Ký kết biên bản thỏa thuận xây dựng kè bảo vệ cột mốc 631 với huyện Nà Po (Trung Quốc) (23/05/2012 03:14 PM)
Đoàn đại biểu UBND huyện Thông Nông vừa hội đàm với Đoàn đại biểu huyện Nà Po (Trung Quốc) về xây dựng kè bảo vệ cột mốc 631 tại xã Vị Quang (Thông Nông).
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa, hai bên dã hội đàm và đi đến thống nhất: Việt Nam đồng ý cho Trung Quốc xây dựng kè bảo vệ cột mốc 631 và Trung Quốc trao cho Việt Nam hồ sơ thiết kế mốc 631 tại buổi hội đàm; Báo cáo kết quả hội đàm lên Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc phê chuẩn; Trước khi thi công xây dựng kè, Trung Quốc phải thông báo cho Việt Nam trước 10 ngày. Hai bên nhất trí thành lập tổ công tác liên hợp để giám sát quá trình thi công xây dựng kè bảo vệ cột mốc; trong quá trình thi công hai bên cần chấp hành nghiêm 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam –Trung Quốc.
Tại buổi hội đàm, hai bên ký kết biên bản thỏa thuận xây dựng kè bảo vệ cột mốc 631 và trao đổi biên bản thỏa thuận của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
TH-BCB Nguồn: www.caobang.gov.vn
UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công tác đối ngoại năm 2012 (19/04/2012 08:15 AM)
Ngày 18/4/2012, tại Hội trường lớn, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá công tác đối ngoại năm 2011, định hướng hoạt động đối ngoại năm 2012.
Tham dự có các đồng chí Hà Ngọc Chiến, UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Bộ ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương; Đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Thường trực Huyện ủy, UBND của 13 huyện thị.
Đồng chí Hà Ngọc Chiến, UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Nhiều năm qua, tỉnh ta luôn coi trọng công tác đối ngoại, năm 2011 công tác này của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả. Cụ thể: Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế như: quan hệ với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây – Trung Quốc; duy trì hợp tác thông qua cơ chế hoạt động của Ủy ban Công tác liên hợp các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang – Việt Nam với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây – Trung Quốc. Hợp tác với một số quốc gia khác thông qua Đại sứ quán các nước; chủ động thiết lập quan hệ với một số Đại sứ quán như: Nhật Bản, Belarus, Pháp… nhằm kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho tỉnh ta trong việc phát triển kinh tế xã hội. Hợp tác với các tổ chức nước ngoài, kêu gọi đầu tư nước ngoài; tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi và tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực như thương mại, du lịch, khoáng sản, hạ tầng, cửa khẩu….đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư với phương thức đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh, hiện nay có 12 dự án với tổng vốn đầu tư 32,325 triệu USD. Năm 2011, có tổng số 18 tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai 31 dự án tại tỉnh với tổng giá trị viện trợ gần 50 tỷ đồng. Đồng thời ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; trong năm tỉnh đã ký tám thỏa thuận quốc tế, trong đó có một thỏa thuận ký kết với Quảng Tây, hai thỏa thuận ký kết với thành phố Sùng Tả và Bách Sắc; năm thỏa thuận ký kết với tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Các thỏa thuận ký kết giữa cấp ngành với nước ngoài có các thỏa thuận hợp tác về nông nghiệp, giáo dục – đào tạo và giao thông vận tải.
