Saturday, June 15, 2024

Sự xuất hiện của câu "Cửu Huyền Thất Tổ"



Cửu Huyền Thất Tổ


Sự xuất hiện của câu "Cửu Huyền Thất Tổ"
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là chữ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ tiên đã mất. Khi khấn vái trước bàn thờ gia tiên, người chủ lễ sẽ khấn "Cửu Huyền Thất Tổ", ngụ ý gửi lời khấn nguyện đến tất cả các vị. Trên ban thờ gia tiên của nhiều gia đình người Việt thường có một bài vị (thần chủ) chính giữa, đề bốn chữ "Cửu Huyền Thất Tổ" bằng chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ.

Tuy hai chữ "Cửu Huyền" và "Thất Tổ" đều xuất hiện trong cổ văn Trung Quốc, nhưng toàn bộ câu lại không được sử dụng trong văn hóa Trung Quốc hiện đại. Có thể khái niệm "Cửu Huyền Thất Tổ" trở nên phổ biến hơn sau khi du nhập vào Việt Nam, góp phần vào sự đại đồng tiểu dị giữa hai nền văn hóa.

Sự xuất hiện của cụm từ "Cửu Huyền Thất Tổ"[

Vào khoảng những năm 907-925, triều đại Tiền Thục (phía nam Trung Quốc), có vị đạo sĩ là Đỗ Quang Đình. Trong quyển kinh "Trung Nguyên chúng tu kim lục trai từ" của ông có câu sau:

“Thần đẳng Cửu Huyền Thất Tổ thụ phúc chư thiên di tộ lưu tường truyền hưu vô cực”.

Tạm dịch:

"Cửu Huyền Thất Tổ của chúng thần, thụ phúc từ Chư Thiên, lưu giữ và truyền tiếp không ngưng nghỉ sự thụ phúc ấy đến vô cực cháu con”.[1]

Điều đó cho thấy vào khoảng thời gian này đã có sự xuất hiện của chữ "Cửu Huyền Thất Tổ" trong Đạo giáo.

Trong tác phẩm "Sự Lý Dung Thông"

Câu này xuất hiện trong hai câu thơ thuộc bài thơ song thất lục bát "Sự Lý Dung Thông" của Thiền sư Thương Hải (1728 - 1715). Bài thơ được in chung trong "Toàn Tập Minh Châu Hương Hải" do Tiến sĩ Lê Mạnh Thát biên khảo và biên dịch[2].

"Thích độ nhân miễn tam đồ khổ/Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương"

Cặp câu thơ này có hai cách dịch nghĩa, tùy theo định nghĩa của chữ "Cửu Huyền".

1. "Phật Thích Ca hóa độ cho con người thoát khỏi ba đường khổ / Cứu thoát "cửu huyền" và "thất tổ", để được siêu sinh."

2. "Phật Thích Ca hóa độ cho con người thoát khỏi ba đường khổ / Thoát khỏi "cửu huyền", "thất tổ" được siêu sinh

  • "Tam đồ khổ" trong giáo lý nhà Phật là ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

Các nguồn khác

Không thấy sự xuất hiện của cụm từ "Cửu Huyền Thất Tổ“ trong Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Từ Nguyên (辭源), Từ Hải (辭海) và Khang Hy tự điển (康熙字典).[3]

Kinh giảng của Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo có đề cập đến nhưng không có định nghĩa và giải thích[4]. Định nghĩa rõ ràng nhất về "Cửu Huyền Thất Tổ" xuất hiện trong "Cao Đài tự điển" do Nguyễn Văn Hồng biên soạn[5]. Ông đưa ra một số cách giải thích dựa theo Nho giáo và quy chế riêng của Cao Đài.

Sự xuất hiện của hai chữ "Cửu Huyền"

Sự xuất hiện của riêng chữ "Cửu Huyền" có thể là một căn cứ để giải thích ý nghĩa của toàn bộ "Cửu Huyền Thất Tổ". Tuy vậy đây chưa hẳn là ý kiến được đồng thuận.

Thời Lưỡng Tấn - Nam Bắc triều (265-589), Đạo giáo bắt đầu phát triển trong xã hội Trung Quốc. Đạo sĩ Trương Quân Phòng ghi trong quyển 44, sách Vân Cấp Thất Thiêm, như sau, "Cửu Thiên Chân Nữ ngự phi phượng, bạch loan, du ư cửu huyền chi thượng." (九天真女, 御飛鳳白鸞, 游於九玄之上)

Cát Hồng (283-363) kết hợp Phật giáoĐạo giáo để tạo ra đạo Kim Đan. Mục đích của đạo này vừa là để dưỡng sinh, vừa để tu tiên. Đạo này chỉ xuất hiện chính yếu ở phía bắc của Trung Quốc. Trong nhiều kinh sách viết bởi Cát Hồng bắt đầu thấy có sự xuất hiện của chữ "Cửu Huyền", chẳng hạn như:

