purple
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT. |
| |
..................................
Cantonese and Vietnamese sound similar because Vietnam and Canton use to be in the same region then the Han Chinese came in; after a series of attack, we kind of broke apart and had to fled west where modern day north Vietnam use to be. One of the Viet rulers Quang Trung vowed to save our brothers from Han Chinese ruled the two provinces Quang Dong and Quang Tay, but he died.
=>
The Yue Peoples were aboriginal people of South East Asia who in the 5th 4th century bce, formed a powerful kingdom in present-day Zhejiang and Fujian provinces.
°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°
Sông Lạc cũng là nơi vua Đại Vũ nhà Hạ đã gặp rùa và nhận “Lạc thư” chỉ giáo về cách cai trị thiên hạ. Vua Đại Vũ là người Cối Kê - nay gọi là Kế Châu, tỉnh Giang Tô, thuộc vùng hạ lưu sông Dương Tử, mà vùng này trong thời kỳ ấy đang còn là đất của các tộc Bách Việt.
Những vua Vũ nhà Hạ, mà cả Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa, Đế Nghiêu, Đế Thuấn… Tất cả các nhân vật này đều phản ảnh từ nguồn gốc văn hóa phương Nam của các tộc nông nghiệp Bách Việt, tức không là Hán tộc và khác với Hán tộc.
“Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu/Hán.”
°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°
Dân tộc Việt đã dùng hai vật sau này là hem (totem):
1 Rồng: Nghĩa là tỏ ý to lớn nhất lại hay biến hóa và đầy năng lực phấn đấu.
2 Tiên: Tỏ ý cao siêu sáng suốt, trường thọ.
Hai thứ trên là biểu dương của nguyên tố về vật chất và tinh thần.
Nhưng chiếm núi Thái Sơn được một thời gian thì lại phải tranh đấu với các giống Di, Khương, Địch và Hán, nhất là với giống Hán từ Thiên Sơn (Altai)[1] tràn xuống khá mạnh; nên hoa địa Thái Sơn phải mất và dân tộc Việt phải lùi xuống phía Nam.
Khi lùi xuống phía Nam dân Việt lấy sông Dương Tử và Ngũ Hồ, Ngũ Lĩnh làm căn cứ địa. Đó là lần Nam Thiên Di thứ nhất.
Cuộc đấu tranh này đã chuyển từ văn hóa đến vũ lực nên các vũ khí đã tiến lên đến nghề rèn sắt. Vì có rèn sắt nên mới có nam châm, cái gốc chính của địa bàn (boussole).
Cuộc Nam thiên lần thứ nhất này là thời kỳ Viêm Đế, sau cuộc ấy hoa địa đã mất quyền khống chế vũ trụ cũng mất, mà nơi căn cứ mới là miền Dương Tử và Ngũ Hồ, Ngũ Lĩnh lại thấp nên tình thế dân tộc đã bị lung lay về mọi phương diện văn hóa, quốc phòng. Sự thất bại đời Viêm Đế đã để cho ta những kinh nghiệm sau đây:
- a. - Mất Thái Sơn là mất cả sinh hoạt về vật chất và tinh thần vì đấy là một trọng địa, nơi nào chiếm được sẽ làm lễ phong thiên chiêu hồn tá (hồn tế?) (tá = phụ tá, tế = chủ) tất cả các tử sĩ và đắp nằm ở trên các ngọn núi đền thờ phụng tổ tiên, lại là một căn cứ quan trọng cho việc quốc phòng, có đủ điều kiện về kinh tế văn hóa để tiến, lui, đánh, giữ.
- b. Vì sự thất bại ấy nên mất Hà Đồ Lạc Thư tức là mất vận động về tinh thần và mất cả bản lĩnh sống, cùng sáng tạo và đấu tranh.
- c. Sau khi Nam thiên, các bộ lạc bị tan nát.
/td> Bach Viet (Yue Peoples) Truth-Yue/Bách Việt
Yue Peoples (Luo-Yue = Vietnamese) Luo Yue/Lạc Việt
Tổ tiên ta đã sống bên sông Hoàng Hà, cạnh núi Thái Sơn.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
để ghi dấu cái nôi văn hóa đầu tiên của dân Việt.
