KHÔNG QUÂN VNCH
Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, hay Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, là lực lượng không quân của Việt Nam Cộng hòa trực thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tồn tại từ năm 1954 đến năm 1975 trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam. Khẩu hiệu là "Tổ Quốc - Không Gian".
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
https://www.youtube.com/watch?v=jdDZAGNQv4Y&list=RDjdDZAGNQv4Y#t=34
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
https://www.youtube.com/watch?v=jdDZAGNQv4Y&list=RDjdDZAGNQv4Y#t=34
Lực lượng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa được hình thành từ một số phi công người Việt được tuyển chọn bay cùng với các phi công Pháp với tư cách là sĩ quan của quân đội Pháp. Khi Quốc gia Việt Nam, được thành lập, các sĩ quan người Việt này được chuyển sang cơ cấu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Bản thân Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Nguyễn Văn Hinh cũng xuất thân là một sĩ quan phi công, vì vậy, ông rất chú trọng việc xây dựng lực lượng không quân.
Tháng 6 năm 1951, một cơ quan phụ trách về ngành Không Quân trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội QuốcGia Việt Nam được thành lập với tên gọi là Ban Không Quân, ban đầu chỉ làm nhiệm vụ phụ trách Phi Đội Liên Lạc. Trên thực tế, các phi công người Việt chỉ làm nhiệm vụ bay cùng với các phi công Pháp trong các phi vụ. Các chức vụ chỉ huy đến bay chính đều là sĩ quan Pháp. Ngay cả chức vụ Trưởng Ban Không Quân, kiêm Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng cũng là sĩ quan Pháp. Năm 1953, Pháp thành lập thêm 2 phi đội Quan Sát và Trợ Chiến được thành lập tại Tân Sơn Nhứt và Nha Trang.
Năm 1954, Ban Không Quân được đổi thành Phòng Không Quân.
Năm 1955, Không Quân Pháp bàn giao lại cho Không Quân Quốc Gia Việt Nam. Không Quân Quốc Gia Việt Nam lúc ấy có khoảng:
- 25 Vận Tải Cơ C- 47,
- 2 phi đoàn quan sát L- 19 và
- 25 khu trục cơ cánh quạt F8F Bearcat lỗi thời.
Tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người Việt được giữ chức vụ Phụ Tá Không Quân là Trung Tá Nguyễn Khánh.
Đệ Nhất Cộng Hòa
Trinh Khanh Tuan
24.7.2014
Nguồn: http://kimanhl.blogspot.com/2014/07/khong-quan-vnch-khong-luc-viet-nam-cong.html
https://youtu.be/GEgjbT98MQ4
Tháng 6 năm 1951, một cơ quan phụ trách về ngành Không Quân trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội QuốcGia Việt Nam được thành lập với tên gọi là Ban Không Quân, ban đầu chỉ làm nhiệm vụ phụ trách Phi Đội Liên Lạc. Trên thực tế, các phi công người Việt chỉ làm nhiệm vụ bay cùng với các phi công Pháp trong các phi vụ. Các chức vụ chỉ huy đến bay chính đều là sĩ quan Pháp. Ngay cả chức vụ Trưởng Ban Không Quân, kiêm Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng cũng là sĩ quan Pháp. Năm 1953, Pháp thành lập thêm 2 phi đội Quan Sát và Trợ Chiến được thành lập tại Tân Sơn Nhứt và Nha Trang.
Năm 1954, Ban Không Quân được đổi thành Phòng Không Quân.
Năm 1955, Không Quân Pháp bàn giao lại cho Không Quân Quốc Gia Việt Nam. Không Quân Quốc Gia Việt Nam lúc ấy có khoảng:
- 25 Vận Tải Cơ C- 47,
- 2 phi đoàn quan sát L- 19 và
- 25 khu trục cơ cánh quạt F8F Bearcat lỗi thời.
Tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người Việt được giữ chức vụ Phụ Tá Không Quân là Trung Tá Nguyễn Khánh.
Đệ Nhất Cộng Hòa
Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng Không quân Quốc gia Việt Nam cũng được cải danh thành Không quân Việt Nam Cộng hòa. Thiếu tá Trần Văn Hổ, đương kim Phụ tá Không quân, được thăng Trung tá, và trở thành Chỉ huy trưởng đầu tiên của Không quân Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1957, theo chương trình hợp tác viện trợ, một phái đoàn Không Quân Hoa Kỳ sang nghiên cứu tình hình để soạn thảo kế hoạch huấn luyện cho Không quân VNCH. Nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan được tuyển chọn sang tu nghiệp tại các trường Không Quân Hoa Kỳ. Các phi trường Tân Sơn Nhứt, Biên Hòa, Đà Nẵng được xây dựng mở rộng. Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang cũng được xây dựng, nhằm đào tạo tại chỗ các khóa hoa tiêu, quan sát viên, và các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị.
Tháng 9 năm 1959, một phi đội đầu tiên gồm sáu phi cơ Skyraider (Thiên Tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho Không quân VNCH. Sau đó trong vòng một năm có thêm 25 chiếc Skyraider khác được bàn giao tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt.
Năm 1960, Phi Đoàn 1 Khu Trục Cơ được thành lập và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau để yểm trợ cho Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm Gate đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T28, Oanh Tạc Cơ hạng nhẹ B26 và Vận Tải cơ C47 cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ sang giúp huấn luyện.
Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập tại các phi trường Tân Sơn Nhứt, Đà Nẵng và Pleiku.
Liên Đoàn 1 Không Vận đầu tiên được thành lập với trung tá Nguyễn Cao Kỳ được chỉ định làm liên đoàn trưởng. Hoa Kỳ cũng trao cho Không Quân VNCH thêm 16 Vận Tải Cơ hạng trung C123 trong tháng 12 năm 1961.
Ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử trên đường công tác đã đột ngột quay trở lại dội bom mưu toan giết chết Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm. Ngay lập tức Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu.
Cũng vì lý do này mà đương kim Tư Lệnh Không Quân là Nguyễn Xuân Vinh bị thất sủng, phải xin giải ngũ với lý do sang Hoa Kỳ học ngành Tiến Sĩ Không Gian.
Năm 1962, các đơn vị không Quân Tác Chiến và Yểm Trợ Tác Chiến được tăng lên cấp Không Đoàn tại mỗi vùng chiến thuật:
* Không Đoàn 41 (căn cứ ở Đà Nẵng),
* Không Đoàn 62 (Plei Ku),
* Không Đoàn 23 (Biên Hòa),
* Không Đoàn 33 (Tân Sơn Nhất),
* Không Đoàn 74 (Cần Thơ)
Đệ Nhị Cộng Hòa
Sau cuộc "chỉnh lý" lên nắm quyền, tướng Nguyễn Khánh thực hiện một số cải tổ trong quân đội. Ngoài việc đặt ra thêm cấp bậc Chuẩn tướng, ông còn cho thay đổi tên gọi "Quân đội Việt Nam Cộng hòa" thành "Quân lực Việt Nam Cộng hòa". Danh xưng Không lực Việt Nam Cộng hòa cũng được sử dụng chính thức từ lúc đó. Năm 1965, KLVNCH có thêm các phi đoàn khu trục cơ A- 37 Dragonfly và sau đó là các phi đoàn không vận cánh quạt loại lớn C- 130 Hercules và trực thăng CH- 47 Chinook. Ngày 3 tháng 2 năm 1965, một phi đoàn gồm 24 chiếc A- 1H Skyraider do thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không quân Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lửa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định, tấn công các địa điểm ở phía bắc vĩ tuyến 17 Ngày 11 tháng 2 năm 1965, đại tá Nguyễn Ngọc Loan, tư lệnh phó KLVNCH, làm phi đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt Nam Cộng hòa cùng với 28 chiếc F100 của Không quân Hoa Kỳ mở cuộc tấn công thứ hai vào lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam Năm 1967, KLVNCH có thêm 1 phi đoàn khu trục trang bị phản lực cơ F- 5. Số hiệu của các đơn vị cấp phi đoàn được cải tổ xếp thành 3 số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của phi đoàn đó: số 1 là phi đoàn liên lạc, số 2 là phi đoàn trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện. Năm 1970, với đà phát triển nhanh của KLVNCH, các không đoàn chiến thuật phát triển thành 4 sư đoàn không quân[9], tác chiến hỗ trợ cho 4 vùng chiến thuật. Năm 1971, Sư đoàn 5 Không quân được thành lập và trở thành lực lượng không quân trừ bị của Bộ Tổng tham mưu. Năm 1975, KLVNCH có 5 sư đoàn không quân tác chiến (20 phi đoàn khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A- 1H Skyraider, A- 37 https://www.youtube.com/watch?v=0KrJii1tbHY , Dragonfly, và F- 5, 23 phi đoàn trực thăng với khoảng 1000 phi cơ UH- 1 Iroquois và CH- 47 Chinook, 8 phi đoàn quan sát với khoảng 200 phi cơ O- 1 Bird Dog, O- 2 Skymaster, và U- 17), 1 sư đoàn vận tải (9 phi đoàn vận tải với khoảng 150 phi cơ C- 7 Caribou, C- 47 Skytrain, C- 119 Flying Boxcar, và C- 130 Hercules), 1 không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long (attack squadron) với các phi cơ Fairchild AC- 119, Lockheed AC- 130. Ngoài ra còn có các phi đoàn trắc giác (tình báo kỹ thuật), phi đoàn quan sát, và biệt đoàn đặc vụ 314
CÁC PHI CƠ ĐƯỢC TRANG BỊ CHO KQ.VNCH
Phi cơ F- 5C của Không lực Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ Không quân Biên Hòa năm 1971
Phi cơ 4400th CCTS T- 28 của Không lực Việt Nam Cộng hòa đang bay trên bầu trời
Phi cơ quan sát O- 1 thuộc Phi đoàn liên lạc 112 / Không đoàn chiến thuật 23 - Căn cứ Không quân Biên Hòa - 1971
Phi cơ A- 1H thuộc Phi đoàn khu trục cơ 520, Căn cứ Không quân Bình Thủy
Phi cơ Cessna U- 17A tại Căn cứ Không quân Nha Trang
Phi cơ hỏa long (thuật từ Không lực Việt Nam Cộng hòa gọi phi cơ cường kích)
· Douglas A- 1 Skyraider
· Cessna A- 37 Dragonfly
· Douglas AC- 47 Spooky
· Fairchild AC- 119G Shadow
· Fairchild AC- 119K Stinger
Oanh tạc cơ
· Douglas B- 26 Invader - nhận được trong chương trình Farm Gate
· Martin B- 57 Canberra - Không quân Hoa Kỳ cho mượn để dùng cho huấn luyện - chưa bao giờ được
KL.VNCH khai triển cho tác chiến
Khu trục cơ
· Grumman F8F Bearcat
· Northrop F- 5A/B/C Freedom Fighter
· Northrop F- 5E Tiger II
Phi cơ quan sát và thám thính
· Douglas RC- 47 Dakota
· Northrop RF- 5A Freedom Fighter
· Cessna L- 19/O- 1A Bird Dog
· Cessna O- 2A Skymaster
· Morane- Saulnier MS 500 Criquet
Phi cơ trực thăng
·
Aérospatiale AS- 318 Alouette II
· Aérospatiale AS- 319 Alouette II
· Bell UH- 1 Iroquois/Huey
· Sikorsky H- 19 Chickasaw
· Sikorsky H- 34 Choctaw
· Boeing CH- 47 Chinook
Phi cơ huấn luyện
· Pazmany PL- 1
· North American T- 6 Texan
· North American T- 28 Trojan - nhận được trong chương trình Farm Gate
· Cessna T- 37 Tweet
· Cessna T- 41 Mescalero
Phi cơ đa dụng và vận tải
· L- 26 Aero Commander
· de Havilland Canada C- 7 Caribou
· Beechcraft C- 45 Expeditor
· Douglas C- 47 Dakota
· Douglas DC- 6/C- 118 Liftmaster
· Fairchild C- 119 Flying Boxcar
· Fairchild C- 123 Provider
· Lockheed C- 130 Hercules
· Dassault MD 315 Flamant
· de Havilland Canada U- 6 Beaver
· Cessna U- 17A/B Skywagon
Lực lượng Không quân VNCH, ở thời điểm cao nhất co 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy
bay A-37, 126 chiec F-5, 594 trực thăng UH-1 và 32 máy bay vận tải C-130).
VÀI NÉT VỀ CHIẾN ĐẤU CƠ/OANH TẠC CƠ F5 Freedom Fighter VNCH
F-5A/B/E có tên gọi là Freedom Fighter (Chiến sĩ đấu tranh cho tự do) và F-5E/F Tiger II là một phần trong gia đình chiến đấu cơ siêu âm hạng nhẹ được sử dụng rộng rãi, chế tạo bởi hãng Northrop tại Hoa Kỳ, bắt đầu vào thập kỷ 1960. Hàng trăm chiếc vẫn đang hoạt động trong biên chế một số lực lượng không quân trên thế giới vào đầu thế kỷ 21, và F-5 cũng được dùng làm mẫu cho một số thiết kế máy bay khác.
Dự án F-5 bắt đầu trong một chương trình co các chiến đấu cơ hạng nhẹ do hãng Northrop đầu tư vào thập kỷ 1950. Thế hệ đầu tiên là F-5A Freedom Fighter bắt đầu hoạt động vào thập kỷ 1960. Trên 800 chiếc đã được chế tại đến năm 1972 tại các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh. Mặc dù Không quân Hoa Kỳ không có nhu cầu đối với chiến đấu cơ hạng nhẹ, nhưng F-5 vẫn được sử dụng trong vai trò huấn luyện và khoảng 1.200 chiếc T-38 Talon được phát triển từ F-5 đã được chế tạo cho vai trò huấn luyện.
Thế hệ thứ hai F-5E Tiger II được cải tiến cũng được sử dụng chính trong các nước đồng minh của Mỹ nhưng với số lượng giới hạn, những chiếc F-5E hoạt động trong hàng không quân sự Mỹ với nhiệm vụ làm máy bay huấn luyện và đóng giả làm máy bay đối phương; F-5E Tiger II đã được chế tạo trên 1.400 chiếc mọi phiên bản, việc sản xuất kết thúc vào năm 1987. Rất nhiêu chiếc F-5 khác hiện vẫn đang tiếp tục hoạt động trong thập kỷ 1990 và 2000, sau khi trải qua rất nhiều chương trình nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu trong môi trường chiến đấu luôn thay đổi. F-5 cũng được phát triển thành trinh sát chuyên dụng có tên RF-5 Tigereye. ơhttps://www.youtube.com/watch?v=DK9A6RMdIWY
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT F.5
Phi hành đoàn: 01
Dài: 14,45 m
Sải cánh: 8,13 m
Cao: 4,08 m
Trọng lượng không tải: 4.349 kg
Tối đa khi cất cánh: 11.187 kg
Động cơ: 02 động cơ phản lực General Electric J85-GE-21B có sức đẩy 1.575kg mỗi cái (2.250kg mỗi cái khi tái khai hỏa).
Tốc độ: 1.700 km/giờ
Cao độ: 15.800 m
Tầm hoạt động: 3.720 km
Hỏa lực: 02 đại bác 20mm Pontiac M39A2 ở mũi với 280 đạn mỗi súng; 3.200kg vũ khí gồm: tên lửa AIM-7 Sparrow, AIM-9 Sidewinder, AGM-65 Maverick, AIM-120 AMRAAM; bom M129, Mk.82 (225kg), Mk.84 (900kg), CBU-24/49/52/58.
Bay lần đầu: 30/7/1959 (F-5A); 11/8/1972 (F-5E)
Trị giá: 2,1 triệu USD (F-5E)
Số lượng sản xuất: 2.236 chiếc
Hợp đồng sản xuất F-5A đầu tiên được thực hiện vào năm 1962, những đơn đặt hàng đầu tiên của các nước khác bắt đầu từ Không quân Hoàng gia Na Uy vào tháng 2-1964. Đã có 636 chiếc F-5A được chế tạo cho đến khi việc sản xuất kết thúc vào năm 1972. Đi cùng với đó à 200 chiếc F-5B hai chỗ. Chúng được sử dụng để làm máy bay huấn luyện.
Những chiếc F-5C thuộc FCS 10 còn lại sau đó được chuyển cho Không quân Việt Nam Cộng hòa, trước đó chỉ có A-37 Dragonfly và A-1 Skyraider thực hiện vai trò này.
DANH SÁCH C ÁC TƯ LỆ NH KHÔNG QUÂ N QUA CÁ C THỜ I KỲ
Nguyễn Khánh 1955 Trung tá Sử dụng chức danh Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng
Trần Văn Hổ 1955- 1957 Thiếu tá (1955), Trung tá (1955), Đại tá (1956) T
Tư lệnh Không quân đầu tiên. Được thăng vượt cấp từ Trung úy lên Thiếu tá.
Nguyễn Xuân Vinh 1957- 1962 Trung tá, Đại tá (1961) Thất sủng sau Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962. Xin giải ngũ sang Hoa Kỳ học bằng Tiến sĩ.
Huỳnh Hữu Hiền 1962- 1963 Trung tá, Đại tá (1963)
Đỗ Khắc Mai 1963 Đại tá (1963) Được thăng vượt cấp từ Thiếu tá.
Nguyễn Cao Kỳ 1964- 1965 Đại tá, Chuẩn tướng (1964), Thiếu tướng (1965)
Trần Văn Minh 1965- 1975 Thiếu tướng, Trung tướng (1974)
Nguyễn Hữu Tần 1975 Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền tư lệnh cuối cùng
CUỘC DI TẢN CỦA KHÔNG QUÂN VNCH
Ngày Chim Vỡ Tổ:
Tập 'Quân sử Không Quân' trang 199 ghi lại: 'Về Không quân VNCH ngoài một số nhỏ quân nhân và gia đình được di tản bằng phi cơ C130, C141 của KQHK từ ngày 20/4, đa số còn lại chỉ di tản sau ngày 28/4/1975, khi Bộ Tư lệnh KQ không còn hoạt động theo đúng chức năng của một Bộ Tư lệnh nữa..
Số lượng phi cơ của KQVN bay thoát được sang Utapao, Thái Lan, do các tác giả đưa ra, không thống nhất, theo Robert Miskesh trong 'Flying Dragons: the South Vietnamese Air Force thì tổng cộng vào khoảng 132 chiếc, gồm khoảng 25 F5, 27 A37, 11 A1, 13 C47, 6 C130, 3 AC 119, 5 C7 và 45 UH1., trong khi đó Wayne Muntza, trong The A-1 Skyraider in Viet Nam: The Spad's Last War, và Ralph Wetterhahn trong 'Escape to Itupao thì con số máy bay được cho là 165 chiếc. thêm vào đo là các U-17 và O-1, ngoài ra không kể vài phi cơ dân sự của Air VN..
Cũng vào ngày cuối cùng, một số trực thăng đã bay ra đáp xuống các chiến hạm của HQHK, con số này được ước lượng là khoảng 100 chiếc, đa số là UH1 và CH47..Cũng có những chiếc tuy bay được ra biển nhưng do trục trặc kỹ thuật, hoặc hết nhiên liệu đã rớt xuống biển..Con số này được ước lượng là khoảng 18 chiếc..'
37 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các tài liệu quân sự được giải mật và những bài hồi ký, bút ký của nhiều tác giả trong cuộc đã giúp 'vẽ lại' toàn cảnh (tuy có thể chưa hoàn toàn chính xác) về cuộc di tản..hay đúng hơn là 'tự tan hàng' của KQVNCH.
Cuộc di tản chiến thuật, rút bỏ Quân Đoàn 2, ngày 6 tháng 3 năm 1975 đã bỏ lại tại Pleiku 64 phi cơ các loại.
Ngày Quân Đoàn 1 tan hàng tại Đà Nẵng (30 tháng 3, 1975), 180 phi cơ đã bị bỏ lại.. trong số này có 33 phi cơ vận tải C-7 Caribou đang bị đình động còn bọc kin trong bao tồn trữ..
Trong những tháng cuối củng của cuộc chiến, khả năng chiến đãu của KQ VNCH càng ngày càng bị giơi hạn do không còn một Hệ thống chỉ huy và kiểm soát hữu hiệu. KQ VNCH không có những phi cơ trang bị hệ thống chỉ huy, dẫn đạo không trợ bay trên vùng cần yểm trợ hành quân (theo phương pháp của KQ HK, dùng các C-130 làm trạm chỉ huy trên vùng). Trong khi đó sự kiện bị mất các Đài Kiểm báo và Không trợ như Trung Tâm CRC (Combat Report Center) Panama Đà Nẵng, các Trạm CRP (Combat Report Point) Peacock PleiKu, Pyramid Ban Mê Thuột..đã khiến Hệ thống Kiểm Báo Chiến Thuật trở thành tê liệt, vô hiệu.. Tuy Trung Tâm CRC Tân Sơn Nhất vẫn còn hoạt động nhưng nhiệm vụ chinh lại..không phải là để điều hành cac phi vụ yểm trợ chiến trường, hoặc hương dẫn oanh tạc các mục tiêu dươi đất.. Các phi vụ oanh tạc tùy thuộc vào các phi cơ Quan sát FAC (Forward Air Controller= Điều không tiền tuyến) và tùy phi công có mặt trên vùng..nhận định mục tiêu bằng mắt thường..