Các thỏa thuận ký kết có tính bổ sung cho nhau, tạo được sự đồng thuận cao giữa hai bên, triển khai hiệu quả văn kiện biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Hoạt động quản lý biên giới lãnh thổ, trong năm tỉnh đã tập trung chỉ đạo tiến hành triển khai có hiệu quả và đúng thời hạn các nội dung công việc đã thỏa thuận với phía Trung Quốc. Trong đó chỉ đạo giải quyết các công việc cấp bách cụ thể như: Thực hiện việc di chuyển mồ mả nằm bên kia đường biên giới; triển khai các công trình kè sông suối biên giới, kè bảo vệ cột mốc biên giới… Hoạt động đối ngoại của cấp ủy và công tác đối ngoại nhân dân được quan tâm; chú trọng chỉ đạo về nội dung đối với các đoàn, trao đổi tăng cường hợp tác với các địa phương Trung Quốc, đảm bảo các cấp chính quyền triển khai thực hiện đúng trọng tâm, định hướng chung của Đảng, Nhà nước và đặc thù địa phương. Chú trọng chỉ đạo một số công tác trọng tâm để nâng cao hoạt động theo tinh thần chỉ thị số 04/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị triển khai chỉ thị đến các cấp ủy Đảng, các Sở, ban, ngành, huyện thị…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, trong năm 2012 công tác đối ngoại của tỉnh cần tăng cường công tác đối ngoại cấp ủy Đảng, cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể; Các cấp, các ngành, tiếp tục phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân, tuân thủ các quy định văn kiện biên giới trên đất liền Việt – Trung; Tập trung đầu tư lồng ghép các chương trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội ở các xã biên giới; thiết lập quan hệ đối ngoại, hợp tác với nhiều quốc gia, tập đoàn kinh tế quốc tế, tổ chức nước ngoài. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của Tỉnh ủy triển khai Chỉ thị 41 về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Chỉ thị 04 về đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, thực hiện Chỉ thị số 16 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 1326 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các văn kiện biên giới... Tích cực, có trách nhiệm trong hoạt Ủy ban Công tác liên hợp 4 tỉnh biên giới Việt Nam với Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Tổ chức tốt Hội nghị lần thứ năm Ủy ban Công tác liên hợp 4 tỉnh do Cao Bằng đăng cai.
Tại Hội nghị đã thông qua dự thảo Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. đồng thời nghe các báo cáo tham luận về công tác đối ngoại của Sở Ngoại vụ, UBMT Tổ quốc tỉnh và các huyện Phục Hòa, Hạ Lang, Hà Quảng.
Sau khi nghe báo cáo tham luận của các đơn vị, địa phương, phát biểu của đại diện Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các cấp ủy, Chính quyền các cấp cần chủ động chỉ đạo công tác đối ngoại trong tình hình mới, đưa công tác đối ngoại đi vào chiều sâu; mở rộng tăng cường hợp tác với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây – Trung Quốc; Mở rộng hợp tác kinh tế với các vùng biên giới; Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thông qua đại sứ quán; tổ chức hoạt động thông tin đối ngoại; chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại; Đẩy mạnh hơn nữa trong chương trình đối ngoại 295, tập trung chỉ đạo quyết định 1326 của chính phủ; Nâng cao nhận thức công tác đối ngoại, bám sát các chương trình của tỉnh… nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển trong tình hình mới.
Tin và ảnh: Kim Cúc – Dương Liễu
Nguồn: www.caobang.gov.vn
|
Việt - Trung mong muốn quan hệ phát triển chiều sâu (17/02/2012 08:24 AM)
Ngày 13.2, trong buổi hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị, Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang nhân chuyến thăm Trung Quốc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam mong muốn cùng với Đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc tiếp tục đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, theo tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo hai đảng, hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. (Ảnh: Xuân Vịnh/TTXVN)
Tại cuộc hội kiến, ông Chu Vĩnh Khang hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần đầu tiên của ông Phạm Bình Minh trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, đồng thời cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng phát triển.
Theo ông Chu Vĩnh Khang, trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường sự tin cậy về chính trị, làm sâu sắc quan hệ hợp tác thiết thực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại, góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng phát triển lành mạnh, ổn định, đi vào chiều sâu phù hợp với phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.
Trong thời gian chuyến thăm, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã tiếp thân mật Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Tại buổi tiếp, ông Đới Bỉnh Quốc khẳng định hai bên cần tiếp tục phát huy tốt và đầy đủ cơ chế hợp tác của uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương; thúc đẩy giao lưu và hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực, các cấp, các ngành và địa phương, vì lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước.
Nguồn: Theo laodong.com.vn
|
Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Đảng CS Việt Nam
|
HCM bí mật sang Quảng Tây ngày 16.01.1950.
|
- Giai đoạn 1938-1945, Hồ Chí Minh hoạt động “cách mạng” tại Quảng Tây.
- Năm 1945 thực hiện cướp chính quyền tại Việt Nam.
