Saturday, March 3, 2018

Phụng Hoàng PRU (Thám Sát Tỉnh)



Phụng Hoàng PRU (Thám Sát Tỉnh)


Phụng Hoàng PRU (Thám Sát Tỉnh)


Chương Trình Ủy Ban Phụng Hoàng


Vào ngày 21/07/1954 hiệp định “Đình chiến 1954” để chia đôi đất nước ra đời và lấy con sông Bến Hải làm ranh giới giữa hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc thuộc vào tay Cộng Sản và dưới quyền của Hồ Chi Minh. Tên nước là Vietnam Dân Chủ Cộng Hòa.

Miền Nam dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại (Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn), và sau là Ông Ngô Đình Diệm lấy Sài Gòn là thủ đô và tên nước là Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi chia đôi đất nước này, Miền Bắc Cộng Sản đã “cài đặt lại“ trong miền Nam những cán bộ cộng sản để tuyển mộ, huấn luyện để trở thành những thành viên của “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” MTGPMN.

MTGPMN đã được thành lập vào ng2ay 15/02/1961 do “Trung Ương Cục Miề Nam” lãnh đạo. Trên danh nghĩa thi MTGPMN tồn tại như một “chinh thể” và “Ủy ban Trung Ương“ hoạt động như một chính phủ lâm thòi đại diện cho vùng “giải phóng”, các vùng thuộc vùng kiểm soát và quận ly. Mặt trận này đã thực hiện chiến tranh du kich chống lại chính quyền VNCH (Việt Nam Cộng Hòa) với sự chi viện vũ khí, đạn dược, và ngay cả những cán binh từ Miền Bắc lòn đường rừng vào nam, mà Mỹ gọi là NVA (North Vietnam Army).

Chương trình Chiêu Hồi

Chương trình nồng cốt cho chương trình Thám Sát Tỉnh sau này là một chương trình cũng do ông Komer đề ra là Chương Trình Chiêu Hồi với mục đích là: "kêu gọi những cán binh Việt cộng hãy bỏ hàng ngũ và cùng sát cánh với chính quyền VNCH để mang lại hòa bình, cơm no, áo ấm cho dồng bộ. Chương trình chiêu hồi có mục đích và những quyền lợi thiết thực.

Song song voi Chương Trình Chiêu Hồi thi có chương trình Xây Dựng Nông Thôn (Rural Development) với chủ đề "cùng ăn, cùng làm" và ở ngay tại làng, xóm của mình và "Mình chiến đấu cho chiqnh gia đình, bà con, làng xóm mình".
Cán bộ XDNT được trang bị vũ khí nhẹ như: M16, súng phóng lựu M79, và lựu đạn. Tinh thần cán bộ XDNT rất cao vì "được ở gần gia đình, tránh được mọi chi phí" nhất là "bảo vệ an bình cho bà con, chòm xóm".

Sự hình thành Thám Sát Tinh (PRU)

Vào tháng Ba năm 1961, Arleigh Burke, Giám đốc Điều hành Hải Quân, đề nghị thành lập các đơn vị du kích và chống du kích. Các đơn vị này sẽ có thể hoạt động từ biển, trên không và dưới đất. Đây là khởi đầu của Hải Quân SEAL. Tất cả SEALs đến từ đội Phá Gỡ dưới nước của Hải Quân, những người đã đạt được nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh commando tại nam Hàn.

Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương được công nhận Việt Nam như là một điểm nóng tiềm năng cho các lực lượng độc đáo. Vào năm 1962, SEALs đã được triển khai đến Nam Việt Nam như cố vấn cho các mục đích quân đội đào tạo cho lính Việt Nam Cộng Hòa trong cùng một phương pháp mà họ đã được đào tạo bản thân.
Cơ quan Tình báo Trung Ương bắt đầu sử dụng SEALs trong hoạt động bí mật trong đầu năm 1963. SEALs đã tham gia vào CIA tài trợ Chương Trình Phoenix mà nó nhắm tiêu diệt quân đội chính quy Bắc Việt và nam Việt Cộng.

SEALs ban đầu đã được khai triển trong và xung quanh Đà Nẵng, đào tạo miền Nam Việt Nam trong chiến đấu lặn, phá hủy, và du kích / chiến thuật chống du kích. Như chiến tranh tiếp diễn, các SEALs thấy mình vị trí trong "Đặc Khu Rừng S1at", khu vực đặc biệt nơi họ sẽ làm gián đoạn việc cung cấp của đối phương và di chuyển quân và ở đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện các hoạt động trên sông, các chiến đấu trên đường thủy nội địa.

SEAL tuần tra ở đồng bằng sông Cửu Long. Chiến đấu với Việt Cộng trực tiếp. Không giống như các phương pháp chiến tranh thông thường bắn pháo vào một vị trí tọa độ, SEALs hoạt động trong vòng bán kính mục tiêu của họ.

Vào cuối những năm 1960, các SEALs đã thành công va có hiệu quả trong hoạt động chống du kích và ngay cả quân đội chính quy Bắc Việt. SEALs đã mang đến một cuộc chiến tranh du kích chống lại Việt Cộng, kẻ thù trong một khu vực trước đây an toàn.

Việt Cộng gọi họ là "những người đàn ông với khuôn mặt xanh", do vẽ mặt ngụy trang SEALs mặc trong nhiệm vụ chiến đấu. SEAL tiếp tục tham gia đột phá vào Bắc Việt Nam và Lào, và bí mật vào Campuchia, được kiểm soát bởi các nghiên cứu và quan sát Group.
SEALs từ đội thứ hai bắt đầu triển khai độc đáo của các thành viên đội SEAL làm việc một mình với Lực Lượng Đặc Biệt của Việt Nam (QLVNCH).

Năm 1967, một đơn vị SEAL tên Biệt Đội Bravo (Det Bravo) được thành lập để hoạt động các hỗn hợp Mỹ và các đơn vị QLVNCH, được gọi là Nam đơn vị trinh sát tỉnh Việt Nam (Prus).

Trước khi nói về PRU, toi xin noi về "Ha tầng cơ sở VC" (VCI) la gi? Theo định nghĩa của Ủy ban Phung Hoang thi "cán bộ hạ tầng cơ sở VC, bất kể là cấp lớn hoặc cấp nhỏ, những chắc chắn phải có chân trong đảng Cộng Sản, thì được gọi là cán bộ hạ tầng cơ sở". Muon duoc xếp vào "sổ bìa đen Phụng Hoàng" thì "it nhất có sự đánh giá và phối kiểm của ba cơ quan tình báo khác nhau.
Sau khi đã xếp tên những cán bộ hạ tầng đó vào sổ bìa đen thì lúc bấy giờ "Ủy ban Phụng Hoàng mới đặt chương trình hành động để "vô hiệu hóa" cán bộ hạ tầng đó.