Vào thời điểm của Trận Xuân Lộc: KQVNCH còn 1492 phi cơ các loại, trong đó có 976 chiếc hoạt động được, 135 chiếc hư hỏng không bay được và 381 chiếc kể như phế thải..Lực lượng phi cơ chiến đấu gồm 169 chiếc A-37 (trong đó 92 chiếc khả dụng) và 109 F-5s (93 chiếc khả dụng).
Trong những ngày cuối cùng của VNCH, KQVN vẫn còn hoạt động vơi một số phi vụ yểm trợ bộ binh và chống pháo kích. Đ/úy Phi công Trần văn Phúc PĐ 518 ghi nhận một số phi xuất trong những ngày 28 và 29 tháng 4 như:
PĐ 518 với Phi vụ Phi Long 51 do một phi tuần gồm 2 Skyraiders..(một do Đ/u Phúc và 1 do Th/tá Trương Phùng) bay vào sáng 29/4. Phi cơ của Th/tá Phùng bị phòng không BV bắn hạ. Ông đáp xuống ruộng gần cầu Bình Điền, bị bắt và sau đó bị CQ hành quyết vào ngày 30 tháng 4.
PĐ 514 với một phi tuần 2 Skyraiders cất cánh từ Cần Thơ để bay trên không phận Sài gòn vào sáng 29..do các Th/tá Hồ ngọc Ân và Đ/u Nguyễn Tiến Thụy điều khiển.
Những phi vụ Tinh Long của các AC-119 như Tinh Long 06, Tinh Long 07..
Tinh Long 07 (sáng 29) do Tr/u Trang văn Thành điều khiển đã bị SA-7 của CQ bắn hạ, phi cơ gẫy làm đôi và rơi ngày tại vòng đai phi trường.. Phi hành đoàn gồm 9 người, 8 hy sinh ngoại trừ nhân viên nhảy dù thoát được. http://baovecovang2012.wordpress.com/2013/07/20/tinh-long-ruc-sang-kq-thanh-giang-va-nguyen-van-chin/
Theo Đ/u Phúc 'ngoài Tinh Long 07, còn có thể cò thêm 2 AC 119 khác bị bắn hạ (?) (một rơi tại đường Ngô Quyền, và một rơi tại Tân Tạo..).
Sáng 30 tháng 4, một phi xuất A-37 (PĐ 526) từ Cần Thơ, phối hợp với O-1 (PĐ112) từ Đồng Tâm..bay yểm trợ khu vực Hoàng Hoa Thám ngay trước giờ DV Minh tuyên bố đầu hàng..(A-37 do Tr/u Nguyễn Mạnh Dũng điều khiển); (O-1 do Đ/u Mai Tri Dung). Đây có thể là phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH..
NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI TẠI BỘ TƯ LỆNH KQ.VNCH
Chiều 28 tháng 4, CSBV đã dùng 4 A-37 (lấy được, từ Phan Rang) oanh kich Phi trường TSN, gây tổn hại cho 3 chiếc C-119 và nhiều C-47.
Tối 28 tháng 4: một sự kiện 'kỳ lạ' đầy bí ẩn đã xẩy ra tại TSN: Tác giả Thiên Lôi Ngô Đưc Cửu trong 'Chuyện 30 năm trước' (website bgkq.net/hoiky) ghi lại như sau:
..'8 giờ tối 28 tháng 4 năm 1975.. tôi trở về ụ đậu phi cơ đầu phi đạo 07 phải, nơi tạm trú của 3 Phi đoàn 524, 534 và 548 di tản từ các căn cứ về..Bước xuống xe, tôi thấy các nhân viên phi đạo đang bận rộn kéo các A-37 trang bị đầy bom đạn từ trong vòm trú ẩn ra đậu hàng ngang dài phía trước, cách ụ 50 feet. Tôi bước đến hỏi Trưởng phi đạo tại sao dời phi cơ khỏi ụ ? Anh ta trả lời:theo lệnh Trung tá kỹ thuật và Bộ CH Hành quân..Tôi vào phòng trong ụ, nhắc điện thoại gọi TT Hành quân, thì sĩ quan trực cho biết hình như lệnh của Bộ Tư lệnh KQ hay..Bộ TTM..gì đó ? Tôi hỏi:Anh có biêt là hồi chiều phi đạo 07 vừa bị dội bom không ?..Tôi liên lạc với Đ/tá Ước, nhưng không được..Trở lại bãi đậu,tôi yêu cầu Trưởng phi đạo di chuyển phi cơ trở lại ụ, nhưng không được..
Tôi tự hào trong hàng ngũ phi công khu trục KL VNCH, nhất là KĐ 92 có các PĐ 524, 534, 548 cho đến giờ phút này: 22 giờ 18 tối 28 tháng 4 tât cả phi công đều có mặt ứng chiến, không thiếu một ai.
Suốt đêm tất cả anh em 3 phi đoàn chờ đợi, điều động cất cánh..nhưng tuyệt nhiên không một tiếng điện thoại reo..
Nửa đêm VC bắt đầu..pháo kích.. và hơn 50 chục A-37..bị phá hủy.. Giờ đây hơn trăm phi công chiến đấu bằng tay không ư?
Mọi người xuống xe, nhưng chạy về đâu bây giờ? Tan hàng, nghe thảm thiết quá. Một trong những đơn vị chiến đấu kiên cường nhất của QL VNCH, giờ đang bị bó tay. Lệnh ai sắp hàng ngang trên 50 chiếc A-37, cánh liền cánh, xăng nhớt, bom đạn trang bị đầy đủ để hủy diệt? Nếu không cho chúng tôi chiến đấu thì cũng để chúng tôi có phương tiện ra khỏi vòng đai đang bủa quanh phi trường chứ? Chúng tôi đâu có rã ngũ?'
Sự kiện phi cơ bị 'tự hủy'(?) này cũng được ghi nhận trong 'Can trường trong Chiến bại' của Tướng Hải Quân Hồ văn Kỳ Thoại, trang 306-307' như sau:
'Tới đêm 28 tháng 4, tại căn cứ Duyên đoàn ở Vũng Tàu, một sĩ quan KQ cấp tá xin vào gặp tôi và cho biết có một số trực thăng đang đậu tại Vũng Tàu. có Tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn trưởng SĐ 3 KQ muốn đến gặp tôi, cần trình bầy một sự kiện quan trọng.
Tương Tinh vào căn cứ duyên đoàn gặp tôi và các tướng lãnh khác (Nguyễn duy Hinh, Trần văn Nhựt) kể chuyện xẩy ra, rất bi thảm Ông không biết lịnh từ đâu bỗng nhiên một số phi cơ phát nổ, sau đó được biết có lệnh của Saigon cho phá hủy các phi cơ của KQ?
Tướng Tính phân vân..không muốn về trình diện Bộ TLKQ khi ông chưa biết ai ra lệnh hủy phi cơ thuộc SĐ của ông? Chúng tôi thuyết phục ông Tính liên lạc trực tiếp với Tướng Minh TL KQ..
Trong đêm 28, rạng sáng 29 tháng 4 CQ bắt đầu pháo kích vào Phi trường TSN phá hủy nhiều phi cơ.
Khoảng 8 giờ sáng, Tướng Phan Phụng Tiên, Sư đoàn trưởng SĐ5 KQ, đến gặp Tướng Minh, và sau đó bỏ đi.
10 giờ 30 phút sáng 29 tháng 4, sau khi họp riêng vơi Tướng Minh Tư lệnh KQVN, Tướng Nguyễn Cao Kỳ (không có một chức vụ chính thức nào trong Chính Phủ cũng như trong Quân lực VNCH), bay trực thăng riêng về Bộ TTM Thấy không còn ai. Tướng Kỳ gặp Tướng Ngô Quang Trưởng ngồi không nên rủ Ông Trưởng cùng lên trực thăng, theo đoàn tùy tùng bay ra USS Midway đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu.
Khoảng 11 giờ, Trung tướng Nguyễn văn Mạnh Cựu TMT Liên quân cùng với Trung tướng Dư Quốc Đống vào gặp Tướng Minh.. Sau khi chờ không thấy HK liên lạc như đã dự trù, Tướng Minh cùng các Tướng Tá Bộ binh và KQ tùy tùng đã di chuyển sang DAO để chờ di tản..
Kể từ 1 giờ trưa: Trung Tâm Hành quân KQ kể như bỏ trống. Các Phi đoàn trưởng..ra lệnh tự tan tan hàng..phi công bay đi đâu hoặc chạy đâu, tự ý quyết định.
Riêng SĐ 4 KQ tại Trà Nóc Cần Thơ, còn hoạt động (cho đến sáng 30/4 một số phi vụ vẫn từ Cần Thơ bay lên yểm trợ chiến trường quanh Sài Gòn) và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần, Sư đoàn trưởng có thể được xem là vị Tư lệnh sau cùng của KQ VNCH (?)
Trong bài bút ký 'Giây phút nát lòng' (Lý Tưởng Tháng 4/2002) Tác giả Không Quân Liệt Lão, Chỉ huy trưởng Phòng vệ BTLKQ đã kể lại những giây phút tan hàng tại Tân Sơn Nhất với những đoạn tạm trích như sau:
..' tôi lên trình diện Tư lệnh bộ, toan phúc trình tình hình phòng thủ, nhưng chẳng ai bận tâm. Người người nhìn nhau đăm chiêu dường như trong thâm tâm ai cũng muốn buông rơi tât cả, ai cũng thần sắc không còn, dũng khí tiêu tan như 'đại bàng xệ cánh'. 'Tôi trông chờ một lệnh họp khẩn cấp, duyệt xét tình hình chung, lấy quyết định tối hậu 'Chiến' hay 'lui' Chiến thì chiến ra sao ? Lùi thì lùi thế nào ? Có tuần tự, trước sau, không bỏ một ai hay hỗn loạn..mạnh ai nấy chuồn? Tôi chờ lệnh, nhưng không có lệnh?
Bài viết có thêm những chi tiết di tản của một số Tướng KQ và BB như:
..'Tôi đưa tay chào nghiêm túc theo quân cách, Cửu Long (danh hiệu của Tường Minh, Tư lệnh KQ), chào trả, ngập ngừng chân bước, ái ngại nhìn tôi và đột nhiên dứt khoát:
Toa ở lại, đi sau với Lành (Tương Võ Xuân Lành) nghe.
..' Tôi mỉm cười, quay bước vào phòng tình hình, lúc này chỉ còn Ông Linh, ông Lành, ông Lượng đã đi đâu lúc nào tôi không biết. Được một lúc khoảng 10 giờ gì đó, Ông Ươc (Đ ta Vũ văn Ươc) đáp trực thăng trên sân banh, chạy vội vào gặp ông Lành, xong cùng ông Lành trở ra, kéo luôn theo tôi, miệng nói:
Đi mày.
Tôi nhìn Lành, quay qua hỏi Ươc: Đi dâu?
Qua Tổng Tham mưu xem tìmh hình ra sao?
Ước nói và nắm tay tôi. lôi đi. Tôi, Ước, Linh lên trực thăng qua đáp tại sân cờ trươc tiền đình Bộ TTM. Linh, Ươc chạy lên văn phòng TTM trưởng. Tôi không theo.
Đảo mắt chỗ khác thấy trực thăng Tương Kỳ. Đàn em trước kia của tôi hiện là cận vệ ông Kỳ, vội từ trực thăng nhảy xuống chạy đến tôi nói nhỏ: Trực thăng sẽ bay ra Blue Ridge.. ông hảy lên, cùng đi. Tôi hỏi: Tương đâu? - Họp trên văn phòng TTM Trưởng..
Tôi bước lại trực thăng, nhìn vào..thây Hà Xuân Vịnh (Đ tá) ngồi trên đó từ hồi nào..Tôi leo lên ngồi cạnh.. Đang miên man suy nghĩ cho mạt vận của đất nước, mạt kiếp của mình thì ông Linh từ bộ TTM chạy ra một mình đến bên trực thăng có tôi và Vịnh đang ngồi đăm chiêu, mỗi người một ý nghĩ..Linh cứ loanh quanh ở dưới chẵng chịu bước lên cùng chúng tôi. Tôi vội leo xuống, lại gần Linh nhỏ to:' Linh, Kỳ sẽ rút ra Đệ Thât hạm đội. Hảy lên, cùng đi. Hết cách thôi..'
Linh có điều gì bất ưng, nhất định không lên tàu.. Tôi hỏi: Sao? Linh nói: thiếu gì máy bay.. Tôi vội báo động: Máy bay nào?, còn duy nhất chiếc này thôi. 'Chiếc kia kìa', Linh vừa nói vừa chỉ tay về chiếc trực thăng mà tôi, Ươc và Linh vừa đáp hồi nẫy..'Tàu còn đó, hoa tiêu bỏ đi rồi..'Tôi nói với Linh vì thấy họ phóng jeep ra khỏi TTM...
Linh nhất định không lên tàu.. tôi đành ở lại bên anh..
Tôi còn đang phân vân bàn thảo vơi Linh những bước kế tiếp, thì ông Kỳ, từ đại sảnh bộ TTM bước ra, hướng về trực thăng, dẫn theo số đông tương lãnh bay đi cùng Ươc..để lại tôi và Linh tự quyết định lấy phận mình..
Tôi và Linh, đồng thời cả Đặng Duy Lạc (KĐ trưởng KĐ 62) không biết từ đâu chui ra, gọi QC/TTM yêu cầu hộ tống chúng tôi về lại Bộ TL KQ.. Xe rồ máy phóng đi trực chỉ cổng Phi Long..
Tinh cầu trên vai, Linh cho lệnh mở cửa..Quân ta phớt tỉnh..không nghe. Đặng Duy Lạc ngồi yên như khúc gỗ..Tình hình thực gây cấn.
Thấy ông Linh hết 'linh', tôi bước xuống xe tiến thẳng đến chỗ anh KQ bất tuân thượng lệnh, điềm đạm ra lệnh..mở cỗng. Anh liu riu vâng lời..
Chúng tôi vào Bộ Tư lệnh KQ gặp ông Lành..
Niềm tự hào của KQ đang ở chỗ này: Tương Lành, trước thế quân tan vỡ, quân binh đang đua nhau bỏ ngũ, ông vẫn trầm tĩnh, kiên trì thủ đài Chỉ huy Hành quân Chiến cuộc KQ. Ông giữ vững liên lạc vơi SĐ 4 KQ, SĐ KQ duy nhất còn hăng say chiến đấu trong khi nhiều đơn vị đã tự ngừng nghỉ.
Ông Linh tóm lược tình hình bên Bộ TTM cho ông Lành rõ..ông đề nghị rút khỏi Tân Sơn Nhưt..Tướng Lành, nói vơi Linh trươc sự hiện diện của tôi và Đặng Duy Lạc:
Moa chưa có lệnh..
Ông vẫn đợi lệnh.. phải chúng tôi vẫn đợi, vẫn chờ..nhưng chờ lệnh ai đây ?. Mọi người đã bỏ đi cả rồi, tội cho ông Lành vẫn ngồi chờ lệnh..mà lệnh của ai đây ? Tôi buột miệng:
Ông chờ lệnh ai ? còn ai đây nữa mà ra lệnh cho mình?
Ông Lành trầm ngâm không nói, chúng tôi lặng yên chờ..(lại chờ) quyết định của ông, chợt Tướng Lê quang Lưỡng (Nhảy dù) xịch jeep đến, thấy tụi này còn đương nhìn nhau, hỏi:
Tụi toa định làm gì đây ?
Ông Lành ngượng nghịu chưa biết phải nói sao cho đỡ khó nói? Tôi nhìn thẳng Tương dù nói nhanh:
Tụi này zulu dây. Ông có theo thì cùng đi ?
Zulu ? zulu bỏ mây đứa con (ý nói quân dù) lang thang..sao đành ?
Ông Lành hỏi:
Toa còn mấy đứa con ?
Sáu đứa chung quanh Đô thành..
Lúc này trực thăng TQLC Mỹ đổ bộ và bốc người loạn cào cào trên không phận SàiGòn..
Tôi đỡ lời ông Lành:
Tân sơn Nhất không giữ được..KQ chúng tôi phải rút khỏi tầm pháo địch trước đã..
Ông Lưỡng vội hỏi: Tụi toa định rút đi đâu ?
Tôi nhanh nhẩu: Có thể vùng 4..có thể đi luôn..
Chờ moa một chút, cho moa về thu xếp với mấy đứa con cái đã..
Nói xong, ông Lưỡng lên xe jeep về Sư đoàn Dù..
Trong khi chờ Tương Dù trở lại, các sĩ quan cấp Không đoàn và Tham mưu Bộ Tư lệnh KQ hiện diện cùng vơi một số binh sĩ thuộc Tổng hành dinh KQ vội tập họp quanh chúng tôi tại tiền đình Bộ TL..bao quanh, nghe ngóng tình hình..Tôi nói thẳng:
Dưới áp lực của pháo Cộng, Bộ TLKQ buộc phải rút khỏi đây.. Ai muốn đi theo, hãy sẵn sàng..Kể từ giờ phút này, các anh không còn trách nhiệm gì với KQ nữa..Các anh có thể rời đơn vị lo cho sự an nguy của vợ con càng sơm càng tốt..
Cùng trong lúc đó, Tướng Dù đã trở lại. Chúng tôi thảo luận kế rút đi. Khi xét kỹ lại trong chúng tôi..không ai là hoa tiêu vận tải. Tướng Lành, Thảo nâu, Duy Lạc..đều là hoa tiêu phóng pháo. Ông Linh đề nghị qua DAO.. Tôi hỏi nhỏ ông Linh: SĐ 5 KQ thì sao ?..Các hoa tiêu đã tự ý rút cả rồi..Linh thở dài trả lời..Sau phút suy tính, vị chỉ huy đoạn hậu BTLKQ cho lệnh rút..Tất cả lên 3 jeep trực chỉ DAO.
Tới cổng DAO, một dân sự Mẽo, mặc áo giáp, M17 cầm tay chặn lại:
Generals only.. Y hách dịch ra lệnh..
Hai Tướng KQ, một Tương Dù bước vào trong hàng rào kẽm gai.. Tôi lắc đầu quay ra, tự tay gỡ kẽm gai bước khỏi vùng phân ranh Mỹ-Việt.
Anh Mẽo gác cửa chẳng hiểu tại sao cái anh phi hành đã vào rồi lại bỏ ra..khi nhiều người muốn vào lại không được..
Tác giả sau đó, cùng một số sĩ quan cấp Tá quay lại BTL KQ để tìm phương cách khác tự di tản..
(Ghi chú: Danh sách một số Tướng, Tá và chức vụ tại Bộ TLKQ, trong những ngày cuối cùng của VNCH
Trung Tướng Trần văn Minh, Tư lệnh KQVN
Thiếu Tướng Võ Xuân Lành: Tư lệnh phó
Chuẩn Tướng Võ Dinh: TM Trưởng
Ch/Tướng Đặng Đình Linh:TM Phó Kỹ thuật/Tiếp vận
Bác sĩ Phạm gia Lữ trong bài 'Tân sơn Nhất trong giờ hấp hối' (Lý Tưởng, tháng 4/2002) kể lại một số diễn biến tại Trung Tâm Y Khoa KQ..với nhiều tiết khá..chua chát của một đơn vị..hầu như bị..bỏ quên ?
..'chiều thứ hai 28 tháng tư..lệnh giới nghiêm 24/24 bắt đầu, cổng Phi Long đóng cửa..Phi trường TSN vừa bị A-37 oanh kích trước đó..
Khoảng nửa đêm, Th/t L. nhào vào bô bô nói: Tình hình thế này mà các cậu ngủ được thì lạ thật. Đàn anh biến đi đâu hết rồi.(hắn ám chỉ các anh lớn của KQ)..họ đang lập cầu không vận đi Côn sơn kia kìa.. SĐ5 KQ đang tổ chức di tản cho thân nhân binh sĩ thuộc SĐ đi Côn sơn..
Đêm 28, CQ pháo kich vào phi trường..gây thiệt hại cho nhiều máy bay..
..Khoảng 7 giờ sáng. (29/4) trong lúc quanh quẩn tại BCHHKQ, tôi gặp Đ/tá H Giám đốc Trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp KQ trước cửa văn phòng ông, vẻ buồn bã lộ trên nét mặt..tuy thuộc cấp chỉ huy nhưng không cổ cánh, máy bay không có trong tay, nên cũng chẳng xoay sở gì được.. Đ/tá Th. Chỉ huy trưởng Trung Tâm Kiểm báo, cũng là người rất kỷ luật, cứ nằm lỳ trong đơn vị để làm gương cho thuộc cấp nên cũng bị kẹt trong cơn hấp hối của TSN..
Khoảng 10 giờ..cùng Th/t Vũ BH thuộc trường CH/TM..chúng tôi cùng lái xe..đi thăm tình hình..Trên đường chạy ra Phi đạo, một dẫy dài xe hơi bỏ trống, nối dài từ cửa chính vào văn phòng Tư lệnh ra đến ngoài đường..
Tôi gặp chiếc falcon màu vàng nhạt của Th/t Khoa (đen), vẫy tay ra hiệu cho anh ngưng lại và hỏi: Đi đâu bây giờ ?'. Khoa trả lời vắn tắt: Theo moa...'Vừa khỏi vòng rào BTL, Kh quẹo phải rồi quẹo trái, thì ra anh ở nhà cũ của LCK, sau khi vợ con hành lý lên xe, chúng tôi nối đuôi nhau trở ra phi đạo. Trạm canh ra phi đạo không còn quân cảnh canh gác..'