Sách Thích Kiêu [刺驕]: "Thân ký ba lưu nhân gian, thần tê cửu huyền chi biểu." (身寄波流人間,神躋九玄之表)
Sách Nhậm Mệnh [任命]: "Bất năng lăng phù dao dĩ cao tủng, dương thanh diệu ô cửu huyền." (不能凌扶搖以高竦, 揚清耀於九玄。)

Quyển Âm nhạc chí tam trong bộ sách Cựu Đường thư cũng có sự xuất hiện của câu này: "Cửu huyền trứ tượng, thất diệu chân minh." (九玄著象, 七曜甄明)

Hán ngữ Đại Tự điển ấn hành vào tháng 9 năm 1986, do La Trúc Phong chủ biên, định nghĩa rằng "Cửu Huyền" đơn thuần là một thuật ngữ của đạo Kim Đan, mang nghĩa là “chốn tiên”[1].

Nghĩa của từng chữ

  • Cửu (九)
    • số 9 (chín)
    • tối cao, tột cùng, rất nhiều, muôn vàn (ví dụ: "cửu trùng" (九重), "cửu tuyền" (九泉), "cửu thiên" (九天))
  • Huyền (玄)
    • màu đen
    • ảo diệu, sâu xa, huyền hoặc
  • Thất (七)
    • số 7
  • Tổ (祖)
    • ông bà, người đời trước, người sáng lập

Ý nghĩa của "Thất Tổ" [七祖]

Thất Tổ Miếu trong Nho giáo

Chương Vương Chế [王制] trong Kinh Lễ có đề cập đến Thất Tổ Miếu như sau:

Dịch nghĩa:

Hoàng đế lập bảy miếu, ba miếu hàng chiêu, ba miếu hàng mục, và miếu Thái Tổ, tổng cộng là bảy.

Chư hầu lập năm miếu, hai miếu hàng chiêu, hai miếu hàng mục, và miếu Thái Tổ, tổng cộng là năm.

Đại phu lập ba miếu, một miếu hàng chiêu, một miếu hàng mục, và miếu Thái Tổ, tổng cộng là ba.

Sĩ lập một miếu, thứ dân cúng tế tại mộ.

Hệ thống chiêu mục [昭穆] là cách sắp xếp chính trong miếu thờ tổ tiên. Hệ thống này bắt nguồn từ đầu thời Tây Chu (thế kỷ 11 - 770 TCN) và trở nên phổ biến nhất vào thế kỷ 8. Tùy theo thời đại mà một vị tổ tiên được thờ trong một miếu thờ riêng hoặc chỉ một bài vị.

Trong hệ thống này, nơi thờ Thủy Tổ đặt ở chính giữa, bên trái là hàng chiêu, bên phải là hàng mục. Các đời tổ tiên lần lượt được xếp vào mỗi hàng. Nếu đời cha thờ ở hàng chiêu, thì đời con sẽ thờ ở hàng mục, đến đời cháu lại thờ ở hàng chiêu. Nhan Sư Cổ nhận xét trong sách Hán Thư [漢書] như sau, "Phụ chiêu tử mục, tôn phục vi chiêu" (父昭子穆,孫復為昭), có nghĩa là "Cha ở hàng chiêu, con ở hàng mục, cháu lại quay về hàng chiêu." Ông cũng giải thích rằng chiêu [昭] nghĩa là "sáng rỡ", mục [穆] nghĩa là "tráng lệ, ôn hòa". Sau giai đoạn tang chế ba năm thì mới tiến hành dời bài vị cũ, xếp đặt bài vị mới vào đúng hàng. Riêng có bài vị của Thái Tổ là không bao giờ được dời đi.

Minh họa vị trí sắp đặt nơi thờ tự trong Thất Tổ Miếu, dựa theo hệ thống chiêu mục.
Minh họa vị trí sắp đặt nơi thờ tự trong Thất Tổ Miếu, dựa theo hệ thống chiêu mục.


Cao Đài từ điển cũng nhắc đến cách xếp đặt theo Thất Tổ Miếu, tuy nhiên có sự khác biệt về tên gọi[5].