Thái Sơn là cái nôi văn hóa đầu tiên từ thời cổ đại của dân tộc Việt nhưng đã bị mất trong cuộc giao tranh,
đây là cuộc di tản đầu tiên của dân Việt.
Sau khi Thái Sơn bị Hoàng Đế xâm chiếm, con cháu Thần Nông đã rút về Động Đình Hồ vùng Lĩnh Nam để xây dựng lại căn cứ địa văn hóa,
Gánh vàng đi đổ sông Tương*,
Đêm nằm mơ tưởng đi mò sông Ngô.
Câu ca dao này nói đến cuộc chạy loạn của tộc Việt bị giống Hoa Hạ xâm chiếm.
Đây là cuộc di tản lần thứ hai của dân Việt.
Khi Lữ Gia thất trận, các sắc tộc Bách Việt thuộc nước Nam Việt đã chạy về Phong Châu** ở phương nam hội nhập vào Âu Lạc để xây dựng lại căn cứ địa văn hóa. Đây là cuộc di tản lần thứ ba
Địa điểm của núi Thái Sơn (dấu chấm)
Mất bản địa Thái Sơn (tỉnh Sơn Đông, bắc Trung Hoa), Con cháu Thần Nông đã rút quân về Động Đình Hồ để xây dựng căn cứ địa văn hóa mới cho dân Việt. Tướng của Đế Minh là Xi Vưu ở lại giữ Thái Sơn và sau ba năm chiến đấu chống tù trưởng của nòi Hán là Hiên Viên, quân của Xi Vưu tan rã và từ đó, dân Việt mất căn cứ địa văn hóa Thái Sơn. Hiên Viên chiếm được thái Sơn lên ngôi là Hoàng Đế. Ngày nay, dân tộc Việt chỉ còn câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
cái nôi văn hóa đầu tiên của dân Việt.
Khi con cháu Thần Nông đã rút về Động Đình Hồ vùng Lĩnh Nam để xây dựng lại căn cứ địa văn hóa lần thứ hai, thì miền Lĩnh Nam được sử tây phương viết như sau:
“Lĩnh Nam là vùng đất phía nam của rặng Ngũ Lĩnh gồm các rặng Đại Dũ /Dữu Lĩnh, Kỵ Điền Lĩnh, Đô Bàng Lĩnh, Manh Chữ Lĩnh và Việt Thành Lĩnh. Vùng nầy gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam và Giang Tây của Trung Hoa hiện đại. Vùng nầy do dân Bách Việt sinh sống và là tổ quốc của dân Nam Việt cổ đại”
http://en.wikipedia.org/wiki/Jiangxi
Truyền thuyết cho rằng rằng dân tộc Việt phát xuất từ Động Đình Hồ miền Lĩnh Nam. Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp ở thế kỷ thứ 15 (XV) kể Truyện họ Hồng Bàng như sau:
“Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục dung mạo đoan chính, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình."
Địa lý nhà Chu bấy giờ chỉ kéo dài tới sông Hoàng Hà. Đến thời Chiến Quốc, khoảng 500 Trước Công Nguyên, một số dân tộc ở Nam Trung Hoa mới xuất hiện trong sử Trung Quốc. Nổi bật nhất là các nước Sở, nước Ngô và nước Việt.
Cổ sử Trung Hoa dùng chữ “người Kinh” để nói đến dân tộc Sở và một số dân tộc phía nam sông Hoàng Hà.
Đến đời Tần Hán (256-195 TCN), khi các nước Sở, Ngô, Việt bị Tần Thủy Hoàng sát nhập vào Trung Hoa, phía nam nước Sở vẫn còn là chủ quyền của các dân tộc Bách Việt hoàn toàn độc lập và tự chủ. (Xem bản đồ Trung Hoa thời Tần Thủy Hoàng. Như thế cho đến khoảng 195 năm Trước Thiên Chúa, một vùng địa lý to lớn miền Hoa Nam ngày nay là lãnh thổ của các giống dân Việt.