Bay đi Utapao:
Để thoát khỏi Việt Nam, các phi cơ vận tải, phản lực..nếu đủ nhiên liệu có thể tự bay sang Singapore ( 590 miles về phia Tây-Nam) hoặc gần hơn là sang Utapao (Thái Lan) (350 miles phia Tây-Bắc). Đa số các phi cơ vận tải và phản lực đã chọn Utapao, chỉ một số rất ít C-130 bay đến Singapore..
Bài viết chinh thức về cuộc di tản của các phi cơ VNCH đến Utapao trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến VN:Escape to Utapao của Tác giả Ralph Westerhaan đã được đăng trên Tập san Air and Space/ Smithsonian Số Dec-Jan 1997.
..' Vài ngày trước khi xẩy ra cuộc di tản của KQVNCH ra khỏi Sài gon, Tương KQ HK Harry Aderholt, Chỉ huy trưởng Phái bộ Quân viện HK tại Thái Lan (MAC-Thai) đã gửi Đại úy KQ Roger L YoungBlood bay đến Phi trường Trat, nằm sát biên giới Thái-Miên. Bay trên một chiếc phi cơ AU-23 của Không lực Thái (AU -23 là một phi cơ cải biến từ loại Pilatus PC-6, có khả năng đáp được xuống những phi đạo thật ngắn) YoungBlood bay vòng vòng trên không phận Thái cùng một phi công phụ VNCH. Phi công phụ này giữ tần số vô tuyến và hướng dẫn các phi cơ VN bay về Utapao..'
Skyraiders A-1:
Chiếc Skyraider A-1H, số hiệu 139606 thuộc PĐ 518 là chiếc Skyraider sau cùng bay khỏi VN đến Utapao, phi công đã chở cả gia đình'nêm' chật cứng trong phòng lái (danh từ lóng của KQ Mỹ gọi đây là một hell hole).
Trên một chiếc A-1E, phi công (Th/tá Hồ văn Hiển PD 514) đã cất cánh, chở theo 15 người, nhét cứng trong..'blue room'.. Tác giả Phi Long 51 trong bài 'Chuyến bay định mệnh' (trên Diễn đàn Cánh thép) ghi lại:
..' Sáng 29..tôi trở lại Bộ chỉ huy Hành quân KQ sau 10 giờ và khám phá ra PĐ 518 đã cất cánh đi Cần Thơ. Tôi gặp Tr/tá NCP trong BCH và tìm phi cơ để đi..Do cơ trưởng Lợi huớng dẫn, chúng tôi tìm được một AD-5 (chiếc này có 2 chỗ ngồi lái và một phòng trống khoảng 3x4x3 feet cao ở phía sau ghế pilot). Phi cơ trang bị đầy bom đạn..Sau khi thay bình điện, phi cơ rời ụ và tuy quá tải cũng cất cánh được, không liên lạc được với đài kiểm soát..Phi cơ bay đi Cần Thơ xin đáp nhưng bị từ chối..sau đó đành bay ra An Thới (Phú Quốc), thả bớt bom xuống biển..Tại An thới phi cơ được bỏ bớt đạn đại bác, tạm bị giữ, không cho cất cánh..Đến 10 giờ sáng, sau khi có lệnh đầu hàng, phi cơ bay đi Utapao.cũng vẫn vơi 15 người trên phi cơ..
Số Skyraiders bị bỏ lại là 40 chiếc, trong đó 26 chiếc bỏ lại ở TSN.
F-5s:
Trong số 26 chiếc F-5s bay thoát khỏi VN (gồm 22 chiếc F-5E và 4 chiếc F-5A/B), có 2 trường hợp đặc biệt được Anthony Tambini ghi lại trong F-5 Tigers over Việt Nam:
Một chiếc F-5F (loại 2 chỗ ngồi), đã chở theo 4 phi công trong 2 phòng lái, bằng cách tháo bỏ các dù, hạ ghế xuống thấp hết mức, một phi công ngồi và phi công thứ nhì đứng khom lưng đối mặt, lưng dựa vào cockpit.. Phi cơ cất cánh khi phi trường đang bị pháo kích: lúc đầu phi cơ định bay lên với hệ thống thắng để mở. Cảm nhận được tình hình không thể bay lên, phi công đã phải mở dù 'drag chute) để làm chậm vận tốc.. sau đó đóng hệ thống thắng để phi cơ bay lên được và bay đi Thái Lan. Tuy nhiên, có lẽ hệ thống thắng đã bị hư hại khi bị pháo kích nên không còn sử dụng được..Phi cơ đáp xuống một phi dạo thô sơ và chật hẹp.. không ngừng được nên đâm vào cây và phát nổ, gây tử thương cho cả 4 phi công..(Các phi công tử nạn gồm các Th/tá Mai Tiến Đạt, Nguyễn Đức Toàn, Ngô văn Trung và Đ/u Lê Thiện Hữu..)
Một F-5A khác, cất cánh với 3 phi công, cất cánh ngược hướng bay, bay qua đầu các phi cơ đang đậu trên phi đạo chờ đến lượt bay lên. Phi cơ đến được Utapao.
Số F-5 bị bỏ lại gồm 87 chiếc, trong đó có 27 F-5E
A-37s:
Gần 50 chiếc A-37 đã bị hủy diệt trong đợt pháo kich đêm 28/4 (xem phần trên) và Đ/tá Thảo (KĐ trưởng KĐ 33) đã cho lệnh tan hàng vào khoảng 8 giờ sáng 29..
Th/tá Ngô đức Cửu, đón được một L-19 và về được Trà Nóc (Cần Thơ). Tại đây ông trình bày tình hình của Bộ Tư lệnh KQ Sàigòn (bỏ ngỏ.) và hướng dẫn các PĐ A-37 còn lại bay đi Utapao:
..' từ Bình Thủy đi Utapao, hướng 300, khoảng 45 phút là đến..Anh em nên lấy bản đồ ra kiểm soát lại. và ghi các chi tiết tần số tower..'
10 giờ sáng 30/4 khi có lệnh 'đâu hàng' Căn cứ Bình Thủy cũng tự động tan hàng..Bãi đậu phi cơ vắng lặng, không còn quân cảnh, không còn chuyên viên kỹ thuật..
..'tôi rất thán phục anh em A-37 Cần Thơ, có nôn nóng nhưng rất trật tự có thể nói là. lịch sự. Tôi lên tiếng vì nhu cầu, tất cả hoa tiêu A-37 phải rời Việt Nam, anh em bắt cặp lấy, mỗi phi cơ phải đi được 3 người, không dù không hành lý. ngoại trừ Phi công bay ghế trái phải đội helmet để liên lạc. tất cả phi cơ phải bay ở 12 ngàn bộ, không cần dưỡng khí. '
Đa số phi cơ bình điện yếu, Th/tá Cửu và Th/tá Kim (Liên đoàn trưởng Kỹ thuật) đã dùng APU để khởi động từng phi cơ theo thứ tự..Thiếu tá Cửu lên chiếc sau cùng. rời phi đạo để cùng hợp đoàn gần 30 chiếc A-37 bay đi Utapao.
Đây có thể được xem là 'chuyến di tản' trật tự và 'thành công' nhất của KQ VNCH.
Ngoài ra, còn có một A-37 đáp xuống một xa lộ gần Căn cứ KQ Korat, phía Bắc Bangkok, gần một trường học, bom đạn còn đầy dưới cánh và Tướng Aderholt đã phải gửi một Đ/u phi công Mỹ đến để bay chiếc này về Căn cứ Udorn.
Theo thống kê 27 chiếc A-37 đến được Utapao.. 95 chiếc bị bỏ lại Việt Nam
Phi cơ vận tải:
Tân Sơn Nhất là căn cứ tập trung của nhiều Phi đoàn vận tải của KQVNCH..Cuộc di tản cũng rất hỗn loạn, nhiều phi cơ bị bỏ lại vì không có phi công, không người đổ xăng..có những trường hợp phi cơ không cất cánh nổi do quá tải, hay do quá vội. Một số phi cơ vận tải đã bay được sang Utapao do đã ở sẵn tại Côn đảo, tất cả đều chở vượt quy định..có những C-47 bay đến Utapao với cả trăm hành khách (bình thường chỉ chở 30 binh sĩ)..bánh đáp bị gãy khi chạm đất..
Phi công Hungphan trong bài hồi ký 'Những giờ phút sau Tinh Long 07' ghi lại: Sáng 29/04/75
..' đồng loạt không ai bảo ai, chúng tôi tháo chạy về phia Không đoàn bộ (PĐ 437), cạnh một bên là đại bản doanh của PĐ 435, chúng tôi đang ngơ ngác tìm nơi trú ẩn, thì thấy ông PĐ trưởng Tr/tá MMC bước ra, nhìn chúng tôi lên tiếng..' giờ này pilot quý lắm, ai ở phi đoàn nào. về phi đoàn nấy. 'chúng tôi im lặng rút sâu vào tầng dươi của SĐ bộ. thấy đủ mặt văn võ bá quan. TT Vinh con 435, TT Vinh Trô 437, TrT Dinh, Đ/u Chư..đã có mặt từ lúc nào? gần giống một cuộc họp của Không đoàn.
Không biết thời gian nặng nề, dai dẵng này kéo dài bao lâu, thỉnh thoảng như để phá tan bầu im lặng, tiếng pháo lại vang lên phía bên ngoài. bỗng nghe tiếng điện thoại reo vang trên lầu, rồi lại im lặng, tất cả mọi khuôn mặt không dấu vẻ lo lắng, đợi chờ. tình hình căng thẳng. khoảng mười phút sau, tiếng chuông điện thoại lại một lần nữa reo lên. và chưa hết tiếng reo. bỗng một tiếng của. ai đó hét to Ra xe. (nghĩa là chưa ai nghe điện thoại..). Không ai bảo ai, chúng tôi chạy nhanh và chen chân nhẩy lên xe.
Tôi cũng nhảy lên một step van, chạy một quãng, 4-5 anh phòng thủ, súng ống đầy mình chạy ra chận lại, có tiếng trong xe la lớn:'ĐM, lên xe luôn, giờ này mà chặn cái gì?' thế là thêm đông. Đến parking tôi chạy về chiếc GZA 027, Herky 027, mà tôi biết tàu tốt..vì tôi mơi bay về tối hôm qua...Trên phòng lái, có độ 10 ông pilot C-130. phí thật.
Chỉ một phút sau, chúng tôi take-off..2 phút sau đã có cao độ an toàn (TT Nhân nhẩy vào ghế pilot thay Đ/u Chuân, ngồi co-pilot là Tr/T Đinh.)
(14 chiếc C-130 bị bỏ lại, 9 chiếc đến được Utapao, ngoài ra còn một chiếc đã đào thoát sang Singapore từ khoảng đầu tháng 4)
Tác giả 'Không quân liệt lão' trong bài 'Giây phút não lòng' (xem phần trên) ghi tiếp:
... Thảo bảo tôi: Mình ra khu trực thăng, moa thấy nhiều lắm, đậu phía gần phi đạo hướng Bà quẹo đó.. Đến khu trực thăng, lên chiếc nào mở máy cũng không...nổ, tàu nào cũng khô ran... (Tướng Tiên cho lệnh rút xăng khỏi tàu vì sợ các phi công... tự động tan hàng). Chọn trực thăng không xong, Thảo Nâu chở tôi trên jeep đi tìm Cessna... Gặp Cessna, Thảo leo lên, bảo tôi ngồi ghế phài... hắn quay máy, máy nổ. Bỗng nhiên con tàu xao động dữ dội. Quan quân ở đâu đông thế đang dành nhau leo lên tàu. Cessna chỉ có 5 chỗ, làm sao chở nỗi cả chục người, Không ai chịu xuống.
Tôi tự quyết định. nhường chỗ, mở cửa buớc xuống., leo lên jeep để lái đi,có QC Vân cùng bỏ Cessna lái đi. tìm xem còn chiếc nào để quá giang.
Trên đường rời khỏi SĐ 5KQ, ngang qua văn phòng Tư lệnh phó SĐ, thấy có ánh đèn, cửa mở, tôi đậu xe bước vào.. Gặp Đinh thạch On ngồi thẫn thờ sau bàn giấy. Tôi hỏi:
- On, sao còn ngồi đây? Tât cả bỏ đi hết rồi, anh cũng đi đi thôi.
On như người mât hồn: C-130 tụi nó lấy trốn cả rồi.
Tôi nhắc: còn C-47 mà..On thở dài: Đã lâu lắm, tôi không lái C47.
. Sau khi ngồi chờ ông On, lôi quyển kỹ thuật C-47..ra 'ôn bài', cả đám đi tìm C-47 để chạy. Đến bãi đậu, các phi cơ đều bất khả dụng: hoặc không xăng, hoặc bị trúng đạn pháo kích. Đang tuyệt vọng, cả đám tìm được một C-47 đang nằm trong hangar. khóa kín. Đó là chiếc phi cơ riêng của Tư lệnh Vùng 2. Sau đó có thêm Đ/u Qui chạy đến. Phi cơ chở đến gần 80 người, cộng theo thiết bị linh tinh. cố gắng cất cánh. để sau cùng đến được.Utapao.
Nhóm của BS Phạm gia Lữ (xem phần trên) sau đó đến phi đạo C-47 để tìm máy bay di tản, có chiếc không khởi động được do bình điện yếu. Chiếc DC-6 'Bình Long Anh dũng' tuy nằm cạnh nhưng được. canh giữ. Sau đó tìm được chiếc C-47 của Tư lệnh KQ, Kh bắn bể khóa. Tất cả leo lên tàu để bay ra Côn sơn. Sau những trục trặc như không có bản đồ phi hành, phi cơ hết dầu thắng (tìm được 2 gallon nơi đuôi phi cơ). phi cơ đáp được xuống Côn sơn. Th/t Khoa bay thêm một chuyến trở lại Saigon (TSN đã bỏ ngỏ) để đón thân nhân và bay lại ra Côn sơn. Dùng nón sắt để chuyển xăng, phi cơ đã bay đi Utapao sáng 30/4 khi DV Minh ra lệnh đầu hàng..
Tác giả Nguyễn Cao Thiên trong bài 'PĐ 314, Chuyến bay không phi vụ lệnh '(Đặc san Liên khóa 64SVSQ, 2009) ghi lại một số chi tiết mô tả tình trạng hoảng loạn, vô trật tự. tại TSN khi phi trường bị pháo kich. Sau khi PĐ phó Tấn từ KĐ trở về cho biết 'Trên đó có ai đâu? vắng hoe?' Mạnh ai nấy chạy. tự tìm phi cơ để bay đi. Có phi cơ cất cánh quá vội, quên cả gỡ kẹp đuôi, nên bị. rơi ngay tại phi trường. Chiếc C-47 của PĐ 314 bay đến Utapao với trên 40 người.
(16 chiếc C-47, đủ loại kể cả EC, AC đến được Utapao. 38 chiếc bỏ lại.)
Ngoài ra cũng có 3 AC-119 và 6 C-7A Caribou đến Utapao, 37 chiếc AC-119 cùng 6 chiếc C-119 vận tải bị bỏ lại.. Số Caribou lên đến 33 (trong tình trạng đình động..)
Tại Utapao còn có:
- 14 chiếc Cessna U-17 Skywagon
- 12 chiếc UH-1
- 3 chiếc O-1 Bird dog
Bảng tổng kết của HK ghi nhận: số phi cơ của KQVN bỏ lại còn có 434 chiếc UH-1, 114 chiếc O-1, 32 chiếc CH-47 Chinook và 72 phi cơ các loại khác gồm U-17, O-2A, T-37, T-41 và cả U-6 Beaver.
Bay ra biển:
Các phi cơ trực thăng (UH-1 và Chinook), khi tự động tan hàng..đa số tìm đường thoát bằng cách bay ra biển, để đáp xuống bất cứ tàu bè nào đang di chuyển ngoài khơi: đáp trên chiến hạm Mỹ, nếu có chỗ đáp là tốt nhất, đáp trên chiến hạm VN..và trong tinh trạng 'bi thảm 'nhất' là đáp xuống biển..và phi công tự thoát, nếu may mắn sẽ được tiếp cứu và vớt lên tàu.
Trường hợp đặc biệt nhất được ghi vào lịch sử Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ là trường hợp đáp của một L-19 chở đầy..'hành khách' trên Hàng Không Mẫu hạm..
Sau đây là một số trường hợp được kể lại trong các bài hồi ký:
Phi đoàn Thần Tượng 215
Khoảng 10 giờ sáng 29 tháng 4, bộ chỉ huy Phi đoàn 215 đã dùng 3 trực thăng để 'di tản 'về Côn Sơn. Trên các trực thăng có Phi đoàn trưởng (Tr/tá Khưu văn Phát), PĐ phó (Th/tá Đức). các phi đội trưởng. Tuy nhiên do hết xăng nên cả 3 chiếc sau khi gặp Tàu chở dầu của hãng Shell. đã cố gắng thả người (nhảy từ máy bay xuống sàn tàu từ cao độ chừng 3 m) và phi công còn lại sau cùng đã đáp xuống biển, bơi thoát khỏi chiếc phi cơ đang chìm và được canô vớt. Cả 3 phi công (Đ/úy Chín, Đ/u Vĩnh và Th/tá Lương) đều được an toàn (Vĩnh Hiếu: Phi đoàn Thần tượng Giờ thứ 25).
Phi đoàn Lôi Vũ 221:
Phi đoàn di tản từ Biên Hòa về TSN trong đêm 27 tháng 4, khi phi trường bị pháo kích..Chiều 29 tháng 4, Tr/Tá Nguyễn văn Trọng, PĐT tuyên bố giải tán Phi đoàn.. 13 trực thăng của PĐ bay được ra Hạm đội HK..Trong đoàn di tản còn có các Đ/tá Phước, Đ/tá Vy (Sư đoàn phó SĐ 1 KQ) (Tâm tư Lôi Vũ -52, Van Nguyên).
Phi đoàn Lôi Thanh 237 (Chinook CH-47)
Ngày 29 tháng 4, lúc 4 giờ sáng, 4 trực thăng Chinook CH-47 đậu song song vơi nhau trước phi cảng Hàng Không dân sự. Các nhân viên phi hành..chờ quyết định của Th/tá Nguyễn văn Ba, Phi đoàn phó..nhưng ông vẩn trì hoãn chờ PĐ trưởng (Tr/tá Ch.) còn đang kẹt ở Biên Hòa..Các sỉ quan tham mưu của PĐ đều vắng mặt..Sau đó, ông quyết định di tản 4 phi cơ khả dụng đi Vũng Tàu..khi 4 phi cơ vứa đáp xuống Vũng tàu..thì phi trường này cũng vừa bị pháo kích.. Chỉ 3 phi cơ bay về Cần Thơ, một chiếc đã tự tách khỏi hợp đoàn.. 3 phi cơ đáp xuống Mỹ Tho, 1 bay trở lại Sàigòn để..đón gia đình.. khi trở lại Mỹ Tho, phi cơ bị trục trặc nên đành bỏ lại nơi bờ sông..Hai chiêc còn lại cất cánh lúc 2 giờ trưa..bay ra hạm đội HK.. thả người xuống chiến hạm Kirk,và phi công 'ditching' để sau đó được vớt (Chuyến bay cuối cùng-Nguyển văn Ba- Lý Tưởng Úc châu, số kỷ niệm Ngày Không Lực 1-7-2011)
O-1 Birđ Dog (L-19) đáp trên Hàng Không Mẫu hạm:
Một trường hợp đặc biệt nhất của cuộc di tản, được ghi vào quân sử Hoa Kỳ, phi cơ được lưu giữ tại Viện bảo tàng là trường hợp dùng L-19 đáp xuống Hàng không Mẫu hạm Midway của Thiếu tá Lý Bửng, Sĩ quan trưởng phòng hành quân của PĐ Sao Mai 114/ KĐ 62 CT/ SĐ 2 KQ.
Việc O-1 đáp trên Hàng không Mẫu hạm đang di chuyển là chuyện không thể tưởng tượng nổi, ngay cả với các phi công Hoa Kỳ và những chuyên viên thiết kế máy bay của hãng Cessna..
Điều gây 'kinh ngạc' hơn nữa là trên phi cơ còn có thêm 6 người (vợ và 5 đứa con) ngồi chật cứng trên ghế sau.. https://www.youtube.com/watch?v=wfUj6udXAGU
Phi công Lý Bửng kể lại như sau (Chuyến bay về vùng tự do của KQ Lý Bửng- Đặc san Lý Tưởng số 02/2010):
..'Sáng 29 tháng 4, tôi và Hường, Nhị cùng bay chiếc O-1 này ra Côn Sơn. Vợ con tôi đã ra Côn sơn bằng phương tiện trực thăng trước, hình như của PĐ 215. Chiếc O-1 này tình trạng máy tốt, chỉ có vô tuyên là không hoạt động được. Tôi cất cánh từ TSN trong lúc phi trường đang bị pháo kich. Chúng tôi quyết định bay ra Côn sơn vì không rõ tình hình Cần Thơ. Đêm nghỉ tại Côn sơn, chúng tôi chưa biết chắc sẽ đi Thái bằng phi cơ gì. Sáng 30 tháng 4, có lệnh đầu hàng, tôi sắp xếp cho tất cả anh em PĐ 114 trật tự lên các C-123 và C-130 đi Thái Lan. Tôi và gia đình dự trù sẽ đi chiếc C-123 sau cùng. nhưng chiếc này bị hư không cất cánh được. Khoảng 130 người còn lại đành chờ tàu HQ. Cảnh tượng xuống tàu rất hỗn loạn. Tôi quyết định dùng chiếc O-1 mà tôi đã bay ra Côn sơn hôm qua để chở cả gia đình để bay đi. nhưng chưa biết đi đâu? Trời rất xấu, mưa mù mịt, tôi bay rase motte trên mặt biển, khoảng từ 500 đến 700 bộ. Trong lúc bay tôi thấy nhiều trực thăng bay ra biển. tôi cũng lấy hướng bay này. cho đến khi thấy chiếc hàng không mẫu hạm.