Những đơn vị hoạt động rất âm thầm của quân đội chúng ta trước đây. Mãi cho đến nay, rất nhiều người trong chúng ta chưa biết rõ về những đơn vị này và thậm chí một số khác còn không biết rằng có sự hiện hữu của họ. Đó là những Đơn Vị Thám Sát Tỉnh mà tiếng Anh gọi là The Provincial Reconnaissance Units. Khi viết về những người hùng thầm lặng này, chúng tôi đã phải đắn đo rất nhiều và cuối cùng quyết định chỉ nêu ra một số sự kiện tổng quát. Chúng tôi đã tìm hiểu và biết chắc rằng những nhân vật mà chúng tôi nêu danh tánh hay đưa hình ảnh lên trang mạng này hoặc là đã qua đời hoặc là không còn sinh sống tại Việt Nam. Bởi vì, mặc dù đã chiếm trọn được miền Nam Việt Nam 37 năm nay, Việt Cộng chắc chắn sẽ bằng cách này hay cách khác trả thù những người đã góp phần chính yếu làm tiêu tan hạ tầng cơ sở của chúng khiến chúng khốn đốn một thời gian dài trước đây.

Từ đầu năm 1967, Việt Nam Cộng Hòa ghi nhận được Việt Cộng hoàn thành các cơ sở hạ tầng của chúng trong ba quận Hương Thủy, Phú Vang và Phú Tứ thuộc Tỉnh Thừa Thiên. Trong năm đó, quân đội tung ra ba cuộc hành quân nhưng không đem lại kết quả mong muốn. Trong số thương vong, có Thiếu Tá Peter Badcoe thuộc Quân Đội Hoàng Gia Úc và ông này sau đó được truy thăng Victoria Cross.

Trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, riêng tại Phú Thứ đã có hơn ba ngàn thường dân bị Việt Cộng tàn sát, trong đó có một số lớn bị chôn sống.

Vào cuối tháng Chín 1968, một cuộc hành quân hỗn hợp qui mô có tên là Phú Vang 1 được tung ra vào ba quận này. Lực lượng tấn công gồm có Trung Đoàn 54 Bộ Binh Việt Nam, Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Thừa Thiên, Lực Lượng Cảnh Sát Đặc Biệt, các đơn vị Địa Phương Quân của ba quận và đi theo lực lượng tấn công này là các cán bộ kiểm tra dân số.

Yểm trợ cho các lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa là một lữ đoàn của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ và một chi đoàn kỵ binh Hoa Kỳ. Ngoài ra, vì hệ thống sông ngòi chằng chịt của khu vực hành quân, một Giang Đoàn Xung Kích của Việt Nam Cộng Hòa ứng chiến để truy kích Việt Cộng trong trường hợp chúng tẩu thoát bằng đường sông. Ngoài biển, các tiểu đĩnh của Hải Quân Hoa Kỳ cũng sẵn sàng tác chiến.

Sau 12 ngày hành quân lục soát và tấn công, có 96 tên Việt Cộng bị bắn chết tại chỗ cùng với 168 tên bị bắt sống (xin xem chú thích 1). Trong số này, có một cán bộ chính qui Bắc Việt, 20 tên thuộc chủ lực miền, 54 tên du kích và 93 tên thuộc cơ sở hạ tầng địa phương. Chúng ta tịch thu được 155 vũ khí cá nhân và 8 vũ khí cộng đồng. Bên bạn, thiệt hại nhỏ đến mức không ngờ: một chiến sĩ bộ binh Việt Nam Cộng Hòa hy sinh. Có 10 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và 9 quân nhân Hoa Kỳ bị thương nặng nhẹ. Các cố vấn Hoa Kỳ và Úc, trong báo cáo của họ, đã hết lời ca ngợi các đơn vị thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Cảnh Sát Quốc Gia đã rất xuất sắc trong việc hành quân lục soát làng mạc có Việt Cộng ẩn náu.

Tuy nhiên, còn một điều nữa rất đáng ghi nhận là việc chúng ta tấn công vào đúng nơi và bắt giữ đúng người phần lớn nhờ vào tin tức tình báo của Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Thừa Thiên. Đây là một thành quả quá mức mong đợi, nếu chúng ta hiểu được rằng trong một vùng mà Việt Cộng kiểm soát ban đêm như vậy, ít người dân nào dám cung cấp tin tức cho các lực lượng của quốc gia vì sợ cộng quân đê hèn trả thù như chúng vẫn thường làm.

Cho đến nay, rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn tin rằng Đơn Vị Thám Sát Tỉnh là một đơn vị của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ, giống như Biệt Kích Mỹ. Chúng tôi đã tra cứu rất nhiều tài liệu và tham khảo với nhiều cựu sĩ quan cấp tá của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các cựu cố vấn Úc tại Việt Nam trước đây thì thấy rằng sự thật không phải như vậy.

Vào giữa thập niên 1965, lực lượng Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn được thành lập với mục đích chính là củng cố ảnh hưởng của chính quyền quốc gia đối với dân chúng tại vùng nông thôn. Sau đó, khi Việt Cộng gia tăng nỗ lực để phát triển hạ tầng cơ sở của chúng tại các vùng nông thôn thì chúng ta thấy cần phải có một lực lượng thứ hai hoạt động song song với lực lượng Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn nhưng thi hành một nhiệm vụ khác hẳn. Đó là tấn công trực tiếp vào hạ tầng cơ sở Việt Cộng. Dưới sự bảo trợ của CIA, Đơn Vị Thám Sát Tỉnh (xin xem chú thích 2) (Provincial Reconnaissance Units) được thành lập vào đầu năm 1966.

Tuy được xem là một đơn vị nặng về quân báo nhưng Đơn Vị Trinh Sát Tỉnh có nhiều nhiệm vụ khác nhau và nhiệm vụ nào cũng rất quan trọng.

● Thứ nhất, đương nhiên là họ có nhiệm vụ thâu thập tin tức tình báo về hạ tầng cơ sở Việt Cộng, đúng như danh xưng.
● Thứ hai, họ có nhiệm vụ tung ra các cuộc hành quân diệt địch.
● Thứ ba, họ có nhiệm vụ làm giảm đi tiềm năng của hạ tầng cơ sở Việt Cộng bằng cách thi hành chính sách Chiêu Hồi kêu gọi cán binh Việt Cộng từ bỏ hàng ngũ để trở về với chính nghĩa quốc gia.
● Thứ tư, họ cô lập hóa Việt Cộng bằng cách thực hiện các công tác phản tuyên truyền để kéo dân trở về với chính phủ.

Về tổ chức, một đơn vị căn bản của họ có 18 người và chia làm ba toán mỗi toán có sáu người. Trong nhiều trường hợp, có tới tám đơn vị phối hợp với nhau trong một công tác qui mô với tổng số nhân sự lên đến 146 người. Về mặt hành chánh quản trị, Đơn Vị Trinh Sát Tỉnh thuộc quyền điều động của Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng. Tuy nhiên, khi hoạt động, họ được cố vấn và giám sát của nhân viên CIA. Thông thường thì tại mỗi tỉnh có một nhân viên CIA đặc trách về lực lượng này.

Về huấn luyện, các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh được huấn luyện căn bản tại Vũng Tàu, giống như các Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn. Trong thời gian tại đây, họ được huấn luyện về chiến tranh đặc biệt nhiều hơn là chiến thuật như các tân binh hay khoá sinh của lục quân. Sau khi ra trường, họ còn được huấn luyện bổ túc tại chỗ để có thể ứng phó với tình hình và địa thế trong phạm vi hoạt động của họ.