Khi Lưu Bang cướp ngôi nhà Tần ở phương bắc, thì ở phương nam, Triệu Đà thống lĩnh các nước Bách Việt trong đó có cả nước Âu Lạc của tổ tiên chúng ta để lập ra nước Nam Việt. Đó là cuộc thống nhất Bách Việt lần thứ nhất.
Nhà Triệu truyền ngôi được bốn đời thì bị nhà Hán xâm chiếm và miền Lĩnh Nam bị bắc thuộc từ đó.
Đến thời kỳ Hai Bà Trưng, 40 năm Sau Công Nguyên, Hai Bà đã chiếm lại toàn vùng Hoa nam. Sử viết: “Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.”
Đây là cuộc thống nhất Bách Việt lần thứ hai.
Truy tầm nguồn gốc Bách Việt của dân tộc Việt cần để ý các vấn đề sau đây:
• Từ thời cổ đại cho đến khi nhà Triệu mất ngôi (111 TCN), dân tộc Việt đã chiếm lĩnh miền Hoa Nam. Một số nước Việt giáp biên giới với nhà Chu thường được đề cập đến trong sử sách Trung Hoa, đó là Sở (Kinh Việt), nước Việt (với Việt Vương Câu Tiễn), Ngô Việt (với Ngô Phù Sai). Khi nhà Tần thống nhất thiên hạ, các nước Việt trên bị sáp nhập vào nhà Tần. Còn các nước Việt khác như Âu Việt, Mân Việt, Thái Việt, Điền Việt, Lạc Việt, Việt Thường và một số nước Việt khác phía nam vẫn còn giữ được nền độc lập.
• Cần nghiên cứu thêm nguồn gốc của chữ "người Kinh". Cổ sử Trung Hoa dùng chữ “người Kinh” để nói đến dân tộc Sở và một số dân tộc phía nam sông Hoàng Hà. Tại sao ngày nay người Việt tự gọi là người Kinh để phân biệt người Việt với người thuộc chủng tộc khác.
• Cần xem khám phá của Stephen Oppenheimer tác giả Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia (Địa Đàng ở Phương Đông: Lục Địa Đông Nam Á Bị Chìm Dưới Đáy Biển) để thấy nền văn minh Hoa Nam trải dài xuống Đông Nam Á và các hải đảo ở Thái Bình Dương. Các dân tộc như Mân Việt, Ngô Việt, Âu Việt gồm các bộ tộc, Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Hẹ, Hải Nam, Đài Loan, Thái, Nam Dương và các thổ dân ở vùng đảo Thái Bình Dương đều có nguồn gốc Bách Việt.
• Do các dân tộc Bách Việt đã sinh sống ở miền Hoa Nam trước khi vùng nầy bị Tần Hán xâm lược, dân Việt phải là chủ nhân ông nền văn hóa thời bấy giờ. Các khám phá khảo cổ về văn minh Hoa Nam trước thời Tần và Hán thuộc phải được coi là chỉ dấu của văn minh Việt, chứ không thể là của Hán tộc. Người Việt cần phải coi đó là di sản của Việt tộc và phải mạnh dạn giành lại chủ quyền văn hóa của mình.
Quốc hồn và quốc túy của một dân tộc là gốc của lịch sử. Một dân tộc mất quốc hồn và quốc túy là một dân tộc sẽ bị lịch sử đào thải. Tìm về cội nguồn chính là quá trình tìm lại hồn sử.
°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°๑°
• Đất Lĩnh Nam – miền Nam núi Ngũ Lĩnh – hay “Quảng Châu” và các thị tộc “Bách Việt” sống trên đó đều dần dần bị Hán hóa, bị đồng hóa.
• Nhưng đất “Giao Châu” của ta (như tên gọi sau này) lại làm ngược: Việt hóa những người Hán trôi dạt xuống miền Nam, hoặc được phái xuống cai trị dân Nam.
Từ những mảnh vụn của thời Bắc Thuộc mà gom lại thành một thực thể thống nhất và vững mạnh hơn, đó là công lao của nhà Lý. Đại Việt khi ấy thực sự là cường quốc Đông Nam Á.