Chiếc O-1 bị hỏng hệ thống vô tuyến nên tôi không thể liên lạc được với ai..Tôi dùng phương thức bay qua đài kiểm soat của chiến hạm, lắc cánh để cho biết hệ thống vô tuyến bị hỏng và xin đáp. Dưới mẫu hạm bắn hỏa pháo đỏ liên tiếp ra dấu cho biết là họ không chấp thuận cho hạ cánh..có lẽ vì không còn chỗ ? Tôi lấy bản đồ, giấy tờ trong máy bay viết chữ xin hạ cánh vì phi cơ còn có vợ con..và buộc vào botte để thả xuống..sàn tàu. Sau đó nhân viên trên tàu xô một số trực thăng xuống biển và dọn các trực thăng khác để lấy chỗ cho tôi đáp..Phi đạo họ dành cho cho tôi đáp là cạnh ngắn, khoãng 150 feet..'
Sau một lần đáp thử để ước lượng các thông số kỹ thuật, như gió ngang, sự di chuyển của mẫu hạm..Phi công Lý Bửng đã đáp thành công... xuống Mẫu hạm Midway trước sự kinh ngạc và thán phục của nhân viên thủy thủ trên tàu.
Trong 'chiến dịch di tản' Frequent Wind':
Hàng không mẫu hạm Midway đã tiếp nhận khoảng 60 trực thăng của KQ VNCH, trong đó có chiếc UH-1 của Tướng Kỳ và cả vài trực thăng của Air America.
Chiến hạm USS Kirk, trong thời gian yểm trợ đoàn tàu di tản của HQ VNCH đã là nơi đáp cho 16 chiếc trực thăng của KQ VNCH..Sàn đáp của chiến hạm chỉ dành cho một trực thăng nên sau khi đáp, trực thăng phải đẩy xuống biển để lấy chỗ cho chiếc kế tiếp..Ngoài 16 chiếc UH-1, còn có 1 Chinook sau khi thả người trên sàn đáp đã phải đáp xuống biển, phi công được cứu thoát..Số người trên các trực thăng đáp xuống USS Kirk lên đến gần 200 người..USS Kirk chở được về Subic Bay 3 chiếc UH-1..
Các chiến hạm khác như Blue Ridge, Mobile (LK 115).. đều tiếp nhận các trực thăng của KQVN.
Tài liệu của Air America ghi nhận một số trường hợp các phi công VN dùng súng. 'tạm mượn' phi cơ của Air America để bay ra Hạm đội Hoa Kỳ: Chiếc UH-1H (69-16715) của Air America màng dấu hiệu ICSS (Ủy Ban Liên hợp 4 bên) đã do phi công VN bay ra đáp tại Chiến hạm Blue Ridge..trưa ngày 29/4. Tất cả có 6 chiếc trực thăng bị phi công VN mượn tạm, trong đó 5 chiếc loại UH-1 và một chiếc Bell 204B (?), chiếc Bell này sau đó đáp trên USS Kirk. (Air America in South Viet Nam: The Collapse. Tác giả Joe Leeker)
Số phận những phi cơ. đến được Utapao:
Ngay khi các phi cơ của KQ VNCH đáp xuống Utapao, vừa ngừng bánh, tắt máy. các nhân viên phi đạo lập tức sơn lại cờ. chuyển từ VNCH sang thành máy bay của Hoa Kỳ. Người Thái không muốn 'chứa chấp' những người Việt vừa phải bỏ nước ra đi nên HK đã phải lập cầu không vận, dùng các C-141 để đưa người tỵ nạn sang Guam.
Một trục trặc nhỏ đã xẩy ra: 65 người, tất cả trên cùng một chuyến C-130 đến Utapao. đã đòi trở về Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Tr/Uy Cao van Le(?), những nhân viên KQVN này. khi bay khỏi TSN, không biết là họ sẽ phải. biệt xứ, trong khi gia đình còn kẹt lại tại Việt Nam. và dọa sẽ tự tử nếu không được như ý. Một Đại tá KQVN và một Tuyên úy QĐ HK đã giúp điều đình để giải quyết vấn đề và còn 13 người cương quyết đòi về. Sau cùng cả 13 người đã được chích thuốc ngủ để đưa lên C-141 đi Guam.
CSVN đã lên tiếng đòi hỏi chủ quyền về những máy bay tỵ nạn tại Thái và Hà Nội đã đòi đưa một phái đoàn đến Thái để kiểm kê các phi cơ. Chính quyền Thái, do áp lực của Hà Nội đã đòi' tạm giữ' các máy bay đang ở Utapao. Tướng Aderholt cho biết' các phi cơ này thuộc quyền sỡ hữu của HK theo một điều khoản có ghi trong Thỏa ước Viện trợ Quân sự Mỹ-Việt' nhưng chưa chắc Thái. đồng ý nên ông tìm cách chuyển các phi cơ. khỏi Thái. càng nhanh càng tốt. Trước hết, Aderholt 'tặng' cho Tư lệnh KQ Thái 5 chiếc F-5 (đễ mua chuộc giới quân sự Thái, thật ra Aderholt. không có quyền. nhưng trước chuyện đã rồi HK khó lấy lại được 5 phi cơ này). Và ngay khi Hàng không mẫu hạm Midway ghé một Căn cứ HQ Thái gần Utapao ngảy 5 tháng 5. khoảng 140 phi cơ đủ loại đã được chở ra khỏi Thái (trong số này có lẽ gồm cả một số phi cơ, trong tổng số 93 chiếc của Không lực Kmer đã bay sang Thái khi Nam Vang thất thủ). 4 chiếc Skyraiders được Aderholt cho bay đi, cất giấu tại Căn cứ Takhli. Mẫu Hạm Midway đã chở về Guam 101 phi cơ của KQVN, trong đó có 21 chiếc F-5E.
Theo 'Escape to Utapao' một chiếc C-123K được đưa ra khỏi Thái (số đuôi 54-00592). chiếc này hiện ở Phi trường Avra Valley và... không ai biết về trường hợp này. (Theo danh mục trong Flying Dragons trang 164 thì chiếc này của KQVN).
Tài liệu của Hải Quân Thái ghi nhận: trong danh mục phi cơ thuộc HQ Thái có một số phi cơ 'cũ' của KQVN như:
- C-47A (43-48101, VNAF)
- VC-47D (43-48777, VNAF 'EY'
- AC-47D (43-49095, VNAF 'EK'
- RC-47 (43-49701, VNAF) và (43-49925, VNAF 'EF') và (44-76418, VNAF 'EB')
- EC-47 P (45-1044, VNAF 'WA')
Ngoài ra còn 3 chiếc U-7 mang các số đuôi 71-1438; 71-1442 và 7-1455 được ghi là VNAF(?)
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN KHÔNG QUÂN NHA TRANG
Nha Trang với bờ biển cát trắng chạy dài, với nước xanh trong vắt đã mở rộng vòng tay tiếp đón các SVSQ/KQ vừa mới được gắn Alpha, từ bốn phương trời quy tụ về đây, để bắt đầu cuộc đời binh nghiệp: Bảo Quốc, Trấn Không
Sự phát triển của Không Quân Việt Namgắn liền với những biến chuyển của thời cuộc, vào năm 1951 với 4 phi đoàn gồm những loại phi cơ quan sát bà già và vận tải cơ cánh quạt cũ kỹ thường dùng cho những phi vụ liên lạc, cho tới năm 1975 KQVN đã trưởng thành với hơn 60 phi đoàn phần lớn là phản lực cơ đủ loại hiện đại, đứng hàng thứ tư trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Liên Sô và Trung Cộng, và từ quân số hơn 1,000 đã lên đến 70,000 người, từ cấp phi đoàn đã lên đến cấp sư đoàn KQ, với trên 2,000 phi cơ đủ loại.
Ngay từ khi Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam được thành lập vào năm 1950, một Trung tâm huấn luyện Không quân, dưới sự bảo trợ của Không Quân Pháp, được thiết lập tại Nha trang vào năm 1951 để đào tạo một số chuyên viên về bảo trì, về vô tuyến và những ngành khác cho KQVN, chủ yếu là có khả năng bảo trì loại phi cơ đơn giản như phi cơ Morane Saulnier 500 mà KQ Pháp dự trù sẽ chuyển giao cho KQVN, phi cơ MS.500 có thể nói là cái "phôi" của Không Lực VNCH, tuy rằng nó xấu xí, chậm chạp, tốc lực khoảng 60 mph, bộ bánh đáp dài thoòng thiếu thẩm mỹ nhưng chịu đựng được những vụng về của khóa sinh khi hạ cánh, hoặc những lồi lõm của những sân bay hành quân, nhưng đó là những bước đi chập chững của một Không Lực hùng mạnh nhất Ðông Nam Á sau này, khiến nhiều quốc gia sau này trên đà tiến triển đã lấy đó làm gương mẫu để thành lập Không quân của mình.
Cùng thời gian này một số khóa sinh được tuyển chọn gởi đi du học tại các trường huấn luyện của Pháp như tại Salon de Provence (Học viện Không Quân Pháp), Avord (vận tải), Aulnat (bay vỡ lòng trên phi cơ Stamps), Rochefort và Chamberry (cơ khí), Auxerre(truyền tin) và tại Bắc Phi như Marrakech, Meknes, Khouribga, Blida và Fez (khu trục, oanh tạc, điều hành viên), sau này họ đều nắm những chức vụ quan trọng tiêu biểu như các niên trưởng Trần văn Hổ, Nguyễn xuân Vinh, Ðặng đình Linh, Nguyễn Cao Kỳ, Huỳnh hữu Hiền, Hà xuân Vịnh, Nguyễn ngọc Loan, Vũ thượng Văn, Dương thiệu Hùng...
Căn cứ Không Quân Nha Trang là một căn cứ lâu đời nhất trong các căn cứ quân sự tại Việt Nam, với ưu điểm về địa thế có núi và biển, khí hậu ôn hòa thời tiết tốt, rất lý tưởng cho việc huấn luyện phi hành nên vào tháng ba 1952, khóa hoa tiêu quan sát đầu tiên được khai giảng tại Nha Trang do các huấn luyện viên người Pháp đảm nhận gồm 14 khóa sinh (4 sĩ quan và 10 dân sự), những sĩ quan khóa sinh, những người tiên phong có vinh dự đưa màu cờ của Không quân Việt Nam vào không gian góp mặt với Không Quân thế giới là niên trưởng Nguyễn Ngọc Oánh, Võ Dinh, Từ bộ Cam, Phạm long Sửu, Nguyễn thế Anh cùng những bạn của khóa 1 hoa tiêu năm 1952.
Trong khóa học, một tai nạn đáng tiếc đã khiến khóa sinh Nguyễn Tam Ðăng tử nạn khi đơn phi, anh được truy thăng Thượng sĩ, mặc nhiên trở thành người đầu tiên hy sinh cho KQVN.
Khi mãn khóa vị khóa sinh thủ khoa, Th/úy Phạm Long Sửu mang văn bằng hoa tiêu quân sự số 1 của Không Quân Việt Nam, các khóa sinh dân sự tùy theo thứ bực khi thi mãn khóa được mang cấp bậc từ thiếu úy tới thượng sĩ.
Với những chuyên viên kỹ thuật và nhân viên phi hành tốt nghiệp, sau một thời gian thực tập trong những đơn vị Không Quân Pháp, tháng 10 năm 1953, một trong những đơn vị đầu tiên được bàn giao cho KQVN là Ðệ Nhất Phi Ðoàn Quan Sát và Trợ Chiến đồn trú tại Tân Sơn Nhất, Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh là vị chỉ huy trưởng đầu tiên của phi đoàn này.
Bằng Hoa Tiêu Đầu Tiên do Không Quân QL-VNCH cấp
Bằng Hoa Tiêu Việt Nam được cấp lần đầu tiên cho các phi công tốt nghiệp “Khóa 1 Hoa Tiêu” tại Nha Trang cuối năm 1952. Bằng này được trình bày mỹ thuật và do Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh lúc đó là Tổng Trưởng Quốc Phòng ký tên và đóng dấu.
Thiếu Tướng Hinh cũng đích thân xuống Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân gắn huy hiệu Phi Công cho các phi công tốt nghiệp. Cô em gái của Th/Tướng Hinh tên là Lisetle Nguyễn Văn Tâm nhận “đỡ đầu” cho khóa 1 Hoa tiêu Nha Trang.
Một số phi công của khóa 1 Không Quân Nha Trang sau này giữ những chức vụ cao trong và ngoài Không Lực VN như: - Chuẩn Tướng Võ Dinh, Tham Mưu Trưởng Không Quân;
- Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh, CHT/TTHL Không Quân Nha Trang;
- Đại Tá Vũ Văn Ước, CHT/Trung Tâm Hành Quân Không Quân;
- Đại Tá Phạm Long Sửu, Giám Đốc Air Việt Nam.
Lời mở đầu: Ngày 30 tháng 1-1974 (10 ngày sau khi mất Hoàng Sa), Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ra lịnh cho Hải Quân VNCH mở cuộc hành quân Trần Hưng Đạo 48, trực chỉ Trường Sa, đổ quân chiếm đóng thêm 5 đảo (1). Để tiên liệu những diễn tiến có thể xảy ra sau khi VNCH công khai thách thức Trung Cộng ở Trường Sa, Hải Quân Hoa Kỳ đã sửa soạn bài phân tích này.
1.- Lực lượng Hải Quân:
a. Trung Cộng:
Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng (TC) đã được tăng cường một cách đáng kể từ sau cuộc đụng độ ở quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1-1974. Hạm đội này đã có thêm 3 khu trục hạm loại Riga, một số chiến đỉnh Osa và một số lượng quan trọng trang bị cần thiết dùng cho hỏa tiễn có hướng dẫn.
– Cho đến cuối tháng 3, Hạm đội Nam Hải gồm có một khu trục hạm loại Luta (hay Luda)) có hỏa tiển hướng dẩn, 3 khu trục hạm loại Riga (nhỏ hơn loại Luta) có hỏa tiễn hướng dẩn và 4 khu trục hạm loại Kiangnan (tương đương loại Riga) không có trang bị hỏa tiển. Thêm vào các lực lượng chiến đấu chánh yếu này còn có 12 tiềm thủy đỉnh, ít nhất 8 chiến đỉnh loại Osa cở lớn có hỏa tiển hướng dẩn và các loại chiến hạm khác nhau có khả năng hoạt động trong quần đảo Trường Sa (TS).
– Không cần tăng viện (có thể được tăng viện khi cần) Hạm đội Nam Hải có thể thi hành các hoạt động ở Trường Sa trong khi đó vẫn có khả năng duy trì trách nhiệm phòng thủ duyên hải ở mức độ trước khi xảy ra biến cố Hoàng Sa.
b. Việt Nam Cộng Hòa:
Khả năng của Hải Quân VNCH rất yếu kém so với Trung Cộng.
– Lực lượng chiến đấu chính yếu của Hải quân/Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) gồm có 2 Khu Trục Hạm (DER) và 7 Tuần dương hạm (WHEC). Tất cả các chiến hạm này đều cũ, chậm và trang bị vũ khí không hùng hậu bằng loại khu trục hạm Kiangnan của TC.
– Không Chiến Hạm nào của HQ/VNCH có trang bị hỏa tiễn.
c. Khuyết điểm:
Hoạt động trong quần đảo Trường Sa sẽ đưa đến những sự khó khăn đặc biệt cho cả hải quân TC lẫn VNCH.
– Vùng biển trong khu vực TS không được ghi chú rõ ràng trên hải đồ vì thế việc hải hành rất nguy hiểm.
– Hải quân TC chưa bao giờ tuần tiểu trong khu vực này.
– Hải quân VN chỉ có kinh nghiệm thực tiển rất hạn chế khi hoạt động ngoài vùng duyên hải, mặc dù từ tháng 2, một trong hai khu trục hạm của họ, vài chiếc tuần dương hạm và một số chiến hạm nhỏ hơn đã hoạt động ở Trường Sa.
– Khoảng cách gần nhất của những đảo này nằm cách Sài Gòn 300
hải lý và cách 600 hải lý từ căn cứ hải quân quan trọng gần nhất của TC ở Chan Chiang. Do đó, chỉ có những chiến hạm ở trong tình trạng hoàn hảo của hai lực lượng hải quân chủ yếu là duyên hải và sông ngòi mới có khả năng hải hành và hoạt động trong vùng.
Tuy nhiên, TC có thể xử dụng đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa với các cơ sở mà họ đã xây lên để dùng vào một số công tác tái tiếp tế cho hải quân.
Đảo Phú Lâm ở vào khoảng giữa căn cứ hải quân Chan Chiang và đảo gần nhất của quần đảo Trường Sa.
2.- Lực lượng Không quân.
a. Việt Nam Cộng Hòa:
Quần đảo Trường Sa có khoảng cách xa nhất độ 400 hải lý từ căn cứ không quân Biên Hòa ở hướng Bắc Sài Gòn, nằm trong phạm vi tác chiến của 40 phi cơ F-5A của VNCH, tuy nhiên loại F-5 có thể gặp những trở ngại nghiêm trọng trong khi hoạt động.
– Phần lớn các đảo nằm gần vòng đai ngoài cùng trong tầm tác chiến tối đa của loại F-5 khi được trang bị ít bom và mang thêm nhiên liệu. Do đó các phi cơ này chỉ có thời gian chiến đấu trong vòng vài phút trên mục tiêu thật chính xác đã được chỉ định trước trong khu vực trải rộng đến 10.000 sq.mi.
Hoạt động ngoài tầm đài radar trong đất liền và trên vùng biển rộng, ngoài ra còn phải đối đầu với những khó khăn trong lúc phi hành sẽ làm cản trở các phi công VNCH chưa từng quen thuộc với các chuyến bay dài trên vùng biển rộng và chưa bao giờ thực hiện bất cứ chuyến bay huấn luyện nào trong vùng Trường Sa. Tuy nhiên, họ có thể lấy được các dữ kiện về vị trí của lực lượng địch từ các chiến hạm hay các đơn vị bộ binh VNCH đồn trú trong vùng.
– Trong khi loại F-5E sẽ bắt đầu hoạt động trong Không quân VNCH vào cuối năm nay, có tầm hoạt động xa hơn, nhưng sự hữu hiệu của loại phi cơ này cũng sẽ bị hạn chế bởi những sự khó khăn giống nhau trong lúc hoạt động như loại F-5A.
Ngoài loại phi cơ F-5, Trường Sa còn nằm trong phạm vi của loại khu trục cơ một máy, một cánh quạt A-1 và loại phi cơ AC-119 của Không Quân VNCH. Tuy nhiên, cả hai loại này sẽ bị yếu thế trước các khẩu đại bác phòng không trang bị trên các chiến hạm Trung Cộng, trong khi đó loại F-5 với vận tốc nhanh có thể tránh né hữu hiệu hơn. Vì thế, việc xử dụng phi cơ khu trục A-1 và AC-119 ở khoảng cách quá xa và không được yểm trợ sẽ rất mạo hiểm.
b. Trung Cộng.
Các đảo trong Trường Sa (cách căn cứ không quân gần nhất của Trung Cộng ở tận cùng phía Nam đảo Hải Nam là Lingshui khoảng từ 480 đến 600 hải lý) nằm ngoài tầm hoạt động của tất cả các loại phi cơ chiến đấu của Trung Cộng, nằm ở ngay tầm hoạt động xa nhất của loại oanh tạc cơ hạng nhẹ IL-28 nhưng nằm trong tầm của loại oanh tạc cơ TU-16.
– Cất cánh từ Nam Trung Hoa (hiện tại không có các loại F-9, MIG-21 hay TU-16 trong khu vực này) không mang theo bom và mang theo nhiên liệu phụ trội, chiến đấu cơ MIG-21 và F-9 (TC chưa bao giờ dùng loại F-9 để nghinh cản) có thể bay xa đến các đảo gần nhất trong Trường Sa. Tuy nhiên, chúng sẽ không có khả năng nghinh chiến trên không và như vậy chúng không thể khiêu chiến phi cơ của VNCH bay trên vùng Trường Sa. Do vậy, chiến hạm Trung Cộng sẽ phải hoạt động đơn phương không có sự yểm trợ của không quân như trong trường hợp ở Hoàng Sa.
– Không quân Trung Cộng có khả năng giới hạn để thả bom hay thực hiện các chuyến bay do thám trong quần đảo TS. Tuy nhiên, mặc dù Trung Cộng có di chuyển loại TU-16 đến các phi trường ở Nam Trung Hoa để chúng có thể hoạt động trên vùng TS, những hoạt động này vẫn gây khó khăn cho TC khi mà các phi công không được huấn luyện về những chuyến bay xa trên mặt biển, chưa từng bao giờ bay ngang qua TS và họ sẽ phải hoạt động ngoài tầm của các căn cứ radar trên đất liền.
nbsp; – Nếu như Trung Cộng có thiết lập căn cứ không quân trong Hoàng Sa (một cam kết lớn lao), khu vực nằm về phía bắc Trường Sa sẽ ở trong tầm tác chiến của loại chiến đấu cơ MIG-19 và trọn khu vực TS sẽ nằm trong tầm tác chiến của loại MIG-21 và loại F-9.