Đến đây, chúng tôi cũng xin nói thêm rằng cùng với việc thành lập Đơn Vị Thám Sát Tỉnh, một tổ chức khác cũng được khai sinh để hoạt động song song với họ có một cái tên rất hiền lành là Biệt Chính Nhân Dân. Nhân viên của tổ chức này gồm có các viên chức chính phủ và họ có ba nhiệm vụ riêng biệt.

◾ Thứ nhất, họ có nhiệm vụ kiểm tra dân số tại các vùng nông thôn.
◾ Thứ hai, họ có nhiệm vụ theo dõi việc bồi thường thiệt hại cho dân chúng do chiến tranh gây ra. Trong khi thi hành nhiệm vụ này, họ cũng tiếp nhận những khiếu nại của dân chúng liên quan đến việc bồi thường của chính phủ hoặc việc thanh toán không sòng phẳng giữa các hợp tác xã nông thôn với nhau.
◾ Thứ ba và quan trọng hơn cả, họ có một nhiệm vụ tối mật là thâu thập bất cứ tin tức nào có thể đưa đến việc nhận diện bọn Việt Cộng nằm vùng hoặc những kẻ làm tay sai cho chúng hoặc có cảm tình với chúng.

Như vậy, Đơn Vị Thám Sát Tỉnh hoạt động hữu hiệu cũng một phần nhờ có Biệt Chính Nhân Dân. Ngoài ra, chính hồ sơ do Biệt Chính Nhân Dân cung cấp về dân số trong làng, mỗi nhà có bao nhiêu người, bao nhiêu người lớn và trẻ em, bao nhiêu nam và bao nhiêu nữ cùng với tuổi tác đã giúp cho các lực lượng Đồng Minh được dễ dàng trong các cuộc hành quân lục soát. Tuy chỉ có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo nhưng không phải là các cán bộ của Biệt Chính Nhân Dân không biết tác chiến.

Có một lần vào cuối năm 1966, một toán Biệt Chính Nhân Dân của Tỉnh Phước Tuy được biết tổ ám sát của Việt Cộng sẽ có một phiên họp quan trọng trong một căn nhà gần chợ Đất Đỏ. Trưởng toán liền đến gặp Đại Uý Jack Leggett là cố vấn Úc đặc trách về hạ tầng cơ sở Việt Cộng tại Tỉnh Phước Tuy thì chẳng may ngay đêm hôm sau ông phải đi theo Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Phước Tuy (lúc đó chưa có bao nhiêu người) trong một cuộc hành quân phục kích rất quan trọng. Vì vậy nên toán Biệt Chính Nhân Dân phải hành động đơn độc nhưng được Đại Úy Leggett cung cấp súng ống và lựu đạn đầy đủ.

Tối hôm sau, toán Biệt Chính Nhân Dân dưới sự hướng dẫn của trưởng toán vốn là một cựu cảnh sát viên, đến bao vây căn nhà. Vì tổ ám sát của Việt Cộng không biết gì nên chúng bắt đầu phiên họp đúng theo giờ ấn định. Mấy phút sau, toán Biệt Chính Nhân Dân xiết chặt vòng vây nhưng đúng lúc đó, một toán viên có lẽ lầm tưởng rằng bọn Việt Cộng trong nhà đã biết được nên vội vàng tung một trái lựu đạn vào nhà qua cửa sổ. Ngay sau đó, cả toán nổ súng như mưa trước khi xông vào lục soát. Cả tổ ám sát chỉ còn tên tổ phó sống sót. Tổ trưởng chính là con trai của bà chủ nhà, chết tại chỗ cùng bà mẹ. Nhưng bên ta còn tịch thu được rất nhiều tài liệu quan trọng.

Tại Trung Tâm Điều Hợp Hành Quân, tên tổ phó khai rằng theo đúng kế hoạch, tổ của y ta sẽ cho nổ tung một câu lạc bộ của quân đội Mỹ tại phi trường Vũng Tàu vào ngày hôm sau. Xem lại tài liệu bắt được tại căn nhà nơi có buổi họp, các nhân viên điều tra thấy đúng như vậy và ngoài ra, còn có một danh sách rất đầy đủ các tên đặc công Việt Cộng có mặt tại thị xã Vũng Tàu chờ lệnh ra tay. Nhưng chúng chưa được lệnh gì thì bên ta ra tay trước.
Căn cứ vào danh sách trong tài liệu tịch thu được, lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt bất thần hành quân và tóm cổ được sáu mươi tư tên đặc công tại thị xã Vũng Tàu chỉ trong một buổi tối.

Trở lại với Đơn Vị Thám Sát Tỉnh thì, vì được huấn luyện để hoạt động giữa lòng đất địch nên họ hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng và thoải mái, giống như một đơn vị đi tuần giữa một vùng thôn quê thanh bình.

Xã Ngãi Giao nằm dọc theo Quốc Lộ 2 trong Tỉnh Phước Tuy được xem là một vùng theo Việt Cộng. Vì vậy mà các toán thuộc Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Phước Tuy xuất hiện tại đây rất thường xuyên. Trong những chuyến công tác như vậy, họ ăn mặc như Việt Cộng và vừa đeo súng của Mỹ vừa đeo súng của Khối Cộng, giống như các cán binh Việt Cộng thật. Có một lần một toán giả dạng Việt Cộng xâm nhập vào vùng này với mục đích tìm hiểu thêm về sinh hoạt của địch. Theo đúng chương trình, toán này tìm đến một trạm giao liên thì không ngờ có một trung đội Việt Cộng thật cũng đang ở đó. Hai bên đối thoại một lúc rồi toán của ta bỏ đi để đến điểm hẹn với trực thăng đến đón. Mãi đến khi nghe thấy tiếng máy bay trực thăng, toán Việt Cộng thật mới sinh nghi và cầm súng chạy đến để bắn nhau với những người mà trước đó chỉ vài phút chúng tưởng là đồng chí.

Một cách khác nữa để các toán trong Đơn Vị Thám Sát Tỉnh thu thập tin tức tình báo là giả dạng nhân viên kinh tài Việt Cộng. Thông thường, họ dùng những cuốn biên lai thu thuế tịch thu được của Việt Cộng rồi vào rừng tìm dân khai thác gỗ mà thu tiền, thường là 100 đồng Việt Nam mỗi người vào năm 1967. Nhờ vậy, họ dễ dàng thu thập thêm tin tức về tình hình địch cũng như địa bàn hoạt động của chúng.

Chính những thành công vượt bực mà Biệt Chính Nhân Dân cùng với các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh đem lại đã khiến chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, với sự hậu thuẫn của CIA, đánh mạnh hơn nữa vào hạ tầng cơ sở của Việt Cộng đưa đến việc khai sinh Chiến Dịch Phượng Hoàng vào năm 1967.

Sau một thời gian thí nghiệm thành công, cả Chiến Dịch Phượng Hoàng lẫn các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh được chính thức hóa qua Nghị Định 044 – SL/NV có nội dung như sau:

► Điều Một: Nghị định này chính thức thành lập các đơn vị đặc biệt cấp tỉnh có tên là Đơn Vị Thám Sát Tỉnh.