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự Đời Tổ
7 Vị sáng lập dòng họ Thỉ/Thủy Tổ (Khảo/Tỷ) 始 祖 (考) thất tổ
6 Ông nội của ông sơ Viễn Tổ (Khảo) 遠 祖 (考) lục tổ
5 Cha của ông sơ Tiên Tổ (Khảo) 先 祖 (考) ngũ tổ
4 Ông sơ/kị Cao Tổ (Khảo) 高 祖 (考) tứ tổ
3 Ông cố/cụ Tằng Tổ (Khảo) 曾 祖 (考) tam tổ
2 Ông nội Nội Tổ (Khảo) Nội 祖 (考) nhị tổ
1 Cha Phụ Thân 父亲 nhất tổ

Cách hiểu khác về "Thất Tổ"

Có nguồn đề xuất Thất Tổ bao gồm từ ông nội đến ông sơ của ông sơ. Hiện chưa tìm được tư liệu xác tín liên quan đến cách hiểu này.

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự Đời Tổ
7 Ông (bà) sơ của ông sơ Cao Tổ Tổ 高 祖 祖 thất tổ
6 Ông (bà) cố của ông sơ Cao Cao Tổ 高 高 祖 lục tổ
5 Ông (bà) nội của ông sơ Tằng Tằng Tổ 曾 曾 祖 ngũ tổ
4 Cha (mẹ) của ông sơ Tổ Tổ Tổ 祖 祖 祖 tứ tổ
3 Ông (bà) sơ/kị Cao Tổ 高 祖 tam tổ
2 Ông (bà) cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖 nhị tổ
1 Ông (bà) nội Tổ nhất tổ

Ý nghĩa của "Cửu Huyền" (九玄)

Theo ông Trần Minh Tạo:

Trong bài viết Ngày Tết, vái lạy "Cửu Huyền Thất Tổ" là vái lạy ai?, ông Trần Minh Tạo đã đề xuất "Cửu Huyền" là để chỉ tất cả các vị tổ tiên đã khuất[1]; cụ thể như sau:

  • Cửu (九)
    • rất nhiều, muôn vàn, tột cùng, tối cao
  • Huyền (玄)
    • ảo diệu, sâu xa, huyền hoặc

Do đó, "Cửu Huyền" có nghĩa là về rất xa, vô lượng, cõi vô cùng. Trong trường hợp đó, "Cửu Huyền" trở thành bổ ngữ/túc từ cho "Thất Tổ", ý nói vô lượng tổ tiên đang trong cõi "Cửu Huyền".

"Tóm lại, Cửu Huyền Thất Tổ, vào thuở ban sơ, là một tổ hợp từ do Đạo giáo chế tác bằng cách vay mượn chữ "Thất Tổ" của Đạo Nho kết hợp vào hai chữ "Cửu Huyền" vốn từng có trước đó trong Đạo của mình. Khi đã trở thành thuật ngữ mới, đương nhiên là nó phải mang nội dung nghĩa đầu tiên theo quan điểm của Đạo giáo.
Sau đó, trong hoàn cảnh tam giáo hợp nhất xảy ra, Đạo Phật đã mượn lại tổ hợp hai chữ này từ Đạo giáo. Riêng bản thân Nho giáo thì có vẻ đã chưa từng mượn tổ hợp chữ này trong sinh hoạt tế tự nội bộ của mình; nhưng lại mượn một điều đặc biệt hơn, quan trọng hơn -- đó là thế giới tâm linh trong tư tưởng của nhà Phật và thế giới siêu thoát thế gian trong tư tưởng của Đạo giáo. Hay nói cách khác: khi Tam Giáo Hợp Nhất, Đạo Nho bấy giờ cũng như cái vỏ ốc tư tưởng hóa thạch đang hồi thô ráp rỗng ruột được đổ đầy vào đó tinh thần từ bi bác ái của nhà Phật cùng tinh thần phóng khoáng tự do khinh bạc tung hoành xuất thế của Đạo giáo."

Quay lại với câu thơ "Thoát Cửu Huyền Thất Tổ Siêu Phương" của Thiền sư Thượng Hải, nếu căn cứ theo cách giải nghĩa của ông Trần Minh Tạo, câu thơ có nghĩa là "Thất Tổ" thoát ra khỏi cõi "Cửu Huyền" để siêu sinh đến miền cực lạc.

Theo từ điển Nhĩ Nhã

Bộ tự điển Nhĩ Nhã (爾雅) của Trung Quốc thời kỳ cổ đại, một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo được xếp vào danh sách thập tam kinh, có đề cập đến tổ tông thập bát đại (祖宗十八代), bao gồm chín đời cha ông trên mình và chín đời con cháu dưới mình.[6]

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Cha của ông sơ của ông sơ Tỵ Tổ 鼻 祖
2 Ông sơ của ông sơ Viễn Tổ 遠 祖
3 Ông cố của ông sơ Thái Tổ 太 祖
4 Ông nội của ông sơ Liệt Tổ 烈 祖
5 Cha của ông sơ Thiên Tổ 天 祖
6 Ông sơ/kị Cao Tổ 高 祖
7 Ông cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖
8 Ông nội Tổ
9 Cha Phụ
Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Con Tử
2 Cháu nội Tôn
3 Chắt Tằng Tôn 曾 孫
4 Chút Huyền Tôn 玄 孫
5 Con của chút Lai Tôn 來 孫
6 Cháu của chút Côn Tôn 晜 孫
7 Chắt của chút Nhưng Tôn 仍 孫
8 Chút của chút Vân Tôn 雲 孫
9 Con của chút của chút Nhĩ Tôn 耳 孫