Trong khi phải đối đầu với các khó khăn giống nhau lúc hoạt động, phi cơ TC có thể thách thức phi cơ VNCH trong vùng TS, mặc dù TC không có loại phi cơ tương xứng với loại phi cơ F-5E tối tân hơn có trang bị hỏa tiển không-không.
3.- Kết luận.
Khi hoạt động trong vùng Trường Sa, với sự kiện cả Trung Cộng và VNCH, không ai quen thuộc với khu vực này, sẽ mang lại những khó khăn đặc biệt cho cả hai và sẽ vượt quá khả năng giới hạn của họ. Tuy nhiên, không chiến có thể xảy ra và Trung Cộng sẽ có lợi thế hơn.
Lực lượng hải quân Trung Cộng có thể phái ra Trường Sa rõ ràng trội hẳn hơn lực lượng Hải Quân VNCH đang sẵn có trong vùng hoặc có thể sẽ được gởi ra sau này. Trong khi phi cơ VNCH là mối đe dọa cho các chiến hạm Trung Cộng, các phi cơ này phải tùy thuộc vào sự trợ giúp của các chiến hạm hay các đơn vị đồn trú trong vùng để xác định vị trí mục tiêu. Như vậy sự hữu hiệu của Không Quân Việt Nam sẽ đạt đến mức độ cao nhất trong những giai đoạn đầu của cuộc xung đột.
Dường như không chắc là lực lượng hải và không quân VN có thể ngăn chận hải quân TC đánh bật hải quân VN ra khỏi khu vực hay tấn công và cô lập các đơn vị đồn trú VN, mặc dù phi cơ VN sẽ hữu hiệu hơn trong nhiệm vụ bảo vệ các đồn lính này hơn là tấn công các chiến hạm TC.
Do các khó khăn đã trình bày khi hoạt động trong quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh có lẽ sẽ không gây ra cuộc xung đột ở Trường Sa nếu họ không có những sự chuẩn bị chu đáo.
Các hành động có thể bị phát hiện và có thể xem như là những sự chuẩn bị cho các cuộc hành quân tiến chiếm quần đảo Trường Sa gồm có:
– Tăng cường Hạm Đội Nam Hải (hoạt động này đã bị phát giác)
– Di chuyển loại phi cơ TU-16 đến các phi trường ở phía nam Trung Hoa
– Mở các chuyến bay do thám trong vùng Trường Sa
– Tập hợp thêm lực lượng hải quân thích ứng trong quần đảo Hoàng Sa (khu vực được dùng để mở cuộc tấn công).
– Chiến hạm hải quân Trung Cộng mở các cuộc tuần tiểu ở khoảng cách xa về hướng nam quần đảo Hoàng Sa.)
TAI LIEU LIEN KET:
1. Những Phi vụ hành quân sau cùng của KQ VNCH, của Trần Lý
2. Tài liệu dịch của Hải Quân Hoa Kỳ-Thềm Sơn Hà
Năm 1957, theo chương trình hợp tác viện trợ, một phái đoàn Không Quân Hoa Kỳ sang nghiên cứu tình hình để soạn thảo kế hoạch huấn luyện cho Không quân VNCH. Nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan được tuyển chọn sang tu nghiệp tại các trường Không Quân Hoa Kỳ. Các phi trường Tân Sơn Nhứt, Biên Hòa, Đà Nẵng được xây dựng mở rộng. Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang cũng được xây dựng, nhằm đào tạo tại chỗ các khóa hoa tiêu, quan sát viên, và các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị.
Tháng 9 năm 1959, một phi đội đầu tiên gồm sáu phi cơ Skyraider (Thiên Tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho Không quân VNCH. Sau đó trong vòng một năm có thêm 25 chiếc Skyraider khác được bàn giao tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt.
Năm 1960, Phi Đoàn 1 Khu Trục Cơ được thành lập và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau để yểm trợ cho Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm Gate đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T28, Oanh Tạc Cơ hạng nhẹ B26 và Vận Tải cơ C47 cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ sang giúp huấn luyện.
Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập tại các phi trường Tân Sơn Nhứt, Đà Nẵng và Pleiku.
Liên Đoàn 1 Không Vận đầu tiên được thành lập với trung tá Nguyễn Cao Kỳ được chỉ định làm liên đoàn trưởng. Hoa Kỳ cũng trao cho Không Quân VNCH thêm 16 Vận Tải Cơ hạng trung C123 trong tháng 12 năm 1961.
Ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử trên đường công tác đã đột ngột quay trở lại dội bom mưu toan giết chết Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm. Ngay lập tức Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu.
Cũng vì lý do này mà đương kim Tư Lệnh Không Quân là Nguyễn Xuân Vinh bị thất sủng, phải xin giải ngũ với lý do sang Hoa Kỳ học ngành Tiến Sĩ Không Gian.
Năm 1962, các đơn vị không Quân Tác Chiến và Yểm Trợ Tác Chiến được tăng lên cấp Không Đoàn tại mỗi vùng chiến thuật:
* Không Đoàn 41 (căn cứ ở Đà Nẵng),
* Không Đoàn 62 (Plei Ku),
* Không Đoàn 23 (Biên Hòa),
* Không Đoàn 33 (Tân Sơn Nhất),
* Không Đoàn 74 (Cần Thơ)
Đệ Nhị Cộng Hòa
Sau cuộc "chỉnh lý" lên nắm quyền, tướng Nguyễn Khánh thực hiện một số cải tổ trong quân đội. Ngoài việc đặt ra thêm cấp bậc Chuẩn tướng, ông còn cho thay đổi tên gọi "Quân đội Việt Nam Cộng hòa" thành "Quân lực Việt Nam Cộng hòa". Danh xưng Không lực Việt Nam Cộng hòa cũng được sử dụng chính thức từ lúc đó. Năm 1965, KLVNCH có thêm các phi đoàn khu trục cơ A- 37 Dragonfly và sau đó là các phi đoàn không vận cánh quạt loại lớn C- 130 Hercules và trực thăng CH- 47 Chinook. Ngày 3 tháng 2 năm 1965, một phi đoàn gồm 24 chiếc A- 1H Skyraider do thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không quân Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lửa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định, tấn công các địa điểm ở phía bắc vĩ tuyến 17 Ngày 11 tháng 2 năm 1965, đại tá Nguyễn Ngọc Loan, tư lệnh phó KLVNCH, làm phi đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt Nam Cộng hòa cùng với 28 chiếc F100 của Không quân Hoa Kỳ mở cuộc tấn công thứ hai vào lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam Năm 1967, KLVNCH có thêm 1 phi đoàn khu trục trang bị phản lực cơ F- 5. Số hiệu của các đơn vị cấp phi đoàn được cải tổ xếp thành 3 số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của phi đoàn đó: số 1 là phi đoàn liên lạc, số 2 là phi đoàn trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện. Năm 1970, với đà phát triển nhanh của KLVNCH, các không đoàn chiến thuật phát triển thành 4 sư đoàn không quân[9], tác chiến hỗ trợ cho 4 vùng chiến thuật. Năm 1971, Sư đoàn 5 Không quân được thành lập và trở thành lực lượng không quân trừ bị của Bộ Tổng tham mưu. Năm 1975, KLVNCH có 5 sư đoàn không quân tác chiến (20 phi đoàn khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A- 1H Skyraider, A- 37 https://www.youtube.com/watch?v=0KrJii1tbHY , Dragonfly, và F- 5, 23 phi đoàn trực thăng với khoảng 1000 phi cơ UH- 1 Iroquois và CH- 47 Chinook, 8 phi đoàn quan sát với khoảng 200 phi cơ O- 1 Bird Dog, O- 2 Skymaster, và U- 17), 1 sư đoàn vận tải (9 phi đoàn vận tải với khoảng 150 phi cơ C- 7 Caribou, C- 47 Skytrain, C- 119 Flying Boxcar, và C- 130 Hercules), 1 không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long (attack squadron) với các phi cơ Fairchild AC- 119, Lockheed AC- 130. Ngoài ra còn có các phi đoàn trắc giác (tình báo kỹ thuật), phi đoàn quan sát, và biệt đoàn đặc vụ 314
Phi cơ F- 5C của Không lực Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ Không quân Biên Hòa năm 1971
Phi cơ 4400th CCTS T- 28 của Không lực Việt Nam Cộng hòa đang bay trên bầu trời
Phi cơ quan sát O- 1 thuộc Phi đoàn liên lạc 112 / Không đoàn chiến thuật 23 - Căn cứ Không quân Biên Hòa - 1971
Phi cơ A- 1H thuộc Phi đoàn khu trục cơ 520, Căn cứ Không quân Bình Thủy
Phi cơ Cessna U- 17A tại Căn cứ Không quân Nha Trang
Phi cơ hỏa long (thuật từ Không lực Việt Nam Cộng hòa gọi phi cơ cường kích)
· Douglas A- 1 Skyraider
· Cessna A- 37 Dragonfly
· Douglas AC- 47 Spooky
· Fairchild AC- 119G Shadow
· Fairchild AC- 119K Stinger
Oanh tạc cơ
· Douglas B- 26 Invader - nhận được trong chương trình Farm Gate
· Martin B- 57 Canberra - Không quân Hoa Kỳ cho mượn để dùng cho huấn luyện - chưa bao giờ được
Oanh tạc cơ A-37
Khu trục cơ
· Grumman F8F Bearcat
· Northrop F- 5A/B/C Freedom Fighter
· Northrop F- 5E Tiger II
Phi cơ quan sát và thám thính
· Douglas RC- 47 Dakota
· Northrop RF- 5A Freedom Fighter
· Cessna L- 19/O- 1A Bird Dog
· Cessna O- 2A Skymaster
· Morane- Saulnier MS 500 Criquet
Phi cơ trực thăng
·
Aérospatiale AS- 318 Alouette II
· Aérospatiale AS- 319 Alouette II
· Bell UH- 1 Iroquois/Huey
· Sikorsky H- 19 Chickasaw
· Sikorsky H- 34 Choctaw
· Boeing CH- 47 Chinook
Phi cơ huấn luyện
· Pazmany PL- 1
· North American T- 6 Texan
· North American T- 28 Trojan - nhận được trong chương trình Farm Gate
· Cessna T- 37 Tweet
· Cessna T- 41 Mescalero
Phi cơ đa dụng và vận tải
· L- 26 Aero Commander
· de Havilland Canada C- 7 Caribou
· Beechcraft C- 45 Expeditor
· Douglas C- 47 Dakota
· Douglas DC- 6/C- 118 Liftmaster
· Fairchild C- 119 Flying Boxcar
· Fairchild C- 123 Provider
· Lockheed C- 130 Hercules
· Dassault MD 315 Flamant
· de Havilland Canada U- 6 Beaver
· Cessna U- 17A/B Skywagon
Trực thăng Chinook của KQ.VNCH đang lấy nước sông để chửa cháy tại vùng Khánh Hội SàiGòn
·
Vận tải cơ C.130
Trực thăng vận tải Chinook
Lực lượng Không quân VNCH, ở thời điểm cao nhất co 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy
bay A-37, 126 chiec F-5, 594 trực thăng UH-1 và 32 máy bay vận tải C-130).
VÀI NÉT VỀ CHIẾN ĐẤU CƠ/OANH TẠC CƠ F5 Freedom Fighter VNCH
F-5A/B/E có tên gọi là Freedom Fighter (Chiến sĩ đấu tranh cho tự do) và F-5E/F Tiger II là một phần trong gia đình chiến đấu cơ siêu âm hạng nhẹ được sử dụng rộng rãi, chế tạo bởi hãng Northrop tại Hoa Kỳ, bắt đầu vào thập kỷ 1960. Hàng trăm chiếc vẫn đang hoạt động trong biên chế một số lực lượng không quân trên thế giới vào đầu thế kỷ 21, và F-5 cũng được dùng làm mẫu cho một số thiết kế máy bay khác.
Dự án F-5 bắt đầu trong một chương trình co các chiến đấu cơ hạng nhẹ do hãng Northrop đầu tư vào thập kỷ 1950. Thế hệ đầu tiên là F-5A Freedom Fighter bắt đầu hoạt động vào thập kỷ 1960. Trên 800 chiếc đã được chế tại đến năm 1972 tại các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh. Mặc dù Không quân Hoa Kỳ không có nhu cầu đối với chiến đấu cơ hạng nhẹ, nhưng F-5 vẫn được sử dụng trong vai trò huấn luyện và khoảng 1.200 chiếc T-38 Talon được phát triển từ F-5 đã được chế tạo cho vai trò huấn luyện.
Thế hệ thứ hai F-5E Tiger II được cải tiến cũng được sử dụng chính trong các nước đồng minh của Mỹ nhưng với số lượng giới hạn, những chiếc F-5E hoạt động trong hàng không quân sự Mỹ với nhiệm vụ làm máy bay huấn luyện và đóng giả làm máy bay đối phương; F-5E Tiger II đã được chế tạo trên 1.400 chiếc mọi phiên bản, việc sản xuất kết thúc vào năm 1987. Rất nhiêu chiếc F-5 khác hiện vẫn đang tiếp tục hoạt động trong thập kỷ 1990 và 2000, sau khi trải qua rất nhiều chương trình nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu trong môi trường chiến đấu luôn thay đổi. F-5 cũng được phát triển thành trinh sát chuyên dụng có tên RF-5 Tigereye. ơhttps://www.youtube.com/watch?v=DK9A6RMdIWY
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT F.5
Phi hành đoàn: 01
Dài: 14,45 m
Sải cánh: 8,13 m
Cao: 4,08 m
Trọng lượng không tải: 4.349 kg
Tối đa khi cất cánh: 11.187 kg
Động cơ: 02 động cơ phản lực General Electric J85-GE-21B có sức đẩy 1.575kg mỗi cái (2.250kg mỗi cái khi tái khai hỏa).
Tốc độ: 1.700 km/giờ
Cao độ: 15.800 m
Tầm hoạt động: 3.720 km
Hỏa lực: 02 đại bác 20mm Pontiac M39A2 ở mũi với 280 đạn mỗi súng; 3.200kg vũ khí gồm: tên lửa AIM-7 Sparrow, AIM-9 Sidewinder, AGM-65 Maverick, AIM-120 AMRAAM; bom M129, Mk.82 (225kg), Mk.84 (900kg), CBU-24/49/52/58.
Bay lần đầu: 30/7/1959 (F-5A); 11/8/1972 (F-5E)
Trị giá: 2,1 triệu USD (F-5E)
Số lượng sản xuất: 2.236 chiếc
Hợp đồng sản xuất F-5A đầu tiên được thực hiện vào năm 1962, những đơn đặt hàng đầu tiên của các nước khác bắt đầu từ Không quân Hoàng gia Na Uy vào tháng 2-1964. Đã có 636 chiếc F-5A được chế tạo cho đến khi việc sản xuất kết thúc vào năm 1972. Đi cùng với đó à 200 chiếc F-5B hai chỗ. Chúng được sử dụng để làm máy bay huấn luyện.
Những chiếc F-5C thuộc FCS 10 còn lại sau đó được chuyển cho Không quân Việt Nam Cộng hòa, trước đó chỉ có A-37 Dragonfly và A-1 Skyraider thực hiện vai trò này.
DANH SÁCH C ÁC TƯ LỆ NH KHÔNG QUÂ N QUA CÁ C THỜ I KỲ
Nguyễn Khánh 1955 Trung tá Sử dụng chức danh Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng
Trần Văn Hổ 1955- 1957 Thiếu tá (1955), Trung tá (1955), Đại tá (1956) T
Tư lệnh Không quân đầu tiên. Được thăng vượt cấp từ Trung úy lên Thiếu tá.
Nguyễn Xuân Vinh 1957- 1962 Trung tá, Đại tá (1961) Thất sủng sau Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962. Xin giải ngũ sang Hoa Kỳ học bằng Tiến sĩ.
Huỳnh Hữu Hiền 1962- 1963 Trung tá, Đại tá (1963)
Đỗ Khắc Mai 1963 Đại tá (1963) Được thăng vượt cấp từ Thiếu tá.
Nguyễn Cao Kỳ 1964- 1965 Đại tá, Chuẩn tướng (1964), Thiếu tướng (1965)
Trần Văn Minh 1965- 1975 Thiếu tướng, Trung tướng (1974)
Nguyễn Hữu Tần 1975 Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền tư lệnh cuối cùng
CUỘC DI TẢN CỦA KHÔNG QUÂN VNCH
Ngày Chim Vỡ Tổ:
Tập 'Quân sử Không Quân' trang 199 ghi lại: 'Về Không quân VNCH ngoài một số nhỏ quân nhân và gia đình được di tản bằng phi cơ C130, C141 của KQHK từ ngày 20/4, đa số còn lại chỉ di tản sau ngày 28/4/1975, khi Bộ Tư lệnh KQ không còn hoạt động theo đúng chức năng của một Bộ Tư lệnh nữa..
Số lượng phi cơ của KQVN bay thoát được sang Utapao, Thái Lan, do các tác giả đưa ra, không thống nhất, theo Robert Miskesh trong 'Flying Dragons: the South Vietnamese Air Force thì tổng cộng vào khoảng 132 chiếc, gồm khoảng 25 F5, 27 A37, 11 A1, 13 C47, 6 C130, 3 AC 119, 5 C7 và 45 UH1., trong khi đó Wayne Muntza, trong The A-1 Skyraider in Viet Nam: The Spad's Last War, và Ralph Wetterhahn trong 'Escape to Itupao thì con số máy bay được cho là 165 chiếc. thêm vào đo là các U-17 và O-1, ngoài ra không kể vài phi cơ dân sự của Air VN..
Cũng vào ngày cuối cùng, một số trực thăng đã bay ra đáp xuống các chiến hạm của HQHK, con số này được ước lượng là khoảng 100 chiếc, đa số là UH1 và CH47..Cũng có những chiếc tuy bay được ra biển nhưng do trục trặc kỹ thuật, hoặc hết nhiên liệu đã rớt xuống biển..Con số này được ước lượng là khoảng 18 chiếc..'
37 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các tài liệu quân sự được giải mật và những bài hồi ký, bút ký của nhiều tác giả trong cuộc đã giúp 'vẽ lại' toàn cảnh (tuy có thể chưa hoàn toàn chính xác) về cuộc di tản..hay đúng hơn là 'tự tan hàng' của KQVNCH.
Cuộc di tản chiến thuật, rút bỏ Quân Đoàn 2, ngày 6 tháng 3 năm 1975 đã bỏ lại tại Pleiku 64 phi cơ các loại.
Ngày Quân Đoàn 1 tan hàng tại Đà Nẵng (30 tháng 3, 1975), 180 phi cơ đã bị bỏ lại.. trong số này có 33 phi cơ vận tải C-7 Caribou đang bị đình động còn bọc kin trong bao tồn trữ..
Trong những tháng cuối củng của cuộc chiến, khả năng chiến đãu của KQ VNCH càng ngày càng bị giơi hạn do không còn một Hệ thống chỉ huy và kiểm soát hữu hiệu. KQ VNCH không có những phi cơ trang bị hệ thống chỉ huy, dẫn đạo không trợ bay trên vùng cần yểm trợ hành quân (theo phương pháp của KQ HK, dùng các C-130 làm trạm chỉ huy trên vùng). Trong khi đó sự kiện bị mất các Đài Kiểm báo và Không trợ như Trung Tâm CRC (Combat Report Center) Panama Đà Nẵng, các Trạm CRP (Combat Report Point) Peacock PleiKu, Pyramid Ban Mê Thuột..đã khiến Hệ thống Kiểm Báo Chiến Thuật trở thành tê liệt, vô hiệu.. Tuy Trung Tâm CRC Tân Sơn Nhất vẫn còn hoạt động nhưng nhiệm vụ chinh lại..không phải là để điều hành cac phi vụ yểm trợ chiến trường, hoặc hương dẫn oanh tạc các mục tiêu dươi đất.. Các phi vụ oanh tạc tùy thuộc vào các phi cơ Quan sát FAC (Forward Air Controller= Điều không tiền tuyến) và tùy phi công có mặt trên vùng..nhận định mục tiêu bằng mắt thường..
Vào thời điểm của Trận Xuân Lộc: KQVNCH còn 1492 phi cơ các loại, trong đó có 976 chiếc hoạt động được, 135 chiếc hư hỏng không bay được và 381 chiếc kể như phế thải..Lực lượng phi cơ chiến đấu gồm 169 chiếc A-37 (trong đó 92 chiếc khả dụng) và 109 F-5s (93 chiếc khả dụng).
NHỮNG PHI VỤ HÀNH QUÂN CUỐI CÙNG CỦA KQ VNCH TRÊN KHÔNG PHẬN SÀI GÒN
Trong những ngày cuối cùng của VNCH, KQVN vẫn còn hoạt động vơi một số phi vụ yểm trợ bộ binh và chống pháo kích. Đ/úy Phi công Trần văn Phúc PĐ 518 ghi nhận một số phi xuất trong những ngày 28 và 29 tháng 4 như:
PĐ 518 với Phi vụ Phi Long 51 do một phi tuần gồm 2 Skyraiders..(một do Đ/u Phúc và 1 do Th/tá Trương Phùng) bay vào sáng 29/4. Phi cơ của Th/tá Phùng bị phòng không BV bắn hạ. Ông đáp xuống ruộng gần cầu Bình Điền, bị bắt và sau đó bị CQ hành quyết vào ngày 30 tháng 4.