► Điều Hai: Các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh có nhiệm vụ:
1. Thu thập những tin tình báo liên quan đến hạ tầng cơ sở của Việt Cộng.
2. Thực hiện các cuộc hành quân diện địa và các dự án đặc biệt, nhằm tiêu diệt hạ tầng cơ sở Việt Cộng.
3. Tham gia các cuộc hành quân hỗn hợp do các Trung Tâm Phượng Hoàng cùng Trung Tâm Phối Hợp Tình Báo Hành Quân cấp Tỉnh, Quận tổ chức.
4. Tiếp tay với các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh trong các cuộc hành quân trinh sát, các sứ mạng tình báo và xác định vị trí của địch.

► Điều Ba: Các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh được đặt dưới quyền điều động trực tiếp của Tỉnh Trưởng.
Việc quản trị hành chánh các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh sẽ thuộc thẩm quyền của Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.

► Điều Bốn: Việc tổ chức, phân công đặc biệt và huấn lệnh điều hành của Các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh sẽ được quyết định liên đới bởi Tổng Trưởng Nội Vụ và Tổng Trưởng Quốc Phòng.

► Điều Năm: Tất cả các điều khoản trước đây trái ngược với Nghị Định này đương nhiên được hủy bỏ.

► Điều Sáu: Phó Thủ Tướng Đặc Trách Bình Định và Phát Triển Nông Thôn Kiêm Tổng Trưởng Nội Vụ, Tổng Trưởng Quốc Phòng và Đổng Lý Văn Phòng Phủ Thủ Tướng chiếu nhiệm vụ thi hành Nghị Định này.

Sàigòn, ngày 31 tháng Ba năm 1969
Thủ Tướng Chính Phủ Trần Văn Hương (ấn ký)

Qua nghị định này, chúng ta thấy rằng quyền điều động các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh đã được chuyển từ Bộ Tổng Tham Mưu sang Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Điều này gián tiếp xác nhận rằng kể từ đó, các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh được xem như một lực lượng bán quân sự.

Trong phần còn lại của bài tuần này, chúng ta thử nhìn lại những thành quả của Chiến Dịch Phượng Hoàng nói chung và các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh nói chung.

✓ Trong năm 1968, có 11 ngàn 288 tên Việt Cộng bị bắt, 2 ngàn 229 tên hồi chánh và 2 ngàn 559 tên bị bắn hạ.
✓ Trong năm 1969, chúng ta bắt được 8 ngàn 515 tên, chiêu hồi 4 ngàn 832 tên, bắn hạ 6 ngàn 187 tên.
✓ Trong năm 1970, chúng ta bắt được 6 ngàn 405 tên, chiêu hồi 7 ngàn 745 tên và bắn hạ 8 ngàn 191 tên.
✓ Từ đầu năm 1971 đến tháng Năm, chúng ta bắt được 2 ngàn 770 tên, chiêu hồi 2 ngàn 911 và bắn hạ 3 ngàn 650.

Về việc Chiến Dịch Phượng Hoàng bị đình chỉ, chúng ta cũng nên nhìn qua một cách tổng quát.
Việc giới truyền thông tây phương xuyên tạc về chiến dịch này là một điều dễ hiểu vì đó là truyền thống hoặc chủ trương của họ. Tuy nhiên, tại sao Quốc Hội Hoa Kỳ đi đến quyết định đòi hỏi phải ngưng lại chiến dịch này mới là điều chúng ta cần biết.
Sau khi đã nghiên cứu một số tài liệu và công văn, chúng tôi nhận thấy Paul Elliot nói một cách khá trung thực trong cuốn Vietnam: Conflict and Controversy xuất bản tại Anh vào năm 1996.

Theo Elliot, Chiến Dịch Phượng Hoàng chỉ nhắm vào thành phần cán bộ Việt Cộng chứ không nhắm vào những tên du kích cắc ké. Tuy nhiên, để tóm cổ được những tên này chúng ta không phải chỉ trông cậy vào tin tức của các mật báo viên mà nhiều khi còn nhờ vào lời khai của những tên cấp dưới. Vì vậy, tất cả những phần tử Việt Cộng hay cộng tác với chúng như kinh tài thu thuế sau khi bị bắt đều bị đưa về một trong 80 văn phòng của Chiến Dịch Phượng Hoàng. Tại đây, những tên này sẽ bị thẩm vấn và nếu chúng quá khích, có thể bị trao cho anh em người Nùng vốn chống cộng thẳng tay. Đã có những trường hợp Việt Cộng bị chết trong khi nằm trong tay anh em người Nùng.

Vẫn theo Elliot, đã có những nhân chứng đã trân tráo vu cáo Việt Nam Cộng Hòa một cách trắng trợn trước Ủy Ban Điều Tra của Thượng Viện Hoa Kỳ mà người ta vẫn tin, hoặc mượn cớ đó để làm khó dễ Việt Nam Cộng Hòa. Elliot kể một trường hợp điển hình là có một cựu nhân viên (?) của Chiến Dịch Phượng Hoàng khai rằng không một người nào bị bắt vì bị tình nghi là Việt Cộng mà sống sót mà lại không có bất cứ bằng chứng nào rằng họ là Việt Cộng.

Kế tiếp, Elliot mỉa mai rằng nếu đúng như vậy thì tại sao sau năm 1975, Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch của Hà Nội lại tuyên bố rằng Chiến Dịch Phượng Hoàng đã tiêu hủy biết bao nhiêu căn cứ của Việt Cộng. Elliot lại thêm rằng Thạch không dám nhắc đến việc các toán ám sát khủng bố của Việt Cộng đã giết hại mấy chục ngàn người phần lớn là nhân viên xã ấp và giáo viên trong suốt hai thập niên trước đó.

Cuối cùng, Elliot kết luận một cách khá hợp lý rằng trong trường hợp một đơn vị quốc gia bắn nhau với một toán Việt Cộng ẩn náu trong một căn nhà thì nếu không một ai, kể cả thường dân, trong căn nhà đó còn sống sót là một điều thường tình khó tránh khỏi. Do đó, có thể nói rằng có vào khoảng 30 ngàn người bị bắt hoặc bị bắn chết trong Chiến Dịch Phượng Hoàng mà không phải tất cả 30 ngàn người này đều là Việt Cộng.

Ở một đoạn khác, Elliot thuật lại rằng khi Chiến Dịch Phượng Hoàng đã được chính thức hóa, Trùm CIA tại Việt Nam lúc đó là William Colby đã chính thức cấm chỉ việc thủ tiêu các tên Việt Cộng bị bắt, với bất cứ lý do gì và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Elliot nói tiếp rằng bản báo cáo nói rằng đại đa số những tên bị chết là vì giao tranh với lực lượng hành quân là một bản báo cáo đáng tin cậy, nhưng lại có một số người không mấy tin tưởng. Theo Elliot, chính vì vậy mà Thượng Viện Hoa Kỳ áp lực chính phủ phải ngưng ngay Chiến Dịch Phượng Hoàng, nếu muốn họ thông qua ngân sách.