***

"Cửu Huyền" bao gồm vị Thủy Tổ

Một ý kiến khác có phần tương tự với ý kiến của ông Trần Minh Tạo, cho rằng "Cửu Huyền" bao gồm từ đời Thủy Tổ (người sáng lập nên dòng họ), các đời ở giữa (tính là một đời), và Thất Tổ (từ đời ông sơ của ông sơ đến đời ông nội); tổng cộng lại là 9 đời.

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Vị sáng lập nên dòng họ Thủy Tổ 始 祖
2 Các đời ở giữa Cao Tằng Tổ 高 曾 祖
3 Ông sơ của ông sơ Cao Tổ Tổ 高 祖 祖
4 Ông cố của ông sơ Cao Cao Tổ 高 高 祖
5 Ông nội của ông sơ Tằng Tằng Tổ 曾 曾 祖
6 Cha của ông sơ Tổ Tổ Tổ 祖 祖 祖
7 Ông sơ/kị Cao Tổ 高 祖
8 Ông cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖
9 Ông nội Tổ

Theo "Cửu Tộc" trong Tam Tự Kinh

Nhiều nguồn tài liệu dựa theo định nghĩa "Cửu Tộc" trong Tam Tự Kinh để giải thích về "Cửu Huyền". Bản thân Tam Tự Kinh là một công trình thuộc Nho giáo, nên có thể xem "Cửu Tộc" là một khái niệm của Nho giáo. Đoạn liệt kê các đời trong "Cửu Tộc", bao gồm từ ông sơ của mình đến cháu sơ của mình, như sau:[7].

Hán Việt:

Cao tằng tổ, phụ nhi thân, (高曾祖,父而身)

Thân nhi tử, tử nhi tôn, (身而子,子而孫)

Tự tử tôn, chí nguyên tằng; (自子孫,至元曾;)

Nãi cửu tộc, nhân chi luân. (乃九族,人之倫)

Dịch nghĩa:

Ông Sơ, Cố, Nội, Cha tới mình

Mình tới con, con tới cháu

Từ con, cháu đến chắt, chít

Là chín dòng tộc lập nên thứ bậc của người ta

Nếu theo cách luận giải này, thì "Cửu Huyền" bao gồm chín đời, lấy đời bản thân làm trung điểm, lấy thêm trên mình bốn đời và dưới mình bốn đời, là sẽ thành Cửu Tộc (và do đó cũng là Cửu Huyền). Tuy nhiên, trong các pho từ điển chưa bao giờ thấy định nghĩa "Huyền" có nghĩa là "tộc", "họ" hay "thế hệ", cho nên có thể đây chỉ là sự võ đoán hoặc liên lạc.



Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Ông sơ/kị Cao Tổ 高 祖
2 Ông cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖
3 Ông nội Tổ
4 Cha Phụ/Mẫu 父/母
5 Bản thân Kỷ/Thân 己/身
6 Con trai Tử
7 Cháu Tôn
8 Cháu cố, con của cháu Tằng Tôn 曾孫
9 Cháu sơ, cháu của cháu Huyền Tôn 玄孫

Nhiều người cho rằng cách giải thích này không hợp lý vì chủ lễ không thể thờ cúng, khấn vái các đời con cháu của mình. Một số ý kiến theo hướng Phật giáo giải thích rằng, sở dĩ như vậy là bởi có thể tổ tiên đời trước đầu thai thành con cháu đời sau. Việc thờ đời trước - bản thân - đời sau cũng thể hiện quan niệm về Quá Khứ - Hiện Tại - Tương Lai. Hiện tại chưa có nguồn văn bản khả tín nào cho cách giải thích này.