PĐ 514 với một phi tuần 2 Skyraiders cất cánh từ Cần Thơ để bay trên không phận Sài gòn vào sáng 29..do các Th/tá Hồ ngọc Ân và Đ/u Nguyễn Tiến Thụy điều khiển.
Những phi vụ Tinh Long của các AC-119 như Tinh Long 06, Tinh Long 07..
Tinh Long 07 (sáng 29) do Tr/u Trang văn Thành điều khiển đã bị SA-7 của CQ bắn hạ, phi cơ gẫy làm đôi và rơi ngày tại vòng đai phi trường.. Phi hành đoàn gồm 9 người, 8 hy sinh ngoại trừ nhân viên nhảy dù thoát được. http://baovecovang2012.wordpress.com/2013/07/20/tinh-long-ruc-sang-kq-thanh-giang-va-nguyen-van-chin/
Theo Đ/u Phúc 'ngoài Tinh Long 07, còn có thể cò thêm 2 AC 119 khác bị bắn hạ (?) (một rơi tại đường Ngô Quyền, và một rơi tại Tân Tạo..).
Sáng 30 tháng 4, một phi xuất A-37 (PĐ 526) từ Cần Thơ, phối hợp với O-1 (PĐ112) từ Đồng Tâm..bay yểm trợ khu vực Hoàng Hoa Thám ngay trước giờ DV Minh tuyên bố đầu hàng..(A-37 do Tr/u Nguyễn Mạnh Dũng điều khiển); (O-1 do Đ/u Mai Tri Dung). Đây có thể là phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH..
NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI TẠI BỘ TƯ LỆNH KQ.VNCH
Chiều 28 tháng 4, CSBV đã dùng 4 A-37 (lấy được, từ Phan Rang) oanh kich Phi trường TSN, gây tổn hại cho 3 chiếc C-119 và nhiều C-47.
Tối 28 tháng 4: một sự kiện 'kỳ lạ' đầy bí ẩn đã xẩy ra tại TSN: Tác giả Thiên Lôi Ngô Đưc Cửu trong 'Chuyện 30 năm trước' (website bgkq.net/hoiky) ghi lại như sau:
..'8 giờ tối 28 tháng 4 năm 1975.. tôi trở về ụ đậu phi cơ đầu phi đạo 07 phải, nơi tạm trú của 3 Phi đoàn 524, 534 và 548 di tản từ các căn cứ về..Bước xuống xe, tôi thấy các nhân viên phi đạo đang bận rộn kéo các A-37 trang bị đầy bom đạn từ trong vòm trú ẩn ra đậu hàng ngang dài phía trước, cách ụ 50 feet. Tôi bước đến hỏi Trưởng phi đạo tại sao dời phi cơ khỏi ụ ? Anh ta trả lời:theo lệnh Trung tá kỹ thuật và Bộ CH Hành quân..Tôi vào phòng trong ụ, nhắc điện thoại gọi TT Hành quân, thì sĩ quan trực cho biết hình như lệnh của Bộ Tư lệnh KQ hay..Bộ TTM..gì đó ? Tôi hỏi:Anh có biêt là hồi chiều phi đạo 07 vừa bị dội bom không ?..Tôi liên lạc với Đ/tá Ước, nhưng không được..Trở lại bãi đậu,tôi yêu cầu Trưởng phi đạo di chuyển phi cơ trở lại ụ, nhưng không được..
Tôi tự hào trong hàng ngũ phi công khu trục KL VNCH, nhất là KĐ 92 có các PĐ 524, 534, 548 cho đến giờ phút này: 22 giờ 18 tối 28 tháng 4 tât cả phi công đều có mặt ứng chiến, không thiếu một ai.
Suốt đêm tất cả anh em 3 phi đoàn chờ đợi, điều động cất cánh..nhưng tuyệt nhiên không một tiếng điện thoại reo..
Nửa đêm VC bắt đầu..pháo kích.. và hơn 50 chục A-37..bị phá hủy.. Giờ đây hơn trăm phi công chiến đấu bằng tay không ư?
Pilot F.5 của KQ.VNCH
6 giờ 15 sáng 29, tât cả phi công lên xe chạy về Bộ Chỉ huy KĐ 33. Đ/tá Thảo chạy vào rồi chạy trở ra. Đến nơi các phòng vắng lặng, không còn ai cả. Trở lại sân cờ KĐ 33, Đ/tá Thảo tuyên bố tạm thời tan hàng, anh em rán tự tìm lấy phương tiện di tản.
Mọi người xuống xe, nhưng chạy về đâu bây giờ? Tan hàng, nghe thảm thiết quá. Một trong những đơn vị chiến đấu kiên cường nhất của QL VNCH, giờ đang bị bó tay. Lệnh ai sắp hàng ngang trên 50 chiếc A-37, cánh liền cánh, xăng nhớt, bom đạn trang bị đầy đủ để hủy diệt? Nếu không cho chúng tôi chiến đấu thì cũng để chúng tôi có phương tiện ra khỏi vòng đai đang bủa quanh phi trường chứ? Chúng tôi đâu có rã ngũ?'
Sự kiện phi cơ bị 'tự hủy'(?) này cũng được ghi nhận trong 'Can trường trong Chiến bại' của Tướng Hải Quân Hồ văn Kỳ Thoại, trang 306-307' như sau:
'Tới đêm 28 tháng 4, tại căn cứ Duyên đoàn ở Vũng Tàu, một sĩ quan KQ cấp tá xin vào gặp tôi và cho biết có một số trực thăng đang đậu tại Vũng Tàu. có Tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn trưởng SĐ 3 KQ muốn đến gặp tôi, cần trình bầy một sự kiện quan trọng.
Tương Tinh vào căn cứ duyên đoàn gặp tôi và các tướng lãnh khác (Nguyễn duy Hinh, Trần văn Nhựt) kể chuyện xẩy ra, rất bi thảm Ông không biết lịnh từ đâu bỗng nhiên một số phi cơ phát nổ, sau đó được biết có lệnh của Saigon cho phá hủy các phi cơ của KQ?
Tướng Tính phân vân..không muốn về trình diện Bộ TLKQ khi ông chưa biết ai ra lệnh hủy phi cơ thuộc SĐ của ông? Chúng tôi thuyết phục ông Tính liên lạc trực tiếp với Tướng Minh TL KQ..
Trong đêm 28, rạng sáng 29 tháng 4 CQ bắt đầu pháo kích vào Phi trường TSN phá hủy nhiều phi cơ.
Khoảng 8 giờ sáng, Tướng Phan Phụng Tiên, Sư đoàn trưởng SĐ5 KQ, đến gặp Tướng Minh, và sau đó bỏ đi.
10 giờ 30 phút sáng 29 tháng 4, sau khi họp riêng vơi Tướng Minh Tư lệnh KQVN, Tướng Nguyễn Cao Kỳ (không có một chức vụ chính thức nào trong Chính Phủ cũng như trong Quân lực VNCH), bay trực thăng riêng về Bộ TTM Thấy không còn ai. Tướng Kỳ gặp Tướng Ngô Quang Trưởng ngồi không nên rủ Ông Trưởng cùng lên trực thăng, theo đoàn tùy tùng bay ra USS Midway đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu.
Khoảng 11 giờ, Trung tướng Nguyễn văn Mạnh Cựu TMT Liên quân cùng với Trung tướng Dư Quốc Đống vào gặp Tướng Minh.. Sau khi chờ không thấy HK liên lạc như đã dự trù, Tướng Minh cùng các Tướng Tá Bộ binh và KQ tùy tùng đã di chuyển sang DAO để chờ di tản..
Kể từ 1 giờ trưa: Trung Tâm Hành quân KQ kể như bỏ trống. Các Phi đoàn trưởng..ra lệnh tự tan tan hàng..phi công bay đi đâu hoặc chạy đâu, tự ý quyết định.
Riêng SĐ 4 KQ tại Trà Nóc Cần Thơ, còn hoạt động (cho đến sáng 30/4 một số phi vụ vẫn từ Cần Thơ bay lên yểm trợ chiến trường quanh Sài Gòn) và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần, Sư đoàn trưởng có thể được xem là vị Tư lệnh sau cùng của KQ VNCH (?)
Trong bài bút ký 'Giây phút nát lòng' (Lý Tưởng Tháng 4/2002) Tác giả Không Quân Liệt Lão, Chỉ huy trưởng Phòng vệ BTLKQ đã kể lại những giây phút tan hàng tại Tân Sơn Nhất với những đoạn tạm trích như sau:
..' tôi lên trình diện Tư lệnh bộ, toan phúc trình tình hình phòng thủ, nhưng chẳng ai bận tâm. Người người nhìn nhau đăm chiêu dường như trong thâm tâm ai cũng muốn buông rơi tât cả, ai cũng thần sắc không còn, dũng khí tiêu tan như 'đại bàng xệ cánh'. 'Tôi trông chờ một lệnh họp khẩn cấp, duyệt xét tình hình chung, lấy quyết định tối hậu 'Chiến' hay 'lui' Chiến thì chiến ra sao ? Lùi thì lùi thế nào ? Có tuần tự, trước sau, không bỏ một ai hay hỗn loạn..mạnh ai nấy chuồn? Tôi chờ lệnh, nhưng không có lệnh?
Bài viết có thêm những chi tiết di tản của một số Tướng KQ và BB như:
..'Tôi đưa tay chào nghiêm túc theo quân cách, Cửu Long (danh hiệu của Tường Minh, Tư lệnh KQ), chào trả, ngập ngừng chân bước, ái ngại nhìn tôi và đột nhiên dứt khoát:
Toa ở lại, đi sau với Lành (Tương Võ Xuân Lành) nghe.
..' Tôi mỉm cười, quay bước vào phòng tình hình, lúc này chỉ còn Ông Linh, ông Lành, ông Lượng đã đi đâu lúc nào tôi không biết. Được một lúc khoảng 10 giờ gì đó, Ông Ươc (Đ ta Vũ văn Ươc) đáp trực thăng trên sân banh, chạy vội vào gặp ông Lành, xong cùng ông Lành trở ra, kéo luôn theo tôi, miệng nói:
Đi mày.
Tôi nhìn Lành, quay qua hỏi Ươc: Đi dâu?
Qua Tổng Tham mưu xem tìmh hình ra sao?
Ước nói và nắm tay tôi. lôi đi. Tôi, Ước, Linh lên trực thăng qua đáp tại sân cờ trươc tiền đình Bộ TTM. Linh, Ươc chạy lên văn phòng TTM trưởng. Tôi không theo.
Đảo mắt chỗ khác thấy trực thăng Tương Kỳ. Đàn em trước kia của tôi hiện là cận vệ ông Kỳ, vội từ trực thăng nhảy xuống chạy đến tôi nói nhỏ: Trực thăng sẽ bay ra Blue Ridge.. ông hảy lên, cùng đi. Tôi hỏi: Tương đâu? - Họp trên văn phòng TTM Trưởng..
Tôi bước lại trực thăng, nhìn vào..thây Hà Xuân Vịnh (Đ tá) ngồi trên đó từ hồi nào..Tôi leo lên ngồi cạnh.. Đang miên man suy nghĩ cho mạt vận của đất nước, mạt kiếp của mình thì ông Linh từ bộ TTM chạy ra một mình đến bên trực thăng có tôi và Vịnh đang ngồi đăm chiêu, mỗi người một ý nghĩ..Linh cứ loanh quanh ở dưới chẵng chịu bước lên cùng chúng tôi. Tôi vội leo xuống, lại gần Linh nhỏ to:' Linh, Kỳ sẽ rút ra Đệ Thât hạm đội. Hảy lên, cùng đi. Hết cách thôi..'
Linh có điều gì bất ưng, nhất định không lên tàu.. Tôi hỏi: Sao? Linh nói: thiếu gì máy bay.. Tôi vội báo động: Máy bay nào?, còn duy nhất chiếc này thôi. 'Chiếc kia kìa', Linh vừa nói vừa chỉ tay về chiếc trực thăng mà tôi, Ươc và Linh vừa đáp hồi nẫy..'Tàu còn đó, hoa tiêu bỏ đi rồi..'Tôi nói với Linh vì thấy họ phóng jeep ra khỏi TTM...
Linh nhất định không lên tàu.. tôi đành ở lại bên anh..
Tôi còn đang phân vân bàn thảo vơi Linh những bước kế tiếp, thì ông Kỳ, từ đại sảnh bộ TTM bước ra, hướng về trực thăng, dẫn theo số đông tương lãnh bay đi cùng Ươc..để lại tôi và Linh tự quyết định lấy phận mình..
Tôi và Linh, đồng thời cả Đặng Duy Lạc (KĐ trưởng KĐ 62) không biết từ đâu chui ra, gọi QC/TTM yêu cầu hộ tống chúng tôi về lại Bộ TL KQ.. Xe rồ máy phóng đi trực chỉ cổng Phi Long..
Tinh cầu trên vai, Linh cho lệnh mở cửa..Quân ta phớt tỉnh..không nghe. Đặng Duy Lạc ngồi yên như khúc gỗ..Tình hình thực gây cấn.
Thấy ông Linh hết 'linh', tôi bước xuống xe tiến thẳng đến chỗ anh KQ bất tuân thượng lệnh, điềm đạm ra lệnh..mở cỗng. Anh liu riu vâng lời..
Chúng tôi vào Bộ Tư lệnh KQ gặp ông Lành..
Niềm tự hào của KQ đang ở chỗ này: Tương Lành, trước thế quân tan vỡ, quân binh đang đua nhau bỏ ngũ, ông vẫn trầm tĩnh, kiên trì thủ đài Chỉ huy Hành quân Chiến cuộc KQ. Ông giữ vững liên lạc vơi SĐ 4 KQ, SĐ KQ duy nhất còn hăng say chiến đấu trong khi nhiều đơn vị đã tự ngừng nghỉ.
Ông Linh tóm lược tình hình bên Bộ TTM cho ông Lành rõ..ông đề nghị rút khỏi Tân Sơn Nhưt..Tướng Lành, nói vơi Linh trươc sự hiện diện của tôi và Đặng Duy Lạc:
Moa chưa có lệnh..
Ông vẫn đợi lệnh.. phải chúng tôi vẫn đợi, vẫn chờ..nhưng chờ lệnh ai đây ?. Mọi người đã bỏ đi cả rồi, tội cho ông Lành vẫn ngồi chờ lệnh..mà lệnh của ai đây ? Tôi buột miệng:
Ông chờ lệnh ai ? còn ai đây nữa mà ra lệnh cho mình?
Ông Lành trầm ngâm không nói, chúng tôi lặng yên chờ..(lại chờ) quyết định của ông, chợt Tướng Lê quang Lưỡng (Nhảy dù) xịch jeep đến, thấy tụi này còn đương nhìn nhau, hỏi:
Tụi toa định làm gì đây ?
Ông Lành ngượng nghịu chưa biết phải nói sao cho đỡ khó nói? Tôi nhìn thẳng Tương dù nói nhanh:
Tụi này zulu dây. Ông có theo thì cùng đi ?
Zulu ? zulu bỏ mây đứa con (ý nói quân dù) lang thang..sao đành ?
Ông Lành hỏi:
Toa còn mấy đứa con ?
Sáu đứa chung quanh Đô thành..
Lúc này trực thăng TQLC Mỹ đổ bộ và bốc người loạn cào cào trên không phận SàiGòn..
Tôi đỡ lời ông Lành:
Tân sơn Nhất không giữ được..KQ chúng tôi phải rút khỏi tầm pháo địch trước đã..
Ông Lưỡng vội hỏi: Tụi toa định rút đi đâu ?
Tôi nhanh nhẩu: Có thể vùng 4..có thể đi luôn..
Chờ moa một chút, cho moa về thu xếp với mấy đứa con cái đã..
Nói xong, ông Lưỡng lên xe jeep về Sư đoàn Dù..
Trong khi chờ Tương Dù trở lại, các sĩ quan cấp Không đoàn và Tham mưu Bộ Tư lệnh KQ hiện diện cùng vơi một số binh sĩ thuộc Tổng hành dinh KQ vội tập họp quanh chúng tôi tại tiền đình Bộ TL..bao quanh, nghe ngóng tình hình..Tôi nói thẳng:
Dưới áp lực của pháo Cộng, Bộ TLKQ buộc phải rút khỏi đây.. Ai muốn đi theo, hãy sẵn sàng..Kể từ giờ phút này, các anh không còn trách nhiệm gì với KQ nữa..Các anh có thể rời đơn vị lo cho sự an nguy của vợ con càng sơm càng tốt..
Cùng trong lúc đó, Tướng Dù đã trở lại. Chúng tôi thảo luận kế rút đi. Khi xét kỹ lại trong chúng tôi..không ai là hoa tiêu vận tải. Tướng Lành, Thảo nâu, Duy Lạc..đều là hoa tiêu phóng pháo. Ông Linh đề nghị qua DAO.. Tôi hỏi nhỏ ông Linh: SĐ 5 KQ thì sao ?..Các hoa tiêu đã tự ý rút cả rồi..Linh thở dài trả lời..Sau phút suy tính, vị chỉ huy đoạn hậu BTLKQ cho lệnh rút..Tất cả lên 3 jeep trực chỉ DAO.
Tới cổng DAO, một dân sự Mẽo, mặc áo giáp, M17 cầm tay chặn lại:
Generals only.. Y hách dịch ra lệnh..
Hai Tướng KQ, một Tương Dù bước vào trong hàng rào kẽm gai.. Tôi lắc đầu quay ra, tự tay gỡ kẽm gai bước khỏi vùng phân ranh Mỹ-Việt.
Anh Mẽo gác cửa chẳng hiểu tại sao cái anh phi hành đã vào rồi lại bỏ ra..khi nhiều người muốn vào lại không được..
Tác giả sau đó, cùng một số sĩ quan cấp Tá quay lại BTL KQ để tìm phương cách khác tự di tản..
(Ghi chú: Danh sách một số Tướng, Tá và chức vụ tại Bộ TLKQ, trong những ngày cuối cùng của VNCH
Trung Tướng Trần văn Minh, Tư lệnh KQVN
Thiếu Tướng Võ Xuân Lành: Tư lệnh phó
Chuẩn Tướng Võ Dinh: TM Trưởng
Ch/Tướng Đặng Đình Linh:TM Phó Kỹ thuật/Tiếp vận
Bác sĩ Phạm gia Lữ trong bài 'Tân sơn Nhất trong giờ hấp hối' (Lý Tưởng, tháng 4/2002) kể lại một số diễn biến tại Trung Tâm Y Khoa KQ..với nhiều tiết khá..chua chát của một đơn vị..hầu như bị..bỏ quên ?
..'chiều thứ hai 28 tháng tư..lệnh giới nghiêm 24/24 bắt đầu, cổng Phi Long đóng cửa..Phi trường TSN vừa bị A-37 oanh kích trước đó..
Khoảng nửa đêm, Th/t L. nhào vào bô bô nói: Tình hình thế này mà các cậu ngủ được thì lạ thật. Đàn anh biến đi đâu hết rồi.(hắn ám chỉ các anh lớn của KQ)..họ đang lập cầu không vận đi Côn sơn kia kìa.. SĐ5 KQ đang tổ chức di tản cho thân nhân binh sĩ thuộc SĐ đi Côn sơn..
Đêm 28, CQ pháo kich vào phi trường..gây thiệt hại cho nhiều máy bay..
..Khoảng 7 giờ sáng. (29/4) trong lúc quanh quẩn tại BCHHKQ, tôi gặp Đ/tá H Giám đốc Trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp KQ trước cửa văn phòng ông, vẻ buồn bã lộ trên nét mặt..tuy thuộc cấp chỉ huy nhưng không cổ cánh, máy bay không có trong tay, nên cũng chẳng xoay sở gì được.. Đ/tá Th. Chỉ huy trưởng Trung Tâm Kiểm báo, cũng là người rất kỷ luật, cứ nằm lỳ trong đơn vị để làm gương cho thuộc cấp nên cũng bị kẹt trong cơn hấp hối của TSN..
Khoảng 10 giờ..cùng Th/t Vũ BH thuộc trường CH/TM..chúng tôi cùng lái xe..đi thăm tình hình..Trên đường chạy ra Phi đạo, một dẫy dài xe hơi bỏ trống, nối dài từ cửa chính vào văn phòng Tư lệnh ra đến ngoài đường..
Tôi gặp chiếc falcon màu vàng nhạt của Th/t Khoa (đen), vẫy tay ra hiệu cho anh ngưng lại và hỏi: Đi đâu bây giờ ?'. Khoa trả lời vắn tắt: Theo moa...'Vừa khỏi vòng rào BTL, Kh quẹo phải rồi quẹo trái, thì ra anh ở nhà cũ của LCK, sau khi vợ con hành lý lên xe, chúng tôi nối đuôi nhau trở ra phi đạo. Trạm canh ra phi đạo không còn quân cảnh canh gác..'
Bay đi Utapao:
Để thoát khỏi Việt Nam, các phi cơ vận tải, phản lực..nếu đủ nhiên liệu có thể tự bay sang Singapore ( 590 miles về phia Tây-Nam) hoặc gần hơn là sang Utapao (Thái Lan) (350 miles phia Tây-Bắc). Đa số các phi cơ vận tải và phản lực đã chọn Utapao, chỉ một số rất ít C-130 bay đến Singapore..