**Sông Tương hay là Tương Giang hoặc Tương Thủy là chi nhánh của con sông chính Trường Giang chảy qua tỉnh Hồ Nam.
Sông Tương phân thành hai dòng và cùng đổ vào hồ Động Đình.
**Sông Trường Giang, hay sông Dương Tử Giang (Yangtze Kiang), (Yangtze Kiang), còn có tên gọi là Sông Dương Tử, Yangtse).
Sông Dương Tử (Yangtse River)
Thử Tìm Lại Biên Giới Cổ Của Việt-Nam:
Bằng Cổ Sử, Triết Học, Di Tích và Hệ Thống ADN
(tiếp theo)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y-khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Anatomie của Ý và giáo sư sinh vật Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng trong khoảng 5000 trước Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-Giang tới vịnh Thái-Lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-Xuyên Trung-Quốc, phía Ðông tới biển Nam-Hải. Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam, và Ðông-Dương.
1. Dùng biện chứng y-khoa vào khảo cổ
Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y-khoa là:
“Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do.”
Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong, nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác:
“Không có nguyên do, sao có chứng trạng?”
Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú. Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An-Dương cũng cho rằng chuyện thần Kim-Quy do vua móng làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu-Đà bị bại là hoang đường, là ma trâu đầu rắn. Nhưng tôi lại tin và cuối cùng tôi tìm ra sự thật. Hồi ấy Cao Cảnh hầu Cao Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra kích thước của ba mũi tên đồng của nỏ này. (4)
Trước tôi đã có các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ tìm được tại Trung và Bắc-phần (70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời đại Đồ-Đá, thì 29/38 cái được kết luận là thuộc chủng loại Malanésien, Indonésien, Australoide hay Nam-Á. Với 29 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể. Gần đây các học giả Việt-Nam lại tìm ra 32 xương sọ, thuộc thời đại Đồ-sắt (1000 năm trước Tây-lịch đến 300 sau Tây-lịch), thì 22/27 thuộc chủng loại Mongoide. Với 32 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng loại Mongoide.
Những tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ để kết luận. Nhưng y học đã tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đã bị đánh đổ. Nguyên do: Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35 dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi tìm ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận: lãnh thổ Văn-Lang, tới hồ Ðộng-Đình. (5)
Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh (ngày nay là Nam Lĩnh)
2. Những vấn đề.
Ranh giới phía Nam của nước Văn-Lang tới nước Hồ-Tôn đã quá rõ ràng. Ranh giới phía Tây với Ba-Thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc quả tới hồ Động-Đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba-Thục và phía Đông phải giáp Đông-hải. Có thực như thế không?
Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.
Dưới đây là huyền thoại, huyền sử mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu. Tôi cần tra cứu cho ra:
Vấn đề thứ nhất,
Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Ðộng-Đình. Có thực như vậy không?
• Truyền thuyết nói Ðế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-Lĩnh về Bắc cho Ðế-Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-Lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh-Dương sau thành Văn-Lang.
Núi Ngũ-Lĩnh, hồ Ðộng-Đình nay vẫn còn. Nhưng liệu có di tích gì chứng minh chăng? Tôi phải đi tìm Ngũ-Lĩnh, hồ Ðộng-Đình.
Vấn đề thứ nhì,
• Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh-Dương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam-Sơn trên hồ Ðộng-Đình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi có chín vạn hoa tầm xuân nở. Tôi phải đi tìm núi Tam-Sơn ở hồ Ðộng-Đình. Liệu trên núi này có di tích gì về cuộc tình năm nghìn năm trước chăng?
Vấn đề thứ ba,
• Truyền sử nói: Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: “Mỗi năm về Tương-Đài chầu Quốc-Tổ, Quốc-Mẫu một lần.”
• Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương.
Cánh đồng Tương ở đâu? Nếu có cánh đồng Tương thì cũng có thể kết luận rằng biên giới nước Văn-Lang tới hồ Ðộng-Đình. Tôi phải đi tìm.