- Năm 1950 tiếp tục sang Trung Cộng mưu cầu viện trợ vũ khí lương thực kháng Pháp
HCM là người trùm khăn đứng thứ hai bên phải hình. Việc qua lại giữa hai Đảng CS Trung-Việt liên tục diễn ra tại cổng Nam Quan. Tháng 10 năm 1953, Chánh Vụ Viện Trung Cộng đổi tên cổng Nam Quan thành “Mục Nam Quan” (chữ “Mục” có nghĩa là: hòa thuận, hòa hợp, thân mật, thân thiết…), đồng thời cả hai chính phủ Trung-Việt thành lập Ủy Ban Cửa Khẩu Mục Nam Quan. Cùng năm, thỏa thuận theo Chánh Vụ Viện Trung Cộng, Việt Nam mở cửa tự do cho hai cửa khẩu Bình Nhi – Nam Quan. Năm 1953 đã có 276.000 lượt qua lại cổng Nam Quan giữa hai bên.
- Tháng 2 năm 1954, hai bên chính phủ Hà Nội-Bắc Kinh soạn ra “Hiệp Định Mậu Dịch Biên Giới”.
- Ngày 26.09.1954, Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu CSVN xuất phát từ cổng Nam Quan tham dự hội nghị tại Nam Ninh.
|
HCM bang giao với TC tại cổng Nam Quan trong những năm 1950
|
- Ngày 10.11.1954, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VN là Phạm Văn Đồng đi từ cổng Nam Quan sang Bằng Tường tiếp tục đi Bắc Kinh ra mắt Chu Ân Lai.
|
Phạm Văn Đồng và lễ ra mắt Chu Ân Lai
|
|
HCM và Chu Ân Lai đãi tiệc tại Bắc Kinh tháng 06/1955
|
Trung cộng tiếp tục “chi viện” cho HCM trong cuộc xâm lược miền Nam
- Ngày 26.02.1955, khánh thành tuyến đường sắt Hà Nội-Trấn Nam Quan.
Hồ Chí Minh đọc diễn văn chúc mừng tại cổng Nam Quan.
- Tháng 12.1958, hai huyện Ninh Minh, Long Tân kết hợp với Bằng Tường (Trấn Bằng Tường) thành lập huyện Mục Nam.
- CSVN phản ứng! Ngày 27.04 đến 02.05.1959, Trung-Việt hội nghị vấn đề biên giới tại Bằng Tường. Ngày 10.05.1959, chính phủ Trung Cộng quyết định xóa bỏ đơn vị “huyện Mục Nam”. Ninh Minh, Long Tân , Bằng Tường trở về đơn vị hành chính cũ.
- Ngày 04.09.1959, Chu Ân Lai đáp máy bay đến Bằng Tường hội đàm cùng Hồ Chí Minh vấn đề biên giới Trung-Việt.
- Năm 1960, Phạm Văn Đồng trồng cây si để làm mốc cho Km0 của Việt Nam.
|
Cây si do PVĐ trồng (???)
Cây si do Phạm Văn Đồng trồng (?) nhìn từ bên phía VN.
Vị trí tương ứng với khoảng cách của tường thành cổng Nam Quan cũ bên VN
|
|
Cây si PVĐ nhìn từ bên cổng Hữu Nghị Quan của TC
|
|
Cây si PVĐ nhìn từ trên lầu thành Hữu Nghị Quan. Dãy nhà trắng là Hải Quan Trung cộng xây lại trên nền “nhà tròn”.
Xa thẳm bên kia là cột Km0 hiện tại.
|
- Ngày 09.04.1961, Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh “hội đàm” tại lầu hai của cổ thành Mục Nam Quan. “Hội đàm” về nội dung gì thì cả hai bên đều không công bố. Chỉ biết rằng cuộc “hội đàm” mờ ám tại Mục Nam Quan của hai lãnh đạo cộng sản Trung-Việt được viết trong sách giáo khoa của bọn Trung Cộng là “mở ra một trang sử mới cho quan hệ Trung-Việt”.
Lầu 2 tại Mục Nam Quan với nguyên trạng cuộc “hội đàm” giữa CÂL và HCM
Bảng vàng ghi lại sự kiện
Ngày 05.03.1965, Quốc Vụ Viện Trung Cộng và chính phủ CSVN cử hành lễ đổi tên “Mục Nam Quan” thành “Hữu Nghị Quan”. Tham dự phía bên Việt Nam có Tổng lãnh sự VN trú tại Nam Ninh và đoàn chính phủ VN đến từ Lạng Sơn.
