học sinh miền Nam. Tiểu đội của chú Tấn phải đi kích liên miên. Thím Tấn lo âu thấy rõ. Trung đội Nghĩa Quân lập được nhiều chiến công. Nhưng các chú Nghĩa Quân mà tôi quen biết cũng vơi dần. Họ đã âm thầm ra đi như những người chiến sĩ vô danh và trở về im lìm, trong những chiếc chiếu, những cái poncho, trong cái cảnh da ngựa bọc thây. Rồi cái ngày đau thương của thím Tấn và hai đứa con dại đã đến Chú Tấn và một chú Nghĩa Quân nữa hy sinh trong một cuộc đụng độ dữ dội với Việt cộng năm 1965. Xác chú được khiêng để trên bộ ván trong căn nhà nhỏ của chú. Khi tôi đi học về, tôi thấy người ta đang tắm rửa thay đồ rồi để một nải chuối lên bụng chú, ngọn đèn dầu leo lét được thắp trên đầu nằm có để một chén cơm và một cái trứng vịt. Đầu chú được băng bông trắng. Máu còn rỉ ra bên màng tang. Vợ con chú vật vã khóc than, đau đớn không thể nào kể xiết. Tôi đến mắm tay hai đứa nhỏ. Thằng Dũng thỉnh thoảng hỏi tôi: “Bộ Ba em chết rồi hả chị?” Tôi chỉ ừ, không biết trả lời làm sao! Lính VNCH dừng quân. Đến khi chôn chú Tấn, hàng loạt đạn đưa tiễn vang rền. Thím Tấn chết lên chết xuống, bộ đồ tang trắng bê bết bùn sình. Người ta phủ lên cái mã đất của chú Tấn một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thật dài. Bốn phía có cắm bốn lóng trúc có gạo và muối. Tôi phải dẫn con Lan và thằng Dũng về nhà. Nước mắt tôi tuôn rơi. Cuộc sống chúng tôi đang êm đềm hiền hòa, thì tại sao người ta phải tấn công thôn ấp, giết hết người nầy người nọ. Để làm gì? Miền Nam độc lập tự chủ, có ai chiếm đóng miền Nam đâu, mà phải giải phóng chúng tôi. Cuộc đời dân miền Nam không hạnh phúc, sung sướng gấp chục lần dân miền Bắc hay sao? Tại sao các người phải giết chú Tấn của chúng tôi để cho cuộc đời mẹ con thằng Dũng từ đó ảm đạm, sa sút hẳn đi. Thím Tấn khóc hoài không dứt... Năm sau, gia đình tôi dời đi chỗ khác. Tôi ít được gặp lại Thím Tấn, thằng Dũng và con Lan. Năm năm sau, tôi mới được về thăm ấp cũ, tôi mừng rỡ gặp lại thím Tấn và hai đứa con. Bây giờ ngày nào thím cũng phải ra chợ bán tương chao nuôi con. Thằng Dũng vẫn còn nhớ tôi nhưng con Lan thì không nhận ra tôi nữa. Sau nầy tôi có dịp tiếp xúc với nhiều binh chủng oai hùng khác của quân lực VNCH, nhưng lòng tôi vẫn còn nhớ về các chú Nghĩa Quân hiền lành mà tôi đã biết năm nào. Hơn phân nửa các chú đã nằm xuống để bảo vệ làng xóm, quê hương tôi. Số còn lại có người gãy chân, có người cụt tay, sống đời tàn phế. Việt Cộng đã chà đạp lên Hiệp Định Hòa Bình Paris mà họ vừa ký kết năm 1973, cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, đưa cả nước xuống 10 tầng địa ngục. Một cảnh Huynh đệ chi binh, dìu bạn bị thương. Thân tôi giờ xa xứ xa quê, đã hiểu được ý nghĩa sự hy sinh cao cả của các anh, các chú quân nhân quân lực miền Nam, thỉnh thoảng tôi nhớ lại các chú lính Nghĩa Quân tôi quen biết mà thấy lòng thương lắm. Cùng với bao nhiêu binh chủng khác của quân đội, các chú âm thầm lặng lẽ hy sinh, cho dân chúng trong ấp tôi được sống trong yên bình. Các chú đem xương máu ra bảo vệ nền tự do, dân chủ mới được thành hình trên miền Nam yêu dấu. Các chú đã nằm xuống - bỏ lại con thơ, vợ dại - để ngăn cản bọn quỷ đỏ hung tàn trong công cuộc tiến chiếm miền Nam, áp đặt cả nước trong một chế độ độc tài, hung bạo, không lối thoát. Các chú đã đem sinh mạng, xương máu của mình, để ngăn cản bọn bán nước buôn dân đày đọa cả dân tộc, và đưa đất nước Việt Nam đi ngược dòng tiến hóa của nhân loại. Các chú đã anh dũng hy sinh, ngăn cản bọn CSVN chiếm đoạt đất nước làm tài sản riêng tư cho đảng, rồi tự ý dâng hiến đất đai, hải đảo của tiền nhân cho quan thầy Trung Cộng. Hỡi cô bác, hỡi anh chị ơi! Nếu vị nào may mắn, có cuộc sống bình yên xin đừng quên các chú lính Nghĩa Quân đang sống đời tàn phế. Xin đừng quên các chú Nghĩa Quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Xin đừng quên vợ con họ, bị bỏ lại sau lưng với cuộc đời đau khổ. Nguyễn Thanh Thủy (Bài nầy được viết dựa vào những sự kiện có thật. Vì sự an toàn của một số người còn kẹt lại, tác giả tạm thời không đề cập đến những địa danh và tên người cần thiết trong bài nầy. http://www.vietlist.us/VietHistory/nguoilinhnghiaquan.shtml |
Người Lính Địa Phương Quân Và Nghĩa Quân Trong Những Ngày Hấp Hối Tháng 4-75 Tại Bình Thuận
Viết Tặng Người Lính Tôi Quen Tôi gặp anh khi tuổi còn rất nhỏ, Toán lính qua làng để bình định an dân. Anh hiên ngang cùng đi giữa đoàn quân, Rồi tiến thẳng vào ngôi nhà tôi ngồi nghỉ. Nón sắt, ba lô, poncho và vũ khí, Các anh vui cười, lễ phép hỏi Ba tôi: "Bác cho chúng con mượn tạm mảnh sân thôi, Đêm nay nghỉ, mai đi hành quân tiếp". Tôi gặp anh một buổi chiều vàng rất đẹp, Tuổi trăng non chưa hề biết mộng mơ. Học trường xa ngày nghỉ mới trở về, Con đường vắng chốt lính canh xuất hiện. Anh chặn tôi: "Giờ nầy về bất tiện, Giặc về làng quậy phá tối hôm qua, Đơn vị Anh quần thảo đến canh ba, Giặc rút chạy, toán quân nhà vô sự!" Tôi gặp Anh tuổi xuân thì thiếu nữ, Rất bình thường, không mơ mộng, kiêu sa, Tan trường về biết mong ngóng Người Ta, Rồi tự nhủ: chắc đang hành quân gấp đó! Tôi gặp Anh đang mong manh hơi thở, Thân phận con người đang trăn trở giựt giành, Cuộc chiến sau cùng đã định sẳn lằn ranh, Nhưng người lính đó vẫn trong tôi mãi mãi! Lê Thị Hoài Niệm |