Đến đây, chúng ta trở lại với những thành quả điển hình của các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh. Trong bản báo cáo mật mà chúng tôi trình ra đây, nếu dịch sang Việt ngữ thì có nội dung như sau:

Báo cáo tin tức tình báo số 0211 lúc 8 giờ 30 tối ngày 22 tháng Chín 1969
Đề mục: Vị trí của đặc công Việt Cộng tại Thị xã Qui Nhơn Lượng giá: F-3
Tường trình: 15 tên đặc công Việt Cộng, mặc quần xám và áo sơ-mi trắng có đem theo chất nổ, đang ẩn náu tại mấy căn nhà gần thiết lộ hỏa xa cạnh Đường Gia Long, phía nam Đường Đống Đa trong Thị xã Qui Nhơn. Những căn nhà này nằm gần Khách sạn Việt Cường và một bến xe đò. Những tên đặc công này là con trai tuổi từ 15 đến 18. Chúng có giấy tờ hợp lệ và đến Qui Nhơn vào ngày 20 tháng Chín 1969. Chúng đến từ Quận Phù Cát theo lệnh của những tên cán bộ trong Ủy ban Huyện Phù Cát của Việt Cộng. chúng dự định ném thuốc nổ vào những quân nhân trên quân xa và những đám đông quân nhân đứng dọc theo các con đường. Cũng có thể chúng sẽ âm mưu ám sát các viên chức tỉnh.

Giữ cẩn thận báo cáo này hoặc tiêu hủy.
Bản báo cáo này do Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Bình Định gửi đến Trung Tâm Phối Hợp Tình Báo Hành Quân yêu cầu ra tay. Nội dung bản báo cáo cho chúng ta thấy các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh giữ một vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ an ninh tại hậu phương và họ thu thập tin tức tình báo rất chính xác và khá nhanh. Một trong những người đầu tiên đọc bản báo cáo trên là Chuẩn Úy Ossie Ostara thuộc Huấn Luyện Đoàn Lục Quân Úc Đại Lợi tại Việt Nam. Ostara đã ba lần sang phục vụ tại Việt Nam, nói tiếng Việt rất thông thạo và được các chiến sĩ Việt Nam hết mực quí mến.

Ostara sang phục vụ tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1964 và làm cố vấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Đống Đa. Sang năm sau, ông về Vũng Tàu phụ trách việc huấn luyện về công tác dân vụ cho cán bộ Bình Định và Phát Triển Nông Thôn đầu tiên. Đến năm 1967, ông ra cố vấn cho Tỉnh Thừa Thiên và sau biến cố Tết Mậu Thân lại vào cố vấn cho Tỉnh Lâm Đồng rồi năm 1969 lại ra cố vấn cho Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Bình Định. Lúc đó, đơn vị này có ba toán và mỗi toán 18 người. Chính trong thời gian phục vụ tại đây mà Chuẩn Uý Ostara hiểu rõ hơn hết về đơn vị này.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên của Bảo Tàng Viện Chiến Tranh Úc vào tháng Hai 1976, Ostara tiết lộ rằng việc Việt Cộng không thể hoạt động mạnh như trước năm 1969 tại Bình Định một phần nhờ vào các cuộc hành quân của các đơn vị Đại Hàn và một phần nhờ vào Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Bình Định. Đơn vị này có rất nhiều thành viên vốn là hồi chánh viên mà trong đó có tới bảy người là cán binh Cộng Sản Bắc Việt. Lúc đầu, Ostara cũng lo ngại cho sự hòa thuận giữa các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa và những người một thời là kẻ thủ. Nhưng trong suốt hai năm làm cố vấn cho đơn vị, Ostara chỉ có ba điều để nói về những hồi chánh viên này:

§ Thứ nhất, họ trở về với chính nghĩa quốc gia và trung thành tuyệt đối.

§ Thứ hai, họ là những quân nhân có sức chịu đựng khá, đáng tin cậy và biết tuân thượng lệnh.

§ Thứ ba, sự hiểu biết của họ về Việt Cộng đã giúp cho các đơn vị quốc gia rất nhiều trong việc hoàn thành sứ mạng, nhất là phá vỡ hạ tầng cơ sở của Việt Cộng.

Nhân tiện, Ostara cũng kể lại một cuộc hành quân của Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Bình Định.

Đêm 7 rạng ngày 8 tháng Chín 1969, có hai tên du kích lẻn đi thu lương thực từ dân chúng trong một ấp nhỏ thuộc Quận Phù Cát. Chỉ đến sáng sớm thì các chiến sĩ tại tỉnh lỵ nhận được tin này và họ lập tức kéo đến đó bằng quân xa rồi đổ xuống ngay bìa ấp cạnh đường. Khi những chiến sĩ đi đầu tiến vào gần đến khu dân cư, một thanh niên mặc áo trắng quần đùi đen từ một bụi cây đứng dậy và ném ra một trái lựu đạn. Thấy vậy, các chiến sĩ vội nằm xuống và lợi dụng tình thế, hai tên du kích chạy như bay từ bụi cây vào một trong những căn nhà trong ấp. Ngay sau khi trái lựu đạn nổ, một số chiến sĩ của đơn vị hành quân bắn che có các chiến sĩ đi đầu xông vào bao vây các căn nhà. Từ một trong những căn nhà này, hai trái lựu đạn nữa được tung ra nhưng không gây một thiệt hại nào đồng thời nơi ẩn núp của hai tên du kích đã bị lộ. Vòng vây xiết chặt nhanh chóng và cả hai tên bị bắt sống.

Không tự mãn với kết quả này, các chiến sĩ tiếp tục lục soát rất kỹ cả khu vực và cuối cùng thấy có hai sợi dây điện nối với một cục pin. Lần theo sợi dây điện dài 150 thước, các chiến sĩ thấy có một đầu đạn đại bác 105 ly chôn dưới mặt đường. Trong cuộc thẩm vấn tại chỗ, hai tên du kích khai rằng chúng chờ cho đoàn quân xa của Đại Hàn đi qua thì cho nổ đầu đạn này. Chúng cũng khai rằng nơi ẩn náu của chúng nằm sâu trong rừng cách đó khoảng 1 ngàn 500 thước. Sau đó, đơn vị hành quân để vài chiến sĩ ở lại ấp để canh chừng tên Việt Cộng thứ nhất và tất cả các chiến sĩ còn lại cùng với tên Việt Cộng thứ hai dẫn đường tiến vào rừng.

Khi vào đến giữa một khu rừng tre, Việt Cộng bắn ra trước nhưng không trúng ai và sau đó chúng lại ném ra hai trái lựu đạn và cũng không gây thiệt hại. Các chiến sĩ ta kêu gọi chúng đầu hàng nhưng chỉ có mấy loạt đạn đáp lời. Giữa lúc đó, một chiến sĩ bò vòng sang bên hông và cuối cùng tìm thấy một lỗ thông hơi chạy xuống hầm trú ẩn của Việt Cộng. Hai trái lựu đạn được thả xuống và cuộc lục soát sau đó cho thấy không một tên nào dưới hầm sống sót.