Bài viết chinh thức về cuộc di tản của các phi cơ VNCH đến Utapao trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến VN:Escape to Utapao của Tác giả Ralph Westerhaan đã được đăng trên Tập san Air and Space/ Smithsonian Số Dec-Jan 1997.
..' Vài ngày trước khi xẩy ra cuộc di tản của KQVNCH ra khỏi Sài gon, Tương KQ HK Harry Aderholt, Chỉ huy trưởng Phái bộ Quân viện HK tại Thái Lan (MAC-Thai) đã gửi Đại úy KQ Roger L YoungBlood bay đến Phi trường Trat, nằm sát biên giới Thái-Miên. Bay trên một chiếc phi cơ AU-23 của Không lực Thái (AU -23 là một phi cơ cải biến từ loại Pilatus PC-6, có khả năng đáp được xuống những phi đạo thật ngắn) YoungBlood bay vòng vòng trên không phận Thái cùng một phi công phụ VNCH. Phi công phụ này giữ tần số vô tuyến và hướng dẫn các phi cơ VN bay về Utapao..'
Skyraiders A-1:
11 chiếc Skyraiders đã đến được Utapao, gồm 5 A-1E, một A-1G và 5 A-1H. Trong số này 7 chiếc thuộc Phi đoàn 514, 3 chiếc thuộc PĐ 518 và một thuộc PĐ 530:
Chiếc Skyraider A-1H, số hiệu 139606 thuộc PĐ 518 là chiếc Skyraider sau cùng bay khỏi VN đến Utapao, phi công đã chở cả gia đình'nêm' chật cứng trong phòng lái (danh từ lóng của KQ Mỹ gọi đây là một hell hole).
Trên một chiếc A-1E, phi công (Th/tá Hồ văn Hiển PD 514) đã cất cánh, chở theo 15 người, nhét cứng trong..'blue room'.. Tác giả Phi Long 51 trong bài 'Chuyến bay định mệnh' (trên Diễn đàn Cánh thép) ghi lại:
..' Sáng 29..tôi trở lại Bộ chỉ huy Hành quân KQ sau 10 giờ và khám phá ra PĐ 518 đã cất cánh đi Cần Thơ. Tôi gặp Tr/tá NCP trong BCH và tìm phi cơ để đi..Do cơ trưởng Lợi huớng dẫn, chúng tôi tìm được một AD-5 (chiếc này có 2 chỗ ngồi lái và một phòng trống khoảng 3x4x3 feet cao ở phía sau ghế pilot). Phi cơ trang bị đầy bom đạn..Sau khi thay bình điện, phi cơ rời ụ và tuy quá tải cũng cất cánh được, không liên lạc được với đài kiểm soát..Phi cơ bay đi Cần Thơ xin đáp nhưng bị từ chối..sau đó đành bay ra An Thới (Phú Quốc), thả bớt bom xuống biển..Tại An thới phi cơ được bỏ bớt đạn đại bác, tạm bị giữ, không cho cất cánh..Đến 10 giờ sáng, sau khi có lệnh đầu hàng, phi cơ bay đi Utapao.cũng vẫn vơi 15 người trên phi cơ..
Số Skyraiders bị bỏ lại là 40 chiếc, trong đó 26 chiếc bỏ lại ở TSN.
F-5s:
Trong số 26 chiếc F-5s bay thoát khỏi VN (gồm 22 chiếc F-5E và 4 chiếc F-5A/B), có 2 trường hợp đặc biệt được Anthony Tambini ghi lại trong F-5 Tigers over Việt Nam:
Một chiếc F-5F (loại 2 chỗ ngồi), đã chở theo 4 phi công trong 2 phòng lái, bằng cách tháo bỏ các dù, hạ ghế xuống thấp hết mức, một phi công ngồi và phi công thứ nhì đứng khom lưng đối mặt, lưng dựa vào cockpit.. Phi cơ cất cánh khi phi trường đang bị pháo kích: lúc đầu phi cơ định bay lên với hệ thống thắng để mở. Cảm nhận được tình hình không thể bay lên, phi công đã phải mở dù 'drag chute) để làm chậm vận tốc.. sau đó đóng hệ thống thắng để phi cơ bay lên được và bay đi Thái Lan. Tuy nhiên, có lẽ hệ thống thắng đã bị hư hại khi bị pháo kích nên không còn sử dụng được..Phi cơ đáp xuống một phi dạo thô sơ và chật hẹp.. không ngừng được nên đâm vào cây và phát nổ, gây tử thương cho cả 4 phi công..(Các phi công tử nạn gồm các Th/tá Mai Tiến Đạt, Nguyễn Đức Toàn, Ngô văn Trung và Đ/u Lê Thiện Hữu..)
Một F-5A khác, cất cánh với 3 phi công, cất cánh ngược hướng bay, bay qua đầu các phi cơ đang đậu trên phi đạo chờ đến lượt bay lên. Phi cơ đến được Utapao.
Số F-5 bị bỏ lại gồm 87 chiếc, trong đó có 27 F-5E
A-37s:
Th/tá Ngô đức Cửu, đón được một L-19 và về được Trà Nóc (Cần Thơ). Tại đây ông trình bày tình hình của Bộ Tư lệnh KQ Sàigòn (bỏ ngỏ.) và hướng dẫn các PĐ A-37 còn lại bay đi Utapao:
..' từ Bình Thủy đi Utapao, hướng 300, khoảng 45 phút là đến..Anh em nên lấy bản đồ ra kiểm soát lại. và ghi các chi tiết tần số tower..'
10 giờ sáng 30/4 khi có lệnh 'đâu hàng' Căn cứ Bình Thủy cũng tự động tan hàng..Bãi đậu phi cơ vắng lặng, không còn quân cảnh, không còn chuyên viên kỹ thuật..
..'tôi rất thán phục anh em A-37 Cần Thơ, có nôn nóng nhưng rất trật tự có thể nói là. lịch sự. Tôi lên tiếng vì nhu cầu, tất cả hoa tiêu A-37 phải rời Việt Nam, anh em bắt cặp lấy, mỗi phi cơ phải đi được 3 người, không dù không hành lý. ngoại trừ Phi công bay ghế trái phải đội helmet để liên lạc. tất cả phi cơ phải bay ở 12 ngàn bộ, không cần dưỡng khí. '
Đa số phi cơ bình điện yếu, Th/tá Cửu và Th/tá Kim (Liên đoàn trưởng Kỹ thuật) đã dùng APU để khởi động từng phi cơ theo thứ tự..Thiếu tá Cửu lên chiếc sau cùng. rời phi đạo để cùng hợp đoàn gần 30 chiếc A-37 bay đi Utapao.
Đây có thể được xem là 'chuyến di tản' trật tự và 'thành công' nhất của KQ VNCH.
Ngoài ra, còn có một A-37 đáp xuống một xa lộ gần Căn cứ KQ Korat, phía Bắc Bangkok, gần một trường học, bom đạn còn đầy dưới cánh và Tướng Aderholt đã phải gửi một Đ/u phi công Mỹ đến để bay chiếc này về Căn cứ Udorn.
Theo thống kê 27 chiếc A-37 đến được Utapao.. 95 chiếc bị bỏ lại Việt Nam
Phi cơ vận tải:
Tân Sơn Nhất là căn cứ tập trung của nhiều Phi đoàn vận tải của KQVNCH..Cuộc di tản cũng rất hỗn loạn, nhiều phi cơ bị bỏ lại vì không có phi công, không người đổ xăng..có những trường hợp phi cơ không cất cánh nổi do quá tải, hay do quá vội. Một số phi cơ vận tải đã bay được sang Utapao do đã ở sẵn tại Côn đảo, tất cả đều chở vượt quy định..có những C-47 bay đến Utapao với cả trăm hành khách (bình thường chỉ chở 30 binh sĩ)..bánh đáp bị gãy khi chạm đất..
Phi công Hungphan trong bài hồi ký 'Những giờ phút sau Tinh Long 07' ghi lại: Sáng 29/04/75
Những chiếc Tỉnh Long của KQ.VNCH
..' đồng loạt không ai bảo ai, chúng tôi tháo chạy về phia Không đoàn bộ (PĐ 437), cạnh một bên là đại bản doanh của PĐ 435, chúng tôi đang ngơ ngác tìm nơi trú ẩn, thì thấy ông PĐ trưởng Tr/tá MMC bước ra, nhìn chúng tôi lên tiếng..' giờ này pilot quý lắm, ai ở phi đoàn nào. về phi đoàn nấy. 'chúng tôi im lặng rút sâu vào tầng dươi của SĐ bộ. thấy đủ mặt văn võ bá quan. TT Vinh con 435, TT Vinh Trô 437, TrT Dinh, Đ/u Chư..đã có mặt từ lúc nào? gần giống một cuộc họp của Không đoàn.
Không biết thời gian nặng nề, dai dẵng này kéo dài bao lâu, thỉnh thoảng như để phá tan bầu im lặng, tiếng pháo lại vang lên phía bên ngoài. bỗng nghe tiếng điện thoại reo vang trên lầu, rồi lại im lặng, tất cả mọi khuôn mặt không dấu vẻ lo lắng, đợi chờ. tình hình căng thẳng. khoảng mười phút sau, tiếng chuông điện thoại lại một lần nữa reo lên. và chưa hết tiếng reo. bỗng một tiếng của. ai đó hét to Ra xe. (nghĩa là chưa ai nghe điện thoại..). Không ai bảo ai, chúng tôi chạy nhanh và chen chân nhẩy lên xe.
Tôi cũng nhảy lên một step van, chạy một quãng, 4-5 anh phòng thủ, súng ống đầy mình chạy ra chận lại, có tiếng trong xe la lớn:'ĐM, lên xe luôn, giờ này mà chặn cái gì?' thế là thêm đông. Đến parking tôi chạy về chiếc GZA 027, Herky 027, mà tôi biết tàu tốt..vì tôi mơi bay về tối hôm qua...Trên phòng lái, có độ 10 ông pilot C-130. phí thật.
Chỉ một phút sau, chúng tôi take-off..2 phút sau đã có cao độ an toàn (TT Nhân nhẩy vào ghế pilot thay Đ/u Chuân, ngồi co-pilot là Tr/T Đinh.)
(14 chiếc C-130 bị bỏ lại, 9 chiếc đến được Utapao, ngoài ra còn một chiếc đã đào thoát sang Singapore từ khoảng đầu tháng 4)
Tác giả 'Không quân liệt lão' trong bài 'Giây phút não lòng' (xem phần trên) ghi tiếp:
... Thảo bảo tôi: Mình ra khu trực thăng, moa thấy nhiều lắm, đậu phía gần phi đạo hướng Bà quẹo đó.. Đến khu trực thăng, lên chiếc nào mở máy cũng không...nổ, tàu nào cũng khô ran... (Tướng Tiên cho lệnh rút xăng khỏi tàu vì sợ các phi công... tự động tan hàng). Chọn trực thăng không xong, Thảo Nâu chở tôi trên jeep đi tìm Cessna... Gặp Cessna, Thảo leo lên, bảo tôi ngồi ghế phài... hắn quay máy, máy nổ. Bỗng nhiên con tàu xao động dữ dội. Quan quân ở đâu đông thế đang dành nhau leo lên tàu. Cessna chỉ có 5 chỗ, làm sao chở nỗi cả chục người, Không ai chịu xuống.
Tôi tự quyết định. nhường chỗ, mở cửa buớc xuống., leo lên jeep để lái đi,có QC Vân cùng bỏ Cessna lái đi. tìm xem còn chiếc nào để quá giang.
Trên đường rời khỏi SĐ 5KQ, ngang qua văn phòng Tư lệnh phó SĐ, thấy có ánh đèn, cửa mở, tôi đậu xe bước vào.. Gặp Đinh thạch On ngồi thẫn thờ sau bàn giấy. Tôi hỏi:
- On, sao còn ngồi đây? Tât cả bỏ đi hết rồi, anh cũng đi đi thôi.
On như người mât hồn: C-130 tụi nó lấy trốn cả rồi.
Tôi nhắc: còn C-47 mà..On thở dài: Đã lâu lắm, tôi không lái C47.
. Sau khi ngồi chờ ông On, lôi quyển kỹ thuật C-47..ra 'ôn bài', cả đám đi tìm C-47 để chạy. Đến bãi đậu, các phi cơ đều bất khả dụng: hoặc không xăng, hoặc bị trúng đạn pháo kích. Đang tuyệt vọng, cả đám tìm được một C-47 đang nằm trong hangar. khóa kín. Đó là chiếc phi cơ riêng của Tư lệnh Vùng 2. Sau đó có thêm Đ/u Qui chạy đến. Phi cơ chở đến gần 80 người, cộng theo thiết bị linh tinh. cố gắng cất cánh. để sau cùng đến được.Utapao.
Nhóm của BS Phạm gia Lữ (xem phần trên) sau đó đến phi đạo C-47 để tìm máy bay di tản, có chiếc không khởi động được do bình điện yếu. Chiếc DC-6 'Bình Long Anh dũng' tuy nằm cạnh nhưng được. canh giữ. Sau đó tìm được chiếc C-47 của Tư lệnh KQ, Kh bắn bể khóa. Tất cả leo lên tàu để bay ra Côn sơn. Sau những trục trặc như không có bản đồ phi hành, phi cơ hết dầu thắng (tìm được 2 gallon nơi đuôi phi cơ). phi cơ đáp được xuống Côn sơn. Th/t Khoa bay thêm một chuyến trở lại Saigon (TSN đã bỏ ngỏ) để đón thân nhân và bay lại ra Côn sơn. Dùng nón sắt để chuyển xăng, phi cơ đã bay đi Utapao sáng 30/4 khi DV Minh ra lệnh đầu hàng..
Tác giả Nguyễn Cao Thiên trong bài 'PĐ 314, Chuyến bay không phi vụ lệnh '(Đặc san Liên khóa 64SVSQ, 2009) ghi lại một số chi tiết mô tả tình trạng hoảng loạn, vô trật tự. tại TSN khi phi trường bị pháo kich. Sau khi PĐ phó Tấn từ KĐ trở về cho biết 'Trên đó có ai đâu? vắng hoe?' Mạnh ai nấy chạy. tự tìm phi cơ để bay đi. Có phi cơ cất cánh quá vội, quên cả gỡ kẹp đuôi, nên bị. rơi ngay tại phi trường. Chiếc C-47 của PĐ 314 bay đến Utapao với trên 40 người.
(16 chiếc C-47, đủ loại kể cả EC, AC đến được Utapao. 38 chiếc bỏ lại.)
Ngoài ra cũng có 3 AC-119 và 6 C-7A Caribou đến Utapao, 37 chiếc AC-119 cùng 6 chiếc C-119 vận tải bị bỏ lại.. Số Caribou lên đến 33 (trong tình trạng đình động..)
Tại Utapao còn có:
- 14 chiếc Cessna U-17 Skywagon
- 12 chiếc UH-1
- 3 chiếc O-1 Bird dog
Bảng tổng kết của HK ghi nhận: số phi cơ của KQVN bỏ lại còn có 434 chiếc UH-1, 114 chiếc O-1, 32 chiếc CH-47 Chinook và 72 phi cơ các loại khác gồm U-17, O-2A, T-37, T-41 và cả U-6 Beaver.
Bay ra biển:
Các phi cơ trực thăng (UH-1 và Chinook), khi tự động tan hàng..đa số tìm đường thoát bằng cách bay ra biển, để đáp xuống bất cứ tàu bè nào đang di chuyển ngoài khơi: đáp trên chiến hạm Mỹ, nếu có chỗ đáp là tốt nhất, đáp trên chiến hạm VN..và trong tinh trạng 'bi thảm 'nhất' là đáp xuống biển..và phi công tự thoát, nếu may mắn sẽ được tiếp cứu và vớt lên tàu.
Trường hợp đặc biệt nhất được ghi vào lịch sử Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ là trường hợp đáp của một L-19 chở đầy..'hành khách' trên Hàng Không Mẫu hạm..
Sau đây là một số trường hợp được kể lại trong các bài hồi ký:
Phi đoàn Thần Tượng 215
Khoảng 10 giờ sáng 29 tháng 4, bộ chỉ huy Phi đoàn 215 đã dùng 3 trực thăng để 'di tản 'về Côn Sơn. Trên các trực thăng có Phi đoàn trưởng (Tr/tá Khưu văn Phát), PĐ phó (Th/tá Đức). các phi đội trưởng. Tuy nhiên do hết xăng nên cả 3 chiếc sau khi gặp Tàu chở dầu của hãng Shell. đã cố gắng thả người (nhảy từ máy bay xuống sàn tàu từ cao độ chừng 3 m) và phi công còn lại sau cùng đã đáp xuống biển, bơi thoát khỏi chiếc phi cơ đang chìm và được canô vớt. Cả 3 phi công (Đ/úy Chín, Đ/u Vĩnh và Th/tá Lương) đều được an toàn (Vĩnh Hiếu: Phi đoàn Thần tượng Giờ thứ 25).
Phi đoàn Lôi Vũ 221:
Phi đoàn di tản từ Biên Hòa về TSN trong đêm 27 tháng 4, khi phi trường bị pháo kích..Chiều 29 tháng 4, Tr/Tá Nguyễn văn Trọng, PĐT tuyên bố giải tán Phi đoàn.. 13 trực thăng của PĐ bay được ra Hạm đội HK..Trong đoàn di tản còn có các Đ/tá Phước, Đ/tá Vy (Sư đoàn phó SĐ 1 KQ) (Tâm tư Lôi Vũ -52, Van Nguyên).
Phi đoàn Lôi Thanh 237 (Chinook CH-47)
Ngày 29 tháng 4, lúc 4 giờ sáng, 4 trực thăng Chinook CH-47 đậu song song vơi nhau trước phi cảng Hàng Không dân sự. Các nhân viên phi hành..chờ quyết định của Th/tá Nguyễn văn Ba, Phi đoàn phó..nhưng ông vẩn trì hoãn chờ PĐ trưởng (Tr/tá Ch.) còn đang kẹt ở Biên Hòa..Các sỉ quan tham mưu của PĐ đều vắng mặt..Sau đó, ông quyết định di tản 4 phi cơ khả dụng đi Vũng Tàu..khi 4 phi cơ vứa đáp xuống Vũng tàu..thì phi trường này cũng vừa bị pháo kích.. Chỉ 3 phi cơ bay về Cần Thơ, một chiếc đã tự tách khỏi hợp đoàn.. 3 phi cơ đáp xuống Mỹ Tho, 1 bay trở lại Sàigòn để..đón gia đình.. khi trở lại Mỹ Tho, phi cơ bị trục trặc nên đành bỏ lại nơi bờ sông..Hai chiêc còn lại cất cánh lúc 2 giờ trưa..bay ra hạm đội HK.. thả người xuống chiến hạm Kirk,và phi công 'ditching' để sau đó được vớt (Chuyến bay cuối cùng-Nguyển văn Ba- Lý Tưởng Úc châu, số kỷ niệm Ngày Không Lực 1-7-2011)
O-1 Birđ Dog (L-19) đáp trên Hàng Không Mẫu hạm:
Một trường hợp đặc biệt nhất của cuộc di tản, được ghi vào quân sử Hoa Kỳ, phi cơ được lưu giữ tại Viện bảo tàng là trường hợp dùng L-19 đáp xuống Hàng không Mẫu hạm Midway của Thiếu tá Lý Bửng, Sĩ quan trưởng phòng hành quân của PĐ Sao Mai 114/ KĐ 62 CT/ SĐ 2 KQ.
Việc O-1 đáp trên Hàng không Mẫu hạm đang di chuyển là chuyện không thể tưởng tượng nổi, ngay cả với các phi công Hoa Kỳ và những chuyên viên thiết kế máy bay của hãng Cessna..
Điều gây 'kinh ngạc' hơn nữa là trên phi cơ còn có thêm 6 người (vợ và 5 đứa con) ngồi chật cứng trên ghế sau.. https://www.youtube.com/watch?v=wfUj6udXAGU
Phi công Lý Bửng kể lại như sau (Chuyến bay về vùng tự do của KQ Lý Bửng- Đặc san Lý Tưởng số 02/2010):
..'Sáng 29 tháng 4, tôi và Hường, Nhị cùng bay chiếc O-1 này ra Côn Sơn. Vợ con tôi đã ra Côn sơn bằng phương tiện trực thăng trước, hình như của PĐ 215. Chiếc O-1 này tình trạng máy tốt, chỉ có vô tuyên là không hoạt động được. Tôi cất cánh từ TSN trong lúc phi trường đang bị pháo kich. Chúng tôi quyết định bay ra Côn sơn vì không rõ tình hình Cần Thơ. Đêm nghỉ tại Côn sơn, chúng tôi chưa biết chắc sẽ đi Thái bằng phi cơ gì. Sáng 30 tháng 4, có lệnh đầu hàng, tôi sắp xếp cho tất cả anh em PĐ 114 trật tự lên các C-123 và C-130 đi Thái Lan. Tôi và gia đình dự trù sẽ đi chiếc C-123 sau cùng. nhưng chiếc này bị hư không cất cánh được. Khoảng 130 người còn lại đành chờ tàu HQ. Cảnh tượng xuống tàu rất hỗn loạn. Tôi quyết định dùng chiếc O-1 mà tôi đã bay ra Côn sơn hôm qua để chở cả gia đình để bay đi. nhưng chưa biết đi đâu? Trời rất xấu, mưa mù mịt, tôi bay rase motte trên mặt biển, khoảng từ 500 đến 700 bộ. Trong lúc bay tôi thấy nhiều trực thăng bay ra biển. tôi cũng lấy hướng bay này. cho đến khi thấy chiếc hàng không mẫu hạm.