Theo Đào Hữu Chủ

Trong bài viết "Cửu Huyền - Cửu Tộc" của Đào Hữu Chủ, "Cửu Huyền" bao gồm từ ông sơ của ông sơ đến bản thân mình; đủ chín đời gọi là "Cửu Huyền". Cách hiểu này cũng được đề cập trong Cao Đài từ điển.[5]

Theo đó, "Cửu Huyền" bao gồm các đời sau:

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Ông (bà) sơ của ông sơ Cao Tổ Tổ 高 祖 祖
2 Ông (bà) cố của ông sơ Cao Cao Tổ 高 高 祖
3 Ông (bà) nội của ông sơ Tằng Tằng Tổ 曾 曾 祖
4 Cha (mẹ) của ông sơ Tổ Tổ Tổ 祖 祖 祖
5 Ông (bà) sơ/kị Cao Tổ 高 祖
6 Ông (bà) cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖
7 Ông (bà) nội Tổ
8 Cha Phụ
9 Bản thân Kỷ/Thân 己/身

Tham khảo

Cửu huyền thất tổ là gì? Bàn thờ, mâm cúng Cửu huyền thất tổ
Cửu huyền thất tổ là gì? Bàn thờ, mâm cúng Cửu huyền thất tổ

Cửu huyền thất tổ là gì? Bàn thờ, mâm cúng Cửu huyền thất tổ

Cửu huyền thất tổ là gì? Bốn chữ này xuất hiện từ khi nào và mang ý nghĩa gì? Hiện có rất nhiều chuyên gia giải “Cửu huyền thất tổ” với nhiều ý nghĩa khác nhau. Để biết chi tiết về ý nghĩa của bốn chữ này, hãy đọc ngay nội dung bài viết dưới đây!

Cửu huyền thất tổ là gì?

Cửu huyền thất tổ là gì?

Cửu huyền thất tổ là gì?

Cửu huyền thất tổ là gì? Đầu tiên, chúng ta lý giải bốn chữ này nghĩa là gì nhé!

  • Cửu huyền: Nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ gồm: cao - tằng - tổ - cha - mình - con - cháu - chắt - chút.
  • Thất tổ: Nghĩa là 7 đời tổ gồm: phụ (cha) - tổ (ông nội) - tằng (ông cố, ông cụ) - cao (ông sơ) - thái (ông sờ) - huyền (tổ đời thứ 5) - hiền (tổ đời thứ 6).

Ý nghĩa của “Cửu huyền thất tổ” là gì?

Ý nghĩa của Cửu huyền thất tổ là thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên, tiền nhân đã có công sinh dưỡng, dạy dỗ con cháu nên người và thành tài qua nhiều đời. Đây là nét đẹp văn hóa trong truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

Về mặt phong thủy, tranh Cửu huyền thất tổ được xem như một báu vật mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Các loại Cửu huyền thất tổ hiện nay

Hiện nay, Cửu huyền thất tổ được chia thành ba loại:

Bài vị Cửu huyền thất tổ

Bài vị Cửu huyền thất tổ

Bài vị Cửu huyền thất tổ

Đây được xem là tinh hoa văn hóa tâm linh của người Việt, thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Ưu điểm của bài vị Cửu huyền thất tổ là gọn, bền chắc, có thể đặt cố định ở những nơi thờ có chân đế. Ngoài ra, kích thước bài vị không quá to nên phù hợp với mọi kích cỡ bàn thờ.

Tranh thờ Cửu huyền thất tổ

Tranh thờ Cửu huyền thất tổ

Tranh thờ Cửu huyền thất tổ

Tranh thờ Cửu huyền thất tổ đặt trên bàn thờ có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy theo yêu cầu của gia chủ. Thông thường, tranh Cửu huyền cần có thêm chân đế để kê thẳng đứng.

Ưu điểm của tranh Cửu huyền thất tổ là đa dạng về phong cách thiết kế, họa tiết và giá rẻ.

Liễn thờ Cửu huyền thất tổ

Liễn thờ Cửu huyền thất tổ

Liễn thờ Cửu huyền thất tổ

Đây là loại tranh có giá cao hơn so với hai loại trên. Liễn thờ Cửu huyền thất tổ thường được đặt ở chính giữa bàn thờ (hay còn gọi là hoành phi câu đối).

Ưu điểm của liễn thờ là thiết kế đẹp, làm nổi bật không gian thờ cúng.

Cách thờ cúng Cửu huyền thất tổ

Cách thờ cúng Cửu huyền thất tổ trong mỗi gia đình người Việt có nhiều cách khác nhau. Có người cho rằng “âm phù dương trợ”. Ý nghĩa của câu này là nếu hiện tại gia chủ thờ cúng tổ tiên cẩn thận thì ngày sau con cháu sẽ được hưởng phúc phần, được ông bà, tổ tiên phù hộ trong mọi việc.

Nhiều người cho rằng nên thờ Cửu huyền thất tổ khi cha mẹ còn sống. Một số khác thì không đồng tình, bởi vì Cửu huyền là thờ cả đời cha mẹ, nếu họ còn sống mà thờ cúng thì giống như đang trù ẻo cho họ chết sớm.

Bên cạnh đó, một vài gia đình kiêng kỵ không treo tranh thờ cúng Cửu huyền thất tổ. Điều này là quan niệm tâm linh hoàn toàn sai lệch.