Vấn đề thứ tư,
Chứng tích thứ nhất xác định:
• Bộ Sử-Ký của Tư-Mã, Nam-Việt liệt truyện có thuật việc: vua nước Nam-Việt là Triệu-Ðà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-Quận, Trường-Sa (Mậu-Ngọ 183 trước Tây-lịch).
Như vậy biên giới Nam-Việt (Tức Việt-Nam) với Hán (Tức Trung-quốc) ở vùng này. Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-Nam, nằm ngay Nam ngạn sông Trường-Giang.
Vấn đề thứ năm,
• Huyền sử nói rằng: trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng:
o Khi Trưng Nhị, Trần Năng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường, Trần Thiếu-Lan đem quân đánh Trường-Sa (39 sauTây-lịch), thì nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-Giang (sự thật đó là Tương-Giang thông với hồ Ðộng-Đình).
o Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42 sau Tây-lịch). Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Ðộng-đình là Phật Nguyệt, tướng Hán là Mã Viện, Lưu Long (40 sau Tây-lịch).
Có thực thế không? Có hai trận Trường-Sa, hồ Ðộng-Đình không? Nếu có thì ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả tới hồ Ðộng-Đình.
Vấn đề thứ sáu,
Năm 42, sau Tây-Lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại Bồ-lăng thuộc Tượng-quận, vì quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở đâu? Có trận này không? Nếu có trận này thì ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây quả tới Ba-Thục (Tứ-Xuyên.)
Thưa Quý-vị,
Nhưng các sử gia gần đây (1900-1975) đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-Lang rộng như vậy? Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Lại cũng có những người dốt nát (1975-1991), không đủ sách đọc, không theo kịp sự tiến triển của y học, họ chỉ đọc những tài liệu sai lầm, rồi họ như con ngựa kéo xe, chỉ biết có vậy, chúng tôi thấy họ ngu dốt quá, nên không trả lời, cũng như giải thích.
Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên mà đi tìm nguồn gốc.
V. ÐI TÌM BIÊN GIỚI NƯỚC VĂN- LANG.
1. Núi Ngũ-lĩnh.
Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc-Kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc-Kinh đi Trường-Sa. Trường-Sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-Nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-Đình, núi Tam-Sơn, núi Ngũ-Lĩnh, sông Tương, Thiên-Đài, Tương-Đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này.
Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, vì trong thư giới thiệu các giới chức y-khoa chỉ xin được giúp đỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-Sa để nghiên cứu sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thì giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-Sa Tân Điếm nằm trên đại lộ Nhân-Dân. Tôi mua cuốn Địa Phương Chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, đại-học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.
Đầu tiên tôi đến tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc
• Một là Ðại-Dữu Lĩnh.
• Hai là Quế-Dương, Kỳ-Điền Lĩnh.
• Ba là Cửu-Chân, Ðô-Lung Lĩnh.
• Bốn là Lâm-Gia, Minh-Chữ Lĩnh.
• Năm là Thủy-An, Việt-Thành Lĩnh.
Về vị trí:
• Ngọn Thủy-An, Việt-Thành chạy từ tỉnh Phúc-Kiến, đến huyện Tuần-Mai tỉnh Quảng-Đông.
• Ngọn Ðại-Dữu chạy từ huyện Ðại-Dữu (Nam-An), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-Hùng tỉnh Quảng-Đông.
• Ngọn Cửu-Chân, Ðô-Lung chạy từ Ðạo-Huyện tỉnh Hồ-Nam tới Gia- Huyện tỉnh Quảng-Tây.
• Ngọn Lâm-Gia, Minh-Chữ chạy từ Lâm-Huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-Huyện tỉnh Quảng-Ðông.
• Ngọn Quế-Dương từ Toàn-Huyện tỉnh Hồ-Nam tới huyện Quế-Lâm tỉnh Quảng-Tây.
Lập tức tôi thuê xe đi một vòng thăm các núi này. Tôi đi mất mười ngày, trải gần 15.000 cây số.