Chiếc O-1 bị hỏng hệ thống vô tuyến nên tôi không thể liên lạc được với ai..Tôi dùng phương thức bay qua đài kiểm soat của chiến hạm, lắc cánh để cho biết hệ thống vô tuyến bị hỏng và xin đáp. Dưới mẫu hạm bắn hỏa pháo đỏ liên tiếp ra dấu cho biết là họ không chấp thuận cho hạ cánh..có lẽ vì không còn chỗ ? Tôi lấy bản đồ, giấy tờ trong máy bay viết chữ xin hạ cánh vì phi cơ còn có vợ con..và buộc vào botte để thả xuống..sàn tàu. Sau đó nhân viên trên tàu xô một số trực thăng xuống biển và dọn các trực thăng khác để lấy chỗ cho tôi đáp..Phi đạo họ dành cho cho tôi đáp là cạnh ngắn, khoãng 150 feet..'
Sau một lần đáp thử để ước lượng các thông số kỹ thuật, như gió ngang, sự di chuyển của mẫu hạm..Phi công Lý Bửng đã đáp thành công... xuống Mẫu hạm Midway trước sự kinh ngạc và thán phục của nhân viên thủy thủ trên tàu.
Trong 'chiến dịch di tản' Frequent Wind':
Hàng không mẫu hạm Midway đã tiếp nhận khoảng 60 trực thăng của KQ VNCH, trong đó có chiếc UH-1 của Tướng Kỳ và cả vài trực thăng của Air America.
Chiến hạm USS Kirk, trong thời gian yểm trợ đoàn tàu di tản của HQ VNCH đã là nơi đáp cho 16 chiếc trực thăng của KQ VNCH..Sàn đáp của chiến hạm chỉ dành cho một trực thăng nên sau khi đáp, trực thăng phải đẩy xuống biển để lấy chỗ cho chiếc kế tiếp..Ngoài 16 chiếc UH-1, còn có 1 Chinook sau khi thả người trên sàn đáp đã phải đáp xuống biển, phi công được cứu thoát..Số người trên các trực thăng đáp xuống USS Kirk lên đến gần 200 người..USS Kirk chở được về Subic Bay 3 chiếc UH-1..
Các chiến hạm khác như Blue Ridge, Mobile (LK 115).. đều tiếp nhận các trực thăng của KQVN.
Tài liệu của Air America ghi nhận một số trường hợp các phi công VN dùng súng. 'tạm mượn' phi cơ của Air America để bay ra Hạm đội Hoa Kỳ: Chiếc UH-1H (69-16715) của Air America màng dấu hiệu ICSS (Ủy Ban Liên hợp 4 bên) đã do phi công VN bay ra đáp tại Chiến hạm Blue Ridge..trưa ngày 29/4. Tất cả có 6 chiếc trực thăng bị phi công VN mượn tạm, trong đó 5 chiếc loại UH-1 và một chiếc Bell 204B (?), chiếc Bell này sau đó đáp trên USS Kirk. (Air America in South Viet Nam: The Collapse. Tác giả Joe Leeker)
Số phận những phi cơ. đến được Utapao:
Ngay khi các phi cơ của KQ VNCH đáp xuống Utapao, vừa ngừng bánh, tắt máy. các nhân viên phi đạo lập tức sơn lại cờ. chuyển từ VNCH sang thành máy bay của Hoa Kỳ. Người Thái không muốn 'chứa chấp' những người Việt vừa phải bỏ nước ra đi nên HK đã phải lập cầu không vận, dùng các C-141 để đưa người tỵ nạn sang Guam.
Một trục trặc nhỏ đã xẩy ra: 65 người, tất cả trên cùng một chuyến C-130 đến Utapao. đã đòi trở về Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Tr/Uy Cao van Le(?), những nhân viên KQVN này. khi bay khỏi TSN, không biết là họ sẽ phải. biệt xứ, trong khi gia đình còn kẹt lại tại Việt Nam. và dọa sẽ tự tử nếu không được như ý. Một Đại tá KQVN và một Tuyên úy QĐ HK đã giúp điều đình để giải quyết vấn đề và còn 13 người cương quyết đòi về. Sau cùng cả 13 người đã được chích thuốc ngủ để đưa lên C-141 đi Guam.
CSVN đã lên tiếng đòi hỏi chủ quyền về những máy bay tỵ nạn tại Thái và Hà Nội đã đòi đưa một phái đoàn đến Thái để kiểm kê các phi cơ. Chính quyền Thái, do áp lực của Hà Nội đã đòi' tạm giữ' các máy bay đang ở Utapao. Tướng Aderholt cho biết' các phi cơ này thuộc quyền sỡ hữu của HK theo một điều khoản có ghi trong Thỏa ước Viện trợ Quân sự Mỹ-Việt' nhưng chưa chắc Thái. đồng ý nên ông tìm cách chuyển các phi cơ. khỏi Thái. càng nhanh càng tốt. Trước hết, Aderholt 'tặng' cho Tư lệnh KQ Thái 5 chiếc F-5 (đễ mua chuộc giới quân sự Thái, thật ra Aderholt. không có quyền. nhưng trước chuyện đã rồi HK khó lấy lại được 5 phi cơ này). Và ngay khi Hàng không mẫu hạm Midway ghé một Căn cứ HQ Thái gần Utapao ngảy 5 tháng 5. khoảng 140 phi cơ đủ loại đã được chở ra khỏi Thái (trong số này có lẽ gồm cả một số phi cơ, trong tổng số 93 chiếc của Không lực Kmer đã bay sang Thái khi Nam Vang thất thủ). 4 chiếc Skyraiders được Aderholt cho bay đi, cất giấu tại Căn cứ Takhli. Mẫu Hạm Midway đã chở về Guam 101 phi cơ của KQVN, trong đó có 21 chiếc F-5E.
Theo 'Escape to Utapao' một chiếc C-123K được đưa ra khỏi Thái (số đuôi 54-00592). chiếc này hiện ở Phi trường Avra Valley và... không ai biết về trường hợp này. (Theo danh mục trong Flying Dragons trang 164 thì chiếc này của KQVN).
Tài liệu của Hải Quân Thái ghi nhận: trong danh mục phi cơ thuộc HQ Thái có một số phi cơ 'cũ' của KQVN như:
- C-47A (43-48101, VNAF)
- VC-47D (43-48777, VNAF 'EY'
- AC-47D (43-49095, VNAF 'EK'
- RC-47 (43-49701, VNAF) và (43-49925, VNAF 'EF') và (44-76418, VNAF 'EB')
- EC-47 P (45-1044, VNAF 'WA')
Ngoài ra còn 3 chiếc U-7 mang các số đuôi 71-1438; 71-1442 và 7-1455 được ghi là VNAF(?)
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN KHÔNG QUÂN NHA TRANG
Sự phát triển của Không Quân Việt Namgắn liền với những biến chuyển của thời cuộc, vào năm 1951 với 4 phi đoàn gồm những loại phi cơ quan sát bà già và vận tải cơ cánh quạt cũ kỹ thường dùng cho những phi vụ liên lạc, cho tới năm 1975 KQVN đã trưởng thành với hơn 60 phi đoàn phần lớn là phản lực cơ đủ loại hiện đại, đứng hàng thứ tư trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Liên Sô và Trung Cộng, và từ quân số hơn 1,000 đã lên đến 70,000 người, từ cấp phi đoàn đã lên đến cấp sư đoàn KQ, với trên 2,000 phi cơ đủ loại.
Cùng thời gian này một số khóa sinh được tuyển chọn gởi đi du học tại các trường huấn luyện của Pháp như tại Salon de Provence (Học viện Không Quân Pháp), Avord (vận tải), Aulnat (bay vỡ lòng trên phi cơ Stamps), Rochefort và Chamberry (cơ khí), Auxerre(truyền tin) và tại Bắc Phi như Marrakech, Meknes, Khouribga, Blida và Fez (khu trục, oanh tạc, điều hành viên), sau này họ đều nắm những chức vụ quan trọng tiêu biểu như các niên trưởng Trần văn Hổ, Nguyễn xuân Vinh, Ðặng đình Linh, Nguyễn Cao Kỳ, Huỳnh hữu Hiền, Hà xuân Vịnh, Nguyễn ngọc Loan, Vũ thượng Văn, Dương thiệu Hùng...
Trong khóa học, một tai nạn đáng tiếc đã khiến khóa sinh Nguyễn Tam Ðăng tử nạn khi đơn phi, anh được truy thăng Thượng sĩ, mặc nhiên trở thành người đầu tiên hy sinh cho KQVN.
Khi mãn khóa vị khóa sinh thủ khoa, Th/úy Phạm Long Sửu mang văn bằng hoa tiêu quân sự số 1 của Không Quân Việt Nam, các khóa sinh dân sự tùy theo thứ bực khi thi mãn khóa được mang cấp bậc từ thiếu úy tới thượng sĩ.
Với những chuyên viên kỹ thuật và nhân viên phi hành tốt nghiệp, sau một thời gian thực tập trong những đơn vị Không Quân Pháp, tháng 10 năm 1953, một trong những đơn vị đầu tiên được bàn giao cho KQVN là Ðệ Nhất Phi Ðoàn Quan Sát và Trợ Chiến đồn trú tại Tân Sơn Nhất, Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh là vị chỉ huy trưởng đầu tiên của phi đoàn này.
Bằng Hoa Tiêu Đầu Tiên do Không Quân QL-VNCH cấp
Bằng Hoa Tiêu Việt Nam được cấp lần đầu tiên cho các phi công tốt nghiệp “Khóa 1 Hoa Tiêu” tại Nha Trang cuối năm 1952. Bằng này được trình bày mỹ thuật và do Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh lúc đó là Tổng Trưởng Quốc Phòng ký tên và đóng dấu.
Thiếu Tướng Hinh cũng đích thân xuống Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân gắn huy hiệu Phi Công cho các phi công tốt nghiệp. Cô em gái của Th/Tướng Hinh tên là Lisetle Nguyễn Văn Tâm nhận “đỡ đầu” cho khóa 1 Hoa tiêu Nha Trang.
Một số phi công của khóa 1 Không Quân Nha Trang sau này giữ những chức vụ cao trong và ngoài Không Lực VN như: - Chuẩn Tướng Võ Dinh, Tham Mưu Trưởng Không Quân;
- Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh, CHT/TTHL Không Quân Nha Trang;
- Đại Tá Vũ Văn Ước, CHT/Trung Tâm Hành Quân Không Quân;
- Đại Tá Phạm Long Sửu, Giám Đốc Air Việt Nam.
KHẢ NĂNG CỦA VNCH VÀ TRUNG CỘNG TRONG TRẬN TÁI CHIẾM
HOÀNG SA SAU NGÀY 19.1.1974
1.- Lực lượng Hải Quân:
a. Trung Cộng:
Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng (TC) đã được tăng cường một cách đáng kể từ sau cuộc đụng độ ở quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1-1974. Hạm đội này đã có thêm 3 khu trục hạm loại Riga, một số chiến đỉnh Osa và một số lượng quan trọng trang bị cần thiết dùng cho hỏa tiễn có hướng dẫn.
– Cho đến cuối tháng 3, Hạm đội Nam Hải gồm có một khu trục hạm loại Luta (hay Luda)) có hỏa tiển hướng dẩn, 3 khu trục hạm loại Riga (nhỏ hơn loại Luta) có hỏa tiễn hướng dẩn và 4 khu trục hạm loại Kiangnan (tương đương loại Riga) không có trang bị hỏa tiển. Thêm vào các lực lượng chiến đấu chánh yếu này còn có 12 tiềm thủy đỉnh, ít nhất 8 chiến đỉnh loại Osa cở lớn có hỏa tiển hướng dẩn và các loại chiến hạm khác nhau có khả năng hoạt động trong quần đảo Trường Sa (TS).
– Không cần tăng viện (có thể được tăng viện khi cần) Hạm đội Nam Hải có thể thi hành các hoạt động ở Trường Sa trong khi đó vẫn có khả năng duy trì trách nhiệm phòng thủ duyên hải ở mức độ trước khi xảy ra biến cố Hoàng Sa.
b. Việt Nam Cộng Hòa:
Khả năng của Hải Quân VNCH rất yếu kém so với Trung Cộng.
– Lực lượng chiến đấu chính yếu của Hải quân/Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) gồm có 2 Khu Trục Hạm (DER) và 7 Tuần dương hạm (WHEC). Tất cả các chiến hạm này đều cũ, chậm và trang bị vũ khí không hùng hậu bằng loại khu trục hạm Kiangnan của TC.
– Không Chiến Hạm nào của HQ/VNCH có trang bị hỏa tiễn.
c. Khuyết điểm:
Hoạt động trong quần đảo Trường Sa sẽ đưa đến những sự khó khăn đặc biệt cho cả hải quân TC lẫn VNCH.
– Vùng biển trong khu vực TS không được ghi chú rõ ràng trên hải đồ vì thế việc hải hành rất nguy hiểm.
– Hải quân TC chưa bao giờ tuần tiểu trong khu vực này.
– Hải quân VN chỉ có kinh nghiệm thực tiển rất hạn chế khi hoạt động ngoài vùng duyên hải, mặc dù từ tháng 2, một trong hai khu trục hạm của họ, vài chiếc tuần dương hạm và một số chiến hạm nhỏ hơn đã hoạt động ở Trường Sa.
– Khoảng cách gần nhất của những đảo này nằm cách Sài Gòn 300
hải lý và cách 600 hải lý từ căn cứ hải quân quan trọng gần nhất của TC ở Chan Chiang. Do đó, chỉ có những chiến hạm ở trong tình trạng hoàn hảo của hai lực lượng hải quân chủ yếu là duyên hải và sông ngòi mới có khả năng hải hành và hoạt động trong vùng.
Tuy nhiên, TC có thể xử dụng đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa với các cơ sở mà họ đã xây lên để dùng vào một số công tác tái tiếp tế cho hải quân.
Đảo Phú Lâm ở vào khoảng giữa căn cứ hải quân Chan Chiang và đảo gần nhất của quần đảo Trường Sa.
2.- Lực lượng Không quân.
a. Việt Nam Cộng Hòa:
Quần đảo Trường Sa có khoảng cách xa nhất độ 400 hải lý từ căn cứ không quân Biên Hòa ở hướng Bắc Sài Gòn, nằm trong phạm vi tác chiến của 40 phi cơ F-5A của VNCH, tuy nhiên loại F-5 có thể gặp những trở ngại nghiêm trọng trong khi hoạt động.
Hoạt động ngoài tầm đài radar trong đất liền và trên vùng biển rộng, ngoài ra còn phải đối đầu với những khó khăn trong lúc phi hành sẽ làm cản trở các phi công VNCH chưa từng quen thuộc với các chuyến bay dài trên vùng biển rộng và chưa bao giờ thực hiện bất cứ chuyến bay huấn luyện nào trong vùng Trường Sa. Tuy nhiên, họ có thể lấy được các dữ kiện về vị trí của lực lượng địch từ các chiến hạm hay các đơn vị bộ binh VNCH đồn trú trong vùng.
– Trong khi loại F-5E sẽ bắt đầu hoạt động trong Không quân VNCH vào cuối năm nay, có tầm hoạt động xa hơn, nhưng sự hữu hiệu của loại phi cơ này cũng sẽ bị hạn chế bởi những sự khó khăn giống nhau trong lúc hoạt động như loại F-5A.
Ngoài loại phi cơ F-5, Trường Sa còn nằm trong phạm vi của loại khu trục cơ một máy, một cánh quạt A-1 và loại phi cơ AC-119 của Không Quân VNCH. Tuy nhiên, cả hai loại này sẽ bị yếu thế trước các khẩu đại bác phòng không trang bị trên các chiến hạm Trung Cộng, trong khi đó loại F-5 với vận tốc nhanh có thể tránh né hữu hiệu hơn. Vì thế, việc xử dụng phi cơ khu trục A-1 và AC-119 ở khoảng cách quá xa và không được yểm trợ sẽ rất mạo hiểm.
b. Trung Cộng.
Các đảo trong Trường Sa (cách căn cứ không quân gần nhất của Trung Cộng ở tận cùng phía Nam đảo Hải Nam là Lingshui khoảng từ 480 đến 600 hải lý) nằm ngoài tầm hoạt động của tất cả các loại phi cơ chiến đấu của Trung Cộng, nằm ở ngay tầm hoạt động xa nhất của loại oanh tạc cơ hạng nhẹ IL-28 nhưng nằm trong tầm của loại oanh tạc cơ TU-16.
– Cất cánh từ Nam Trung Hoa (hiện tại không có các loại F-9, MIG-21 hay TU-16 trong khu vực này) không mang theo bom và mang theo nhiên liệu phụ trội, chiến đấu cơ MIG-21 và F-9 (TC chưa bao giờ dùng loại F-9 để nghinh cản) có thể bay xa đến các đảo gần nhất trong Trường Sa. Tuy nhiên, chúng sẽ không có khả năng nghinh chiến trên không và như vậy chúng không thể khiêu chiến phi cơ của VNCH bay trên vùng Trường Sa. Do vậy, chiến hạm Trung Cộng sẽ phải hoạt động đơn phương không có sự yểm trợ của không quân như trong trường hợp ở Hoàng Sa.
– Không quân Trung Cộng có khả năng giới hạn để thả bom hay thực hiện các chuyến bay do thám trong quần đảo TS. Tuy nhiên, mặc dù Trung Cộng có di chuyển loại TU-16 đến các phi trường ở Nam Trung Hoa để chúng có thể hoạt động trên vùng TS, những hoạt động này vẫn gây khó khăn cho TC khi mà các phi công không được huấn luyện về những chuyến bay xa trên mặt biển, chưa từng bao giờ bay ngang qua TS và họ sẽ phải hoạt động ngoài tầm của các căn cứ radar trên đất liền.
nbsp; – Nếu như Trung Cộng có thiết lập căn cứ không quân trong Hoàng Sa (một cam kết lớn lao), khu vực nằm về phía bắc Trường Sa sẽ ở trong tầm tác chiến của loại chiến đấu cơ MIG-19 và trọn khu vực TS sẽ nằm trong tầm tác chiến của loại MIG-21 và loại F-9.
Trong khi phải đối đầu với các khó khăn giống nhau lúc hoạt động, phi cơ TC có thể thách thức phi cơ VNCH trong vùng TS, mặc dù TC không có loại phi cơ tương xứng với loại phi cơ F-5E tối tân hơn có trang bị hỏa tiển không-không.
3.- Kết luận.
Khi hoạt động trong vùng Trường Sa, với sự kiện cả Trung Cộng và VNCH, không ai quen thuộc với khu vực này, sẽ mang lại những khó khăn đặc biệt cho cả hai và sẽ vượt quá khả năng giới hạn của họ. Tuy nhiên, không chiến có thể xảy ra và Trung Cộng sẽ có lợi thế hơn.
Lực lượng hải quân Trung Cộng có thể phái ra Trường Sa rõ ràng trội hẳn hơn lực lượng Hải Quân VNCH đang sẵn có trong vùng hoặc có thể sẽ được gởi ra sau này. Trong khi phi cơ VNCH là mối đe dọa cho các chiến hạm Trung Cộng, các phi cơ này phải tùy thuộc vào sự trợ giúp của các chiến hạm hay các đơn vị đồn trú trong vùng để xác định vị trí mục tiêu. Như vậy sự hữu hiệu của Không Quân Việt Nam sẽ đạt đến mức độ cao nhất trong những giai đoạn đầu của cuộc xung đột.
Dường như không chắc là lực lượng hải và không quân VN có thể ngăn chận hải quân TC đánh bật hải quân VN ra khỏi khu vực hay tấn công và cô lập các đơn vị đồn trú VN, mặc dù phi cơ VN sẽ hữu hiệu hơn trong nhiệm vụ bảo vệ các đồn lính này hơn là tấn công các chiến hạm TC.
Do các khó khăn đã trình bày khi hoạt động trong quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh có lẽ sẽ không gây ra cuộc xung đột ở Trường Sa nếu họ không có những sự chuẩn bị chu đáo.
Các hành động có thể bị phát hiện và có thể xem như là những sự chuẩn bị cho các cuộc hành quân tiến chiếm quần đảo Trường Sa gồm có:
– Tăng cường Hạm Đội Nam Hải (hoạt động này đã bị phát giác)
– Di chuyển loại phi cơ TU-16 đến các phi trường ở phía nam Trung Hoa
– Mở các chuyến bay do thám trong vùng Trường Sa
– Tập hợp thêm lực lượng hải quân thích ứng trong quần đảo Hoàng Sa (khu vực được dùng để mở cuộc tấn công).
– Chiến hạm hải quân Trung Cộng mở các cuộc tuần tiểu ở khoảng cách xa về hướng nam quần đảo Hoàng Sa.)
TAI LIEU LIEN KET:
1. Những Phi vụ hành quân sau cùng của KQ VNCH, của Trần Lý
2. Tài liệu dịch của Hải Quân Hoa Kỳ-Thềm Sơn Hà
Trinh Khanh Tuan
24.7.2014
Nguồn: http://kimanhl.blogspot.com/2014/07/khong-quan-vnch-khong-luc-viet-nam-cong.html
Việt Nam Không Quân Ca - QLVNCH
https://youtu.be/GEgjbT98MQ4
|
No comments:
Post a Comment