Theo lời Chuẩn Úy Ostara, trung bình mỗi tháng các chiến sĩ thuộc Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Bình Định bắt được ba chục tên Việt Cộng và bắn hạ gần mười tên. Rất hiếm khi có các bộ cao cấp của Việt Cộng nằm trong số này nhưng lại có khá nhiều cán bộ cao cấp ra hồi chánh.

Đương nhiên là Việt Cộng không chịu ngồi yên để bị các chiến sĩ của Đơn Vị Thám Sát Tỉnh tiêu diệt dần dần, chúng chỉ có một cách duy nhất là nhận diện và ám sát các chiến sĩ thuộc các đơn vị này. Điều cay đắng cho chúng là trong khi tìm cách nhận diện và ám sát chiến sĩ quốc gia, chính những tên đặc công khủng bố lại bị bắn hạ hoặc bắt sống trước khi kịp hành động.

Theo Chuẩn Úy Ostara, ông và tất cả các chiến sĩ của đơn vị rất ít khi ra phố chơi nhất là không bao giờ đến những quán nhậu hay quán cà-phê. Họ chỉ chơi với nhau và luôn luôn mặc thường phục. Phải cẩn thận hơn cả là những chiến sĩ vốn là hồi chánh viên. Lý do là Việt Cộng biết mặt họ và rất căm hận họ. Những người từ bỏ hàng ngũ Việt Cộng trở về với chính nghĩa quốc gia và đem những gì mình biết về Việt Cộng để giúp chúng ta sớm chấm dứt chiến tranh, đôi khi đã phải trả một giá rất đắt.

....................................................................................

Chú thích

(1) Theo báo cáo chính thức (After Action Report) ngày 12 tháng Mười 1968 của Quân Đội Hoa Kỳ. Phó bản hiện được lưu trữ trong Văn khố Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi.

(2) Tại nhiều tỉnh, đơn vị này dùng danh xưng Lực Lượng Trinh Sát Tỉnh, nhưng danh xưng chính thức trên văn thư vẫn là Lực Lượng Thám Sát Tỉnh.

==============================

Hình: Đơn Vị Thám Sát Tỉnh / PRU tai Vung Tau

Photo:

Photo:

Photo:

Photo:


0000000000000000000000000000000000000

Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Print Friendly, PDF & Email

Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này.

Chương trình Phụng Hoàng sẽ trở thành một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất trong cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Được bảo trợ bởi Cục Tình báo Trung ương (CIA), Chương trình Phụng Hoàng sử dụng các lực lượng bán quân sự nhằm tấn công các đặc vụ cộng sản nằm vùng tại các thôn làng khắp Nam Việt Nam. Các nhân chứng cáo buộc rằng các thành viên của chương trình cùng các cố vấn Hoa Kỳ của họ thường xuyên tiến hành tra tấn, sát hại và ám sát, những cáo buộc mà các quan chức Mỹ đã bác bỏ.

Cho tới ngày nay, cuộc tranh luận về Chương trình Phụng Hoàng vẫn tập trung chủ yếu vào vai trò của CIA và các cá nhân người Mỹ trong chương trình này. Nhưng đại bộ phận nhân sự của Chương trình Phụng Hoàng, như binh sĩ, thẩm vấn viên và nhà phân tích, đều là người Việt Nam. Tìm hiểu vai trò của các nhân sự Việt Nam trong chương trình Phụng Hoàng mang lại những góc nhìn khác biệt về nguồn gốc và tầm quan trọng của chương trình này.

Trong tất cả những người Việt Nam đóng góp cho Chương trình Phụng Hoàng, có lẽ nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất là một sĩ quan quân đội Nam Việt Nam tên là Trần Ngọc Châu. Lúc còn trẻ, ông Châu đã đi theo phong trào độc lập Việt Minh và nhà lãnh đạo cuốn hút của phong trào này là Hồ Chí Minh. Ông từ chối gia nhập Đảng Cộng sản của ông Hồ và trở nên khó chịu với việc Việt Minh ngày càng nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Năm 1950, ông đào ngũ sang phía chính phủ chống cộng do Pháp hậu thuẫn.

Ông Châu cuối cùng đã thu hút được sự chú ý của Tổng thống Ngô Đình Diệm, người giao cho ông làm về chiến lược và chiến thuật chống nổi dậy. Năm 1962, ông Diệm bổ nhiệm ông Châu làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre ngày nay – ND), một tỉnh lớn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Châu dành phần lớn trong khoảng thời gian 3 năm ở Kiến Hòa để thử nghiệm các phương pháp chống nổi dậy khác nhau.

Ông Châu nhanh chóng nhận thấy chính phủ đối mặt với một số vấn đề liên quan tới nhau ở Kiến Hòa. Tỉnh này được coi là “chiếc nôi của cách mạng” bởi vì các cán bộ Cộng sản đã tổ chức một trong những cuộc nổi dậy địa phương đầu tiên chống lại Diệm tại một trong những huyện của tỉnh này vào năm 1960. Hơn nữa, ông Châu sau này hồi tưởng lại rằng hệ thống tình báo của chính phủ “như một trò đùa” bởi vì nó phụ thuộc vào những người cung cấp tin đã làm cho nhà nước trong nhiều năm và thường được cung cấp tin giả bởi kẻ thù. Do đó, các lực lượng chính phủ tại Kiến Hòa thường không biết những người nổi dậy là ai và họ đang hoạt động tại đâu. Thay vì tiến hành các chiến dịch có mục tiêu chọn lọc dựa trên các thông tin tình báo chính xác, các chỉ huy thường sử dụng các chiến dịch hỏa lực mạnh làm chết hoặc bị thương người dân địa phương. Dân làng càng trở nên tức giận hơn bởi các quan chức và sĩ quan cảnh sát địa phương, nhiều người trong số đó rất bất tài, tham nhũng, hoặc cả hai.

Để khắc phục những vấn đề này, ông Châu đã thiết kế nên chương trình Điều tra dân số kết hợp khảo sát ý kiến về các bất bình của người dân (Census – Grievance – sau đây gọi là Chương trình điều tra – khảo sát). Thông qua sáng kiến này, các nhóm cán bộ được phái xuống các thôn làng do chính phủ kiểm soát. Sau khi tiến hành điều tra dân số, các thành viên bắt đầu tiến hành hàng ngày các cuộc phỏng vấn bắt buộc đối với từng người lớn. Các câu hỏi có vẻ như vô thưởng vô phạt, ví dụ như ông bà có nhận thấy điều gì bất thường gần đây không, hay chính phủ có thể làm gì để giúp đỡ ông bà và gia đình. Các câu hỏi này một phần là nhằm tạo điều kiện cho người dân nêu lên những bất bình về các quan chức địa phương tham nhũng, những người mà ông Châu sau đó có thể kỷ luật hoặc cách chức. Nhưng mục tiêu cuối cùng là nhằm thu thập thêm các thông tin chính xác hơn về kẻ thù.