Như vậy là Ngũ-Lĩnh có thật, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-Lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-Đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:
• Một là vua Minh tế trời ở trên núi Ngũ-Lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia địa giới. Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-Giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôi. Còn vua Kinh-Dương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Ðộng-Đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.
• Hai là dân chúng Nam-Ngạn Trường-Giang với vùng Nam Ngũ-Lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ Ðộng-Đình mới thuộc lãnh địa Việt.
Kết luận:
«Quả thực có núi Ngũ-Lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa».
Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.
2. Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh.
Tương truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-Dương, phân chia lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-Đài. Nhưng dãy núi Quế-Dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không, biết ngọn Thiên-Đài là ngọn nào? Trên bản đồ không ghi.
Sau đó, tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-Đài nằm gần bên bờ Tương-Giang. Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-Gòn. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ.
Tôi đi thăm Thiên-Đài.
Thiên-Đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong cột kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều. Những câu đối, chữ còn, chữ mất.
Tại thư viện Hồ-Nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Ðầu đề ghi:
Thiên-Đài di sự lục
Trinh-Quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.
Trinh-Quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào?
Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần.
- Phần của Chu Minh-Văn soạn,
- Phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ.
- Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772).
Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-Thư, Ngũ-Kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học loại văn đó vào hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-Đài, núi cũng mang tên Thiên-Đài Sơn, Minh-Văn còn kể thêm:
«Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-Đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Dương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-Sa. Khi rút tới Quế-Dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-Đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường, để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây».
Tôi biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Ðào Hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Ðào Kỳ. Ngài Ðào Kỳ lĩnh chức Ðại Tư-Mã thời vua Trưng. Còn tướng Ðào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-Nha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-Sa, hồ Ðộng-Đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-Đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.
Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:
Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ pháp Tây-Thiên diễn Phật- kinh.
Hai câu này ngụ ý ca tụng thái-tử Tất-Ðạt-Ða đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-Thiên, đi giảng kinh.
Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận,
Phật công hiển hách quốc thái an dân.
Hai câu này là ngụ ý nói:
Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận gió hòa; đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.
Nơi có dấu vết Thiên-Đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:
Thiên-Đài đại đại phân Nam, Bắc.
Lĩnh địa niên niên dữ Việt-Thường.
Nghĩa là:
Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với dòng giống Việt-thường.
Chỗ miếu thờ của Ðào Hiển-Hiệu có đôi câu đối:
Nhất kiếm Nam-Hồ kinh Vũ-Đế,
Thiên đao Bắc-Lĩnh trấn Lưu Long.
Nghĩa là:
Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Ðộng-Đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán.
Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh bại Mã Viện ở phía Nam hồ Ðộng-Đình. Một nghìn tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-Lĩnh trấn Lưu Long.
Kết luận:
«Như vậy, việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-Đài nên thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-Đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa quả là tới Ngũ-Lĩnh, hồ Động-Đình».
3. Cánh đồng Tương,
Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:
• Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.
• Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn phương quy dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.
Tôi đoán:
• Cả hai vị Quốc-tổ Kinh-Dương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-Sơn trên hồ Ðộng-Đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó trên hồ Ðộng-đình.
• Phía Nam hồ Ðộng-đình là sông Tương-Giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 km, lưu vực tới 92500km2, chẻ đôi tỉnh Hồ-Nam với Quảng-Tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ nằm trong lưu vực Tương Giang.
Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-Lâm nơi xuất phát ra Tương-Giang là hồ Động-Đình, xuống Nam, qua Tương-Lâm, tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-Mã. Đây là địa phận quận Ích-Dương.Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-Giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-Đình trở xuống, trên cửa sông Tương cũng như hai bên bờ chim Âu bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-Giang, Âu-hồ, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-Giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-Sa thủ phủ của Hồ-Nam rồi tới các quận lỵ Tương-Đàm, Chu-Châu, Hành-Dương, Quế-Dương.
Không khó nhọc tôi tìm ra:
• «Cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-Đình, Nguyên-Giang. Phía Nam là Linh-Lăng, Hành-Giang. Phía Tây là vùng Chiêu-Dương, Lãnh-Thủy.
Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-Giang, Nguyên-Giang, Liên-Thủy, Thạch-Khê-Thủy».
Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-Đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này:
• « Quốc-tổ Lạc Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-Đình, Tương-Giang mà gọi là Âu-Cơ (Cơ là vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-Mẫu là Âu-Cơ, thì họ nghĩ ngay đến Quốc-Mẫu sinh đẻ. Khi chim Âu đẻ thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con có nghĩa là tất cả dân ttrong nước đều là con Quốc-mẫu»
Kết luận:
«Đã có cánh đồng Tương, thì chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-Lĩnh, có Thiên-Đài. Nay chứng cớ được kiểm điểm, thì lãnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-Đình».
4. Hồ Ðộng-Đình và Tam-Sơn
Hồ Động-Đình nằm ở phía Nam sông Trường-Giang. Hồ được coi như nơi phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-Giang được gọi là tỉnh Hồ-Bắc, tức đất Kinh-Châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-Giang được gọi là tỉnh Hồ-Nam.
Hồ Động-Đình nằm trong tỉnh Hồ-Nam. Hồ thông với sông Trường-Giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-Giang, rồi đổ vào Tương-Giang. Trên Bắc-Ngạn, hồ có núi Tam-Sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các các nữ tướng thời vua Trưng như Trưng-Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan đánh chiếm Trường-Sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh, rồi tả trận đánh trong bộ Cẩm-Khê-Di-Hận (6).
Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38,5 mét, về mùa nước lớn là 39,20 mét. Tra trong chính sử thì quả hồ Động-Đình thuộc lãnh địa Văn-Lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng-Đế. Sử gia Trung-Quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc.
Nói theo triết học Tây phương thì vua Du-Võng gốc từ Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng ở phương Nam lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-Đế. Còn vua Hoàng-Đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua. Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ-Đế bản kỷ chép rằng:
«...Thời vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu thì Suy-Vưu mạnh nhất.
Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.
Suy-Vưu làm loạn, không tuân đế hiệu. Hoàng-Đế triệu tập chư hầu cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-Lộc, bắt sống Suy Vưu. Chư hầu tôn ngài làm thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Đế đem quân chinh phục.
Lãnh thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-Sơn, Đại-Tông. Phía Tây tới núi Không-Động, Kê-Đầu. Nam tới Giang, Hùng, Tương... » (7)
Sông Giang đây tức là sông Trường-Giang, Hùng đây tức là Hùng-Nhĩ-Sơn, Tương là Tương-Sơn. Bùi Nhân đời Tống lập giải sử-ký nói rằng Tương-Sơn thuộc Trường-Sa.
Kết luận:
«Từ chính sử, huyền-sử đều cho biết lĩnh địa Văn-Lang tới hồ Động-Đình. Khi vua Hoàng-Đế dứt triều đại Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-Bàng còn kéo dài đến 2439 năm nữa. Lãnh thổ Trung-quốc thời Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-Giang. Phía Nam bao gồm Trường-Sa, hồ Động-Đình vẫn thuộc Văn-Lang."
Khi chính sử ghi chép như vậy thì việc quốc-tổ, quốc-mẫu với hồ Ðộng-Đình, núi Tam-Sơn không còn là huyền thoại nữa. Vậy chuyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.
5. Biên giới lĩnh địa tộc Việt thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch.
Sử Hán là bộ Sử-Ký của Tư-Mã Thiên. Sử Việt như bộ Ðại-Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm-Định Việt-Sử Thông Giám Cương Mục, đều ghi rằng vào thế kỷ thứ hai trước Tây lịch, thời Triệu Ðà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-Sa, hồ Ðộng-Đình.
Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Ðà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Ðồ Thư mang quân sang đánh Âu-Lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận:
• Nam-Hải (Quảng-Đông và một phần Phúc-Kiến),
• Quế-Lâm (Quảng-Tây, Hồ-Nam và một phần Quí Châu),
• Tượng-Quận (Vân-Nam và một phần Quý-Châu).