► Tham khảo thêm: Mâm cúng rằm tháng 7 trong nhà để thờ cúng cửu huyền

Thờ cúng Cửu huyền thất tổ là thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất, đồng thời cũng giáo dục, nhắc nhở họ luôn ghi nhớ công ơn và hiếu thuận với ông bà, cha mẹ.

Thờ cúng tổ tiên mấy đời thì dừng lại?

Theo phong tục thờ cúng truyền thống, con trai trưởng là người thờ phụng ông bà, tổ tiên. Còn những người anh em chung dòng máu, khi lập gia đình, tách riêng thành gia đình cá thể thì việc thờ cúng được lược giản. Họ không thờ nhiều thế hệ ở đời trước mà chỉ thờ ông bà hoặc cha mẹ.

Với những người thờ chính trong gia đình thì sẽ thờ cúng nhiều đời. Thế hệ con thờ cha mẹ gọi là thờ 1 đời. Thế hệ cháu thờ ông bà gọi là thờ 2 đời. Thế hệ cháu chắt thờ ông bà cố gọi là thờ 3 đời. Thế hệ cháu sơ thờ ông bà gọi là thờ 4 đời.

Theo thông lệ xưa, việc thờ cúng tổ tiên, ông bà đến đời thứ 5 thì dừng lại. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, các chuẩn mực gia đình cũ cũng dần được thay thế, việc thờ cúng tổ tiên, ông bà tới đời thứ ba là dừng lại.

Cách lập bàn thờ Cửu huyền thất tổ

Khi đã biết Cửu huyền thất tổ là gì, gia chủ cần phải biết cách lập bàn thờ Cửu huyền.

Lập bàn thờ Cửu huyền cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Công đoạn này gồm nhiều bước, đòi hỏi gia chủ phải thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Cách lập bàn thờ Cửu huyền thất tổ

Cách lập bàn thờ Cửu huyền thất tổ

CÁC MẪU BÀN THỜ GIA TIÊN

Đầu tiên, gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng Cửu huyền thất tổ như: bát hương (1 hoặc 3 bát tùy theo gia chủ), bình hoa, mâm bồng đựng trái cây, kỷ nước, đèn dầu. Gia chủ có thể bố trí thêm bộ ấm chén trà, nậm rượu, chân nến, đũa thờ,...

Trước khi đặt các vật phẩm này lên bàn thờ phải tẩy uế để thể hiện lòng thành kính. Trong quá trình thực hiện, gia chủ cần ghi nhớ một số điều sau:

  • Dùng rượu trắng pha với gừng để lau chùi, tẩy uế đồ thờ cúng rồi mang đi phơi khô tự nhiên.
  • Khi bốc bát hương, gia chủ phải thực hiện đúng các bước được quy định trong nguyên tắc thờ cúng để thể hiện lòng thành kính.
  • Sau khi bốc bát hương, gia chủ tiến hành việc cúng lễ, đọc bài văn khấn và thắp nhang để an vị bàn thờ.
  • Đợi hết tuần nhang, gia chủ có thể hạ hết đồ cúng xuống rồi mang đi chia cho các thành viên trong gia đình. Lưu ý không nên mang cho người ngoài vì có thể làm thất thoát tài lộc.

Mâm cơm cúng Cửu huyền thất tổ gồm những gì?

Mâm cơm cúng Cửu huyền thất tổ tùy thuộc mỗi vùng miền sẽ chuẩn bị món ăn khác nhau. Gia chủ có thể tham khảo cách chuẩn bị mâm cơm cúng theo gợi ý dưới đây.

Mâm cơm cúng Cửu huyền thất tổ

Mâm cơm cúng Cửu huyền thất tổ

  • Miền Bắc: cơm trắng, xôi gấc hoặc xôi vò, giò chả, thịt quay, miến xào lòng gà, nộm, rau xào, chân giò hầm măng, gà luộc, nem rán.
  • Miền Trung: xôi lạc, gà luộc hoặc thịt luộc, rau xào, cá thu kho thơm, canh xương hầm rau củ, thịt kho tiêu.
  • Miền Nam: thịt kho, giò heo hầm măng hoặc đu đủ, thịt ba chỉ luộc, món xào.

Việc chuẩn bị mâm cơm cúng Cửu huyền thất tổ không chú trọng ở hình thức “mâm cao cỗ đầy” mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân của những người con cháu.

Bài cúng Cửu huyền thất tổ

Trước khi thắp hương cúng cửu huyền thất tổ, gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, thắp đèn, đốt hương rồi đứng thẳng trước bài vị vái 3 lạy, đưa tay lên trán và đọc bài kinh Cửu huyền thất tổ.

 

“Hôm nay là ngày… tháng… năm…

(Chúng) con tên là…. tuổi, ngụ tại địa chỉ…

Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu huyền thất tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.

Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an, mạnh khỏe, bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi, may mắn.

(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh!”

 

Sau khi đọc xong bài kinh Cửu huyền thất , gia chủ vái 3 lạy rồi cắm nhang vào bát hương. Sau đó, mang bát nước lạnh xuống và thay thành nước trà.

Những người trong nhà cùng quỳ xuống và lạy bốn lạy. Sau đó đứng dậy vái ba vái. Lễ an vị hoàn thành.

MẪU BÀN THỜ TAM CẤP THỜ GIA TIÊN CHUẨN PHONG THỦY

Những lưu ý khi đặt bài vị Cửu huyền thất tổ

Bài vị Cửu huyền thất tổ đóng vai trò rất quan trọng trong Cửu huyền thất tổ tâm linh. Vì thế, khi đặt bài vị Cửu huyền thất tổ, gia chủ cần lưu ý một số điều căn bản sau để hạn chế phạm phải những điều tối kỵ:

  • Không đặt tranh Cửu huyền thất tổ ở trong hộp kín hoặc lồng kính hay đặt vật gì đó lên trên sẽ chèn ép bài vị.
  • Hạn chế đặt bài vị ở vị trí bên dưới chân Phật. Thay vào đó, gia chủ nên đặt lệch sang một bên hoặc ở phía dưới.
  • Nếu trong nhà gia chủ có bàn thờ gia tiên và Phật thì nên đặt bài vị Cửu huyền thất tổ ở vị trí thấp hơn so với Phật.
  • Khi lập bàn thờ, gia chủ phải đảm bảo vấn đề sạch sẽ, ngăn nắp thường xuyên lau chùi sạch sẽ để thể hiện sự tôn trọng, tôn nghiêm của không gian thờ cúng.
  • Khi đặt đồ cúng trên bàn thờ, gia chủ nên chọn mua những đồ tươi như: hoa tươi, trái cây tươi... và thường xuyên thay rượu, nước.

Qua nội dung bài viết này, chắc hẳn mọi người đã biết “Cửu huyền thất tổ là gì?”, cách lập bàn thờ cũng như cách cúng và bài kinh Cửu huyền thất tổ. Nếu gia chủ cần mua bàn thờ gia tiên thì hãy liên lạc với Bàn thờ Nam hải. Nhân viên của chúng tôi sẽ cố vấn cách chọn sản phẩm phù hợp và hướng dẫn cách đặt sao cho đúng.

 
Spring Flower Pictures, Images and Photos

Vua Thần Nông cho biết Vua Minh Hoàng là ai? Và hiện nay đang ở đâu?
https://youtu.be/vPh_MG90GlI?si=IHWzfqwyT4kiMGv6


Vua Thần Nông cùng huynh đệ tìm ánh sáng nhiệm màu bên đất Lào
https://youtu.be/dZ2Y2xN6J_E?si=Fhka-qUPYqGpwB3-


Thần Nông Hoàn Thành Sứ Mệnh - Chuyển Sứ Mệnh Khác Để Làm Việc
https://youtu.be/DA3ta5h-eDI?si=zpRO6UTfRGquCSmo


Úc Núi Cấm nói về "sư Minh Tuệ (90%) lộ mặt thật
https://youtu.be/wKus_mnqfgE?si=ZuPWWL5dZxHI7BGI





(Phần 2) Chấn động "Úc Núi Cấm" nói về sư Minh Tuệ (99%) Bà con nên biết
https://youtu.be/PFmPU66qk8g?si=lWaTXsNRb2oRCzoP


🔥 Cảnh báo kh.ủng khi.ếp 😱 (Trung Quốc) tâm lý nghe Lo Niệm Phật gấp
https://youtu.be/WbCLj5aKth0?si=Fcz61hTh-LvqZwLH




 

Cư Sỉ Ẩn Tu Nói Hết Sứ Mệnh Của Sư Minh Tuệ Nghe Ớn Lạnh |CLĐT
https://youtu.be/7ahqKgAbTNk?si=QQ3PW2HOCoOht8c5


Cư Sỉ Ẩn Tu 60 Năm Tiết Lộ Về Bàn Chân Sư Minh Tuệ |CLĐT
https://youtu.be/g66wnODDhlY?si=ejE-h1axrvI6-M8f


P18. Cô Nguyệt tiết lộ sắp đi ẩn tu giống Sư Minh Tuệ sẽ không còn gặp nữa
https://youtu.be/0GK_sRKbQP0?si=X6tUuzN5tn9Li1_T


P17 . Người phụ nữ ẩn tu tiết lộ chỗ ẩn tu mới của sư Minh Tuệ
https://youtu.be/4XgBxyDavxc?si=EIQ846csNCTibzsJ