Sáng tạo thứ hai của ông Châu là việc tạo ra cái mà ông gọi là các Đội chống Khủng bố, tiền thân của Chương trình Phụng Hoàng. Được thành lập với sự hỗ trợ từ CIA, các đội nhóm này bao gồm các nhóm nhỏ nhân viên được huấn luyện để tiến hành các chiến dịch bí mật trong các vùng lãnh thổ do kẻ thù kiểm soát. Khi ông Châu nhận được tin tức tình báo về nhân dạng và vị trí của các đặc vụ kẻ thù, ông liền cử Đội chống Khủng bố tới giết hoặc bắt sống họ. Theo cách này, ông Châu và các đối tác CIA hi vọng có thể làm tiêu hao và tiêu diệt những gì mà sau này họ gọi là cấu trúc Việt cộng, tức mạng lưới các cán bộ và đặc vụ cộng sản nằm vùng trong dân cư nông thôn.

Ông Châu nhận thức rất rõ rằng các phương pháp của mình rất dễ bị lạm dụng. Một chủ doanh nghiệp bất lương trong làng có thể lợi dụng chương trình Điều tra – khảo sát để thuyết phục chính phủ rằng đối thủ địa phương của mình là một người cộng sản. Và các thành viên của Đội chống Khủng bố nếu không được huấn luyện và giám sát kỹ lưỡng có thể cảm thấy và hành động như thể họ được phép tiến hành giết người. Nhằm chống lại những vấn đề như vậy, ông Châu đã bổ nhiệm các thanh tra viên để điều tra các báo cáo về các sai phạm của cán bộ, quan chức. Ông cũng tuyên bố rằng việc sử dụng các lực lượng sát thủ sẽ chỉ là phương thức cuối cùng, chỉ được áp dụng sau khi các nỗ lực nhằm thuyết phục các đặc vụ của kẻ thù đào ngũ sang phe Chính phủ thất bại.

Mặc dù ông Châu nói tiếng Anh với giọng nặng nhưng ông có thể trình bày các ý tưởng của mình về chống nổi dậy theo một phương thức đơn giản và dễ hiểu, khiến cho ông trở nên nổi tiếng với các cố vấn Hoa Kỳ. Daniel Ellsberg, nhà phân tích của Công ty RAND mà sau này trở thành một nhà hoạt động phản chiến, đã gặp ông Châu khoảng giữa những năm 1960 và coi ông là chuyên gia Việt Nam hàng đầu về quy trình bình định hóa. Ông Châu cũng tương tác và làm việc với John Paul Vann, William Colby, Edward Lansdale và những nhân vật tiêu biểu khác trong đội ngũ chống nổi dậy của Hoa Kỳ. Những người Mỹ này đặc biệt thích việc ông Châu khẳng định rằng có thể tiến hành chống nổi dậy theo một phương thức nhân văn, có đạo đức, và làm giảm các thiệt hại không mong muốn đối với sinh mạng và tài sản của thường dân.

Nhờ một phần vào sự hỗ trợ của các bạn bè Hoa Kỳ, ông Châu đã được bổ nhiệm vào cuối năm 1965 làm lãnh đạo một chương trình huấn luyện chống nổi dậy mới dành cho cán bộ Nam Việt Nam. Sự đề bạt của ông là một phần trong nỗ lực của CIA nhằm thiết kế một chiến lược chống nổi dậy trên cả nước dành cho Nam Việt Nam, những nỗ lực mà cuối cùng dẫn tới sự hình thành Chương trình Phụng Hoàng. Trong quá trình thiết kế Chương trình Phụng Hoàng, các quan chức CIA đã đưa vào các ý tưởng của chương trình Điều tra – Khảo sát nhằm thu thập thông tin tình báo từ dân làng. Ảnh hưởng của ông Châu cũng rất rõ ràng trong bộ phận sau này trở thành phần gây tranh cãi nhất của Chương trình Phụng Hoàng, đó là các biệt đội chống khủng bố tinh nhuệ được gọi là các Đơn vị Thám sát Tỉnh (PRU). Được tuyển mộ và huấn luyện bởi CIA, các đơn vị này tiến hành hàng chục nghìn vụ “bắt và giết” các đặc vụ của kẻ thù từ năm 1968 tới năm 1972.

Tuy nhiên, có phần bất ngờ khi ông Châu không thực sự tham gia vào việc thiết kế hay thực hiện Chương trình Phụng Hoàng. Với tư cách là người đứng đầu của chương trình đào tạo cán bộ quốc gia Nam Việt Nam, ông sớm trở nên thất vọng với tình trạng đấu đá chính trị bất tận giữa các lãnh đạo cấp cao. Năm 1967, ông Châu rời bỏ vị trí chính thức của mình và giành được một ghế dân biểu trong Quốc hội Nam Việt Nam.

Sau đợt Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, ông Châu bắt đầu kêu gọi một giải pháp thương lượng dành cho cuộc chiến. Điều này khiến ông trở thành kẻ thù của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người cho bắt giam, xét xử và tống giam ông về tội phản quốc. Ông sống phần thời gian còn lại của cuộc chiến trong tù hoặc trong tình trạng quản thúc tại gia. Sau chiến thắng của miền Bắc năm 1975, ông bị tống giam một lần nữa, lần này là trong một trại cải tạo của cộng sản. Ông được cho ra tù năm 1978 và di cư sang Mỹ cùng với gia đình.

Trong những thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, ông Châu và những người Mỹ ủng hộ ông đã than phiền rằng việc ông bị hạ bệ vừa là một sự phản bội vừa là một cơ hội bị bỏ lỡ. Theo quan điểm của họ, ông Châu đã thiết kế nên một công thức chống nổi dậy có hiệu quả: Bằng cách lôi kéo người dân địa phương ở Kiến Hòa tham dự thông qua các chương trình Điều tra – khảo sát, ông đã giành được trái tim và lý trí của họ trong khi vẫn có thể tiếp tục thu thập được các thông tin tình báo mà các Đội chống Khủng bố sử dụng để truy tìm các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Tuy nhiên, ông Châu cũng tin rằng lãnh đạo cấp cao của CIA đã không thể hiểu được những thành tố cốt lõi trong cách tiếp cận của ông.

Mặc dù Chương trình Phụng Hoàng vay mượn một số khía cạnh của mô hình Kiến Hòa, ông kết luận rằng nó quá nhấn mạnh sử dụng vũ lực và không coi trọng việc huy động người dân. Kết quả là ông Châu và các bạn bè người Mỹ của ông coi Chương trình Phụng Hoàng như là một sự “suy đồi hóa” các ý tưởng ban đầu của ông Châu. Ông Châu đã trình bày cách diễn giải này trong các cuộc phỏng vấn, trong cuốn hồi ký bằng tiếng Anh xuất bản năm 2012 của ông, và trong bộ phim tài liệu gần đây The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick.