…Và kể từ sau đó, chính phủ CSVN đã dâng trọn Ải Nam Quan cho Trung Cộng để tiếp nhận viện trợ vũ khí tiến đánh miền Nam-Việt Nam Cộng Hòa.
Hữu Nghị Quan năm 1965.
|
Biểu ngữ của TC và hình Mao Trạch Đông phơi vào phần lãnh thổ VN |
So sánh với hình ảnh Mục Nam Quan năm 1959.
|
Đoàn Đại biểu Cộng Sản Trung Quốc lễ phép chụp ảnh tại cổng Nam Quan bên phía Việt Nam
|
|
Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan 1966
|
Năm 1966,công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan làm nhiệm vụ và Thiết đạo binh:
Công binh đường sắt TC giả dạng bộ đội VN
|
Năm 1966. Quân chính qui Trung Cộng giả dạng bộ đội VN Sư đoàn 62 Cao Xạ Trung cộng
|
Trong ảnh là Sư đoàn 62 Cao Xạ Trung cộng
|
Năm 1966. Quân chính qui Trung cộng giả dạng bộ đội miền bắc tuyên thệ tại Hữu Nghị Quan trước khi nam tiến.
Hướng về TC đồng thanh hô lớn:
“Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Nguyện mang vinh quang trở về!”
|
“Sát cánh cùng nhân dân Việt Nam đánh đuổi đế quốc Mỹ tàn bạo, bất lương.”
|
|
Tham gia tra tấn tù binh Mỹ tại Việt Nam
|
Tham gia bắt sống phi công Mỹ tại Việt Nam.
|
|
Người cầm ảnh là cựu chiến binh TC tham chiến tại VN
|
|
Huy chương “Đoàn Kết Chiến Thắng Giặc Mỹ” do chính HCM ký tặng hoặc do Phạm Văn Đồng ban thưởng.
|
Năm 1968, Hồ và Mao đi từ Ải Nam Quan cùng mang vũ khí vào gây tang tóc cho dân miền Nam VN
<<<<<<<<>>>>>>>>
>> Trên 80% quân đội nhân dân Trung Quốc đánh chiếm cao nguyên VNCH, đưa tới mất Miền Nam là lính Trung Quốc ngụy trang đưa vào Việt Nam; Tại Sao?
Hoàng Việt: qua những tài liệu và các nhân chứng cả hai phía VNCH và CSVN. Lính Trung Quốc đánh vào Miền Nam VN bắt đầu trận chiến chiếm cao nguyên, chú tôi hiện đang ở VN là lính Biệt Động Quân trong quân đội VNCH, ông ta chỉ là lính tác chiến Binh Nhất, không phải là sĩ quan, ông cho biết là trong những cuộc đụng độ “Lính Bắc Việt” vào năm 1975, ông nghe họ nói, hò hét bằng tiếng Tàu và bạn của ông cũng nói như vậy.
Tôi đang chờ những người lính VNCH có biết chuyện nầy hãy nói lên cho mọi người biết. Đây là một sự sắp xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nếu họ không nói thì khó có tài liệu chứng minh, tuy nhiên mình có thể viết lại trang sử qua những nhân chứng sống.
Phía những người mà tôi biết được từng là lính thuộc Quân Đội Nhân Dân của họ cũng tiết lộ như vậy. Những nhân chứng nầy chỉ là cấp nhỏ nên dầu họ có đứng làm nhân chứng thì cũng không đủ điều kiện nhưng nếu chúng ta may mắn khi có được Hồ Sơ Mỹ được giải mã thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn.
Nhiều tài liệu chứng minh cho sự kiện cộng sản Việt Nam dùng quân Trung Quốc để đánh chiếm Miền nam Việt Nam, những sự kiện nầy phải cần những người lính VNCH trong trận chiến 1975 họ đã nghe được lính “Bắc Việt” nói tiếng Tàu. Thế hệ trẻ, phải biết về sự kiện quan trọng nầy.
Nguồn: http://tdhctct.com/index.php?option=com_content&view=article&id=611:t-liu-chin-tranh-nam-bc&Itemid=105
|
No comments:
Post a Comment