Phần 16. Người phụ nữ ẩn tu nói về sư Minh Đạo ở hiền gặp lành
https://youtu.be/jmCmZFomFhs?si=rq_yoRLfA0Dhkm8i


P15. Người phụ nữ ẩn tu tiết lộ thiên cơ tu đi để thành Phật
https://youtu.be/Po4B9CC2Cpo?si=3a8O7wqc-ygstO6S


P14. Người phụ nữ ẩn tu nói về Thầy Thích Chuyển Khoảng sắp hạ màng rồi https://youtu.be/HEAwDmuXCRU?si=oF1tY-9OeUyXkwIb

P13. Người phụ nữ ẩn tu nói về 70 vị sư theo Sư Minh Tuệ
https://youtu.be/ciyMgw-mJ6U?si=JcphN-IXS8LnVESR


P12.Người phụ nữ ẩn tu tiết lộ chuyện kinh khủng khi nhận tiền mạnh thường quân
https://youtu.be/JfHXpQKl4gI?si=AglWpJMK1vrM1TaV


P11. Người phụ nữ ẩn tu nói vì sao Sư Minh Tuệ ẩn tu mà nhiều người vẫn chưa buông tha
https://youtu.be/G6V132-HUeg?si=48DG8BaDB4CBpby6


Người phụ nữ ẩn tu tiết lộ con mắt Thứ 3 của Sư Minh Tuệ
https://youtu.be/Sr8OBoiVTJE?si=1uri8PeqDz9ZL5vU


Người phụ nữ ẩn tu tiết lộ ngày giờ Sư Minh Tuệ thành Phật cứu người
https://youtu.be/64FrwrSDo68?si=D4h43sfiJ4G3CGYa


Người phụ nữ nói sư Thích Minh Tuệ sắp hạ màng rồi
https://youtu.be/jDIsLc5HnVU?si=yGsXdmTopnzfs_t6


Người phụ nữ ẩn tu giống thầy Minh Tuệ tiết lộ nhiều thiên cơ
https://youtu.be/CRYyz4mNYYY?si=Dj8q-Mvu5I7xQvi_


Người phụ nữ này là ai mà biết được Thiên Cơ của Sư Thích Minh Tuệ
https://youtu.be/k5gh6YoQIBw?si=45ix2Krq8MVgL18u


Đã biết được lai lịch người phụ nữ ẩn tu nói về Sư Minh Tuệ
https://youtu.be/iEfoMzZyIxE?si=lzoOiQ4qwx12VYpJ


Người phụ nữ nói lý do Thầy Minh Tuệ Ẩn Tu dừng Bộ hành
https://youtu.be/-ddzOLOMkm4?si=YPwN6X5DF6cL8ESo


Người phụ nữ ẩn tu nói về phật pháp
https://youtu.be/l87p0WIkNEk?si=i4d873cepeN5UuAB


P21. Người phụ nữ ẩn tu tiết lộ thiên cơ bề trên đang xuống bắt kẻ ác
https://youtu.be/nHBHXYCTr10?si=D4thXiWNUm-T0GX5


P22. Người phụ nữ ẩn tu nhận mtq tiết lộ mình là người như thế nào
https://youtu.be/Y69BT-zBAoQ?si=u2r7yNct_ShvIalL


P27. Người phụ nữ ẩn tu nhận lệnh bề trên bất đầu làm việc
https://youtu.be/rjt4N-XhwMc?si=ZJ3xeupLoxfXtovI


P28. Người phụ nữ ẩn tu nói Thầy Minh Tuệ đang sàn lọc
https://youtu.be/x3gIh7DrjVU?si=8kSgEXJj-zjRGaKM


China now! Rivers overflow and dams on high alert, Guangxi city faces worst floods in decades


dams on high alert, Guangxi city faces worst floods





China cities submerged after once in a century floods hit multiple provinces


扯! 昔日美景變調 圭塘"河"淹成圭塘"江" 逾70頭豬遭土石流活埋 福建武平災情慘 雨彈狂襲還沒完 中國各地強降雨連破紀錄│記者 劉玨妤│【國際局勢】20240624│三立iNEWS https://youtu.be/aIXkqNJJing?si=9FWbqo-SviMIkVpt


Cô Gái Lạ cảnh báo ông rolorimik và ông putin hãy ngừng cuộc chiến nếu không hết đường chạy
https://youtu.be/yFs4gOSdTZY?si=7EUGLD9vCS-vNk3s


#b7c5a5 camou
#758468 camou đậm
#f0e1ff tím
#ffe8ff hồng nhạt
#fff4e5 vàng nhạt
#cef2e0"green
#a3def1 blue
bgcolor="#f9ffbc" vàng chanh

No comments:

Post a Comment