Nhưng ông Châu đã thực sự đạt được những thành tựu gì ở Kiến Hòa? Những người ủng hộ ông thường dẫn các số liệu chính thức để chứng minh cho thành công của ông: Trong năm đầu tiên ông làm tỉnh trưởng, ước tính số dân thường sống trong vùng chính phủ kiểm soát của tỉnh đã tăng từ 80.000 lên 220.000 trong tổng dân số khoảng hơn nửa triệu người. Tuy nhiên, chính ông Châu cũng thường nói rằng những thành tựu đó ít có ý nghĩa nếu người dân địa phương không ủng hộ chính phủ và các tuyên bố của chính phủ về đảm bảo chủ quyền quốc gia – một nhiệm vụ tỏ ra quá khó khăn tại Nam Việt Nam trong thời kỳ giữa những năm 1960. Tính chất ngắn ngủi trong các thành quả của ông Châu đã bộc lộ rõ sau khi ông rời tỉnh Kiến Hòa: lực lượng cộng sản nhanh chóng giành lại phần lớn lãnh thổ và dân cư và họ đã mất.

Thành quả cụ thể nhất của ông Châu tại Kiến Hòa đó là chương trình Điều tra – khảo sát dân cư. Như một sử gia của CIA sau này ghi nhận, chương trình tỏ ra là một công cụ hiệu quả nhằm tạo ra các thông tin tình báo khả dụng về các lực lượng và đặc vụ của kẻ thù. Nhưng hiệu quả của nó bắt nguồn chủ yếu không phải từ việc giành được sự ủng hộ của công chúng là từ việc giám sát họ.

Thực sự, chương trình không chỉ thu thập thông tin tình báo về “cấu trúc Việt Cộng”, nó còn tổng hợp các thông tin chi tiết về mọi cư dân tại từng thôn ấp nơi chương trình được triển khai. Những thông tin này bao gồm dữ liệu về quan hệ họ hàng, các mối liên hệ chính trị, tôn giáo, và cả tình trạng sở hữu tài sản. Như ông Châu thừa nhận, các thông tin này thường được sử dụng để gây áp lực lên các gia đình và toàn bộ cộng đồng buộc họ tuân theo các chỉ thị của chính phủ. Về khía cạnh này, chương trình ít tích cực và mang nhiều tính cưỡng bức hơn so với những người thúc đẩy nó thừa nhận.

Việc sử dụng các đội chống khủng bố ở Kiến Hòa cũng đôi lần không thể tuân theo các nguyên tắc tốt đẹp mà ông Châu đã đề ra. Bằng cách nhắm vào những cán bộ cộng sản cụ thể để “vô hiệu hóa” họ, chương trình đã làm gia tăng sức ép quân sự và tâm lý lên kẻ thù. Các chỉ huy cộng sản phản ứng lại bằng cách treo thưởng đặc biệt cho bất cứ người nào trong đơn vị của họ có thể tiêu diệt được một thành viên của đội chống khủng bố. Cuộc đấu tranh giữa hai bên nhanh chóng trở thành cuộc nội chiến ở cấp độ cộng đồng mà trong đó lời hứa của ông Châu rằng sẽ chỉ sử dụng vũ lực như là phương tiện cuối cùng thường bị phá vỡ. Khi một tuyên truyền viên cộng sản phân phối các tờ bướm ca ngợi một người bắn tỉa du kích tiêu diệt được một cố vấn quân sự Mỹ ở Kiến Hòa, ông Châu đã ra lệnh cho Đội chống Khủng bố thâm nhập vào thôn do kẻ thù kiểm soát nơi người lính bắn tỉa đang sống. Các thành viên của nhóm đã giết chết người lính bắn tỉa bằng cách tung lựu đạn vào nhà của anh ta trong lúc anh ta đang ngủ.

Những người chỉ trích hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ coi câu chuyện tiêu diệt tay súng bắn tỉa trên như là bằng chứng cho thấy các hoạt động của ông Châu ở Kiến Hòa đơn thuần chỉ là một chương trình ám sát. Ông Châu và những người bảo vệ ông có thể phản bác rằng những hành động giết chóc như vậy là cần thiết và được biện minh bởi việc những người cộng sản sử dụng biện pháp ám sát có chọn lọc, và rằng việc thi thoảng triển khai những chiến thuật như vậy nên được nhìn nhận trong bối cảnh những nỗ lực rộng lớn hơn của ông nhằm giành được trái tim và khối óc của người dân. Nhưng cả hai lập luận này làm giảm ý nghĩa của những thành tố cốt lõi trong chiến tranh chống nổi dậy được tiến hành tại Việt Nam.

Ông Châu không đề xuất đánh bại cộng sản ở Kiến Hòa chỉ bằng cách ám sát họ. Ông tạo ra các đội Điều tra – khảo sát như là một phương tiện để thu hút sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, quy trình mà ông đề xuất nhằm giành được sự hợp tác của người dân không dựa vào việc giành được sự đồng thuận hay sự tự nguyện tham gia của họ. Các đội Điều tra – khảo sát đã mang lại cho chính phủ một phương thức áp đặt một hệ thống giám sát và kiểm soát lên toàn bộ các cộng đồng dân cư và thu thập các thông tin tình báo từ mỗi người dân. Trong khi ông Châu hy vọng rằng người dân sẽ cung cấp những thông tin tình báo này một cách tự nguyện, mục tiêu bao trùm của ông là thu được thông tin cần thiết để phát hiện và phá hủy các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Hơn nữa, dù việc theo đuổi mục tiêu này bao gồm các nỗ lực nhằm bắt giữ những đặc vụ của kẻ thù hoặc thuyết phục họ đầu hàng, nó cũng bao gồm rất nhiều vũ lực, bao gồm một số vụ ám sát. Trong tất cả những khía cạnh này, mô hình mà ông Châu thiết kế nên tại Kiến Hòa có nhiều điểm tương đồng với Chương trình Phụng Hoàng sau này.

Sự nghiệp của Trần Ngọc Châu chỉ ra một sự thật lớn hơn về hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam về về lịch sử của chiến tranh chống nổi dậy nói chung. Giống như các đối tác người Mỹ của mình, ông Châu đã thúc đẩy cái mà bây giờ được gọi là phương thức chống nổi dậy lấy dân cư làm trung tâm, một cách tiếp cận nhấn mạnh việc bảo vệ và kiểm soát dân cư dân sự. Những người ủng hộ cách tiếp cận này thường mô tả nó như là một phương thức chiến tranh nhân bản, hoàn toàn phù hợp với pháp luật về chiến tranh, và với các lý tưởng tự do của người Mỹ.

Cách tiếp cận của ông Châu rõ ràng ít mang tính hủy diệt hơn so với những chiến thuật mà các chỉ huy Hoa Kỳ và Nam Việt Nam ưa thích, đó là chiến đấu với kẻ thù bằng đạn pháo và các cuộc không kích. Nhưng các phương pháp của ông cũng không hoàn toàn không đổ máu và chiến thắng mà ông muốn đạt được không dựa vào việc giành được trái tim và khối óc của người dân. Thay vào đó, cách tiếp cận của ông dựa rất nhiều vào việc thao túng, cưỡng ép, đe dọa và ám sát. Người Mỹ cần ghi nhớ những điều này khi nghĩ về các cuộc chiến tranh chống nổi dậy mà Mỹ tiếp tục tiến hành ngày nay.

Edward Miller là phó giáo sư lịch sử tại Dartmouth College và là tác giả cuốn “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam”.



=============================

Lực Lượng Thám Sát Tỉnh

No comments:

Post a Comment