Vua An-Dương sai Trung-Tín hầu Vũ Bảo-Trung và Cao-Cảnh hầu Cao Nỗ đem quân chống, giết được Ðồ Thư và tiêu diệt nữa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất.
Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-Quận, Quế-Lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-Lạc lập ra nước Nam-Việt. Lãnh thổ nước Nam-Việt bao gồm những vùng nào ? Không một sử gia nào chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lãnh địa Nam-Việt là lãnh địa thời Văn-Lang.
Trong khi Triệu Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt. Hạng Vũ, Lưu Bang diệt Tần, rồi Lưu Bang thắng Hạng Vũ lập ra nhà Hán. Lưu Bang lên ngôi vua sai Lục Giả sang phong chức tước cho Triệu Đà. Đúng ra Triệu Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng thân thuộc, mồ mả của Triệu Đà đều ở vùng Chân-Định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên lên mà phải lùi bước.
Năm 183 trước Tây-lịch, Cao tổ nhà hán là Lưu Bang chết, Lã-Hậu chuyên quyền cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu Đà không thần phục nhà Hán, rồi đem quân đánh Trường-Sa, Nam-Quận.
Kết luận:
«Trường-Sa là quận biên cương của Hán. Vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-Sa. Nam quận là quận ở phía Bắc sông Trường-Giang. Mà Nam-Quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam-Ngạn sông Trường-Giang».
------------------
Ghi chú của Tăng Hồng Minh:
Một quan khách, nữ giáo sư khoa Thiên-văn học tên Madeleine Chevalier hỏi: "ADN là gì? Tôi nghe nói, cũng như đọc trên báo hoài, mà không biết rõ chi tiết cái hệ thống này?"
Trần Ðại-Sỹ: "Tôi xin nhường lời cho Giáo-sư Vareilla Pascale chuyên khoa về vấn đề này trả lời."
Vareilla Pascale: "Cảm ơn Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ đã cho tôi danh dự trả lời Giáo-sư Chevalier. ADN viết tắt của từ Acide désoxyribonucléique, tiếng Anh là Deoxyribosenucleic acide, viết tắt là DNA."
(Phần này khá dài, khoảng 20 trang A4, chúng tôi không dịch hết, vì quá chuyên môn, chỉ dành cho sinh viên y khoa. Vả phần này quí độc giả có thể tìm đọc trong bất cứ bộ tự điển Encyclopédie của Pháp hay Anh, Mỹ nào.)
------------------------------
Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ.
Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp-á
http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=2227
------------------------------
Lẽ dĩ nhiên là Hán mượn Việt!
Mà còn những chữ như: Kinh Dịch, Bát Quái, mười hai con giáp, Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai.. nghe rất Việt.
*Tiếng Việt:
- danh từ đứng trước tĩnh từ => vợ hiền (chứ không phải hiền thê).
- Tiếng Việt tuân theo luật “chính trước phụ sau”.
-Trong một câu, các từ ngữ nối tiếp nhau theo một trật tự, mỗi chữ đi sau làm rõ ý nghĩa của chữ đi trước:
Công ty
Công ty bảo hiểm
Công ty bảo hiểm nhân thọ
Công ty bảo hiểm nhân thọ quốc gia
Trong khi đó tiếng Hán-Mông tuân thủ quy luật ngược lại “phụ trước chính sau”.
…. “Ban đầu người Hán cũng dùng chữ hình nòng nọc của người Việt để chép kinh Thư dấu trong vách nhà của Khổng tử. Khi phát minh ra chữ vuông, người Hán đã dùng chữ vuông ký tự tiếng Việt rồi đương nhiên coi là chữ Hán.
Ngày nay nhìn những chữ Hán cổ nhất, chúng ta vẫn còn thấy trên đó dấu ấn của hình nòng nọc! …”
Chữ khắc trên thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn
…. “Người Việt hòa tan vào cộng đồng Hán tộc thì tiếng Việt cũng hòa vào ngôn ngữ Hán, trong một cơ cấu ngữ pháp mới. Quá trình này diễn ra âm thầm hàng nghìn năm tiền sử. Và gần nghìn năm trước, được người Hán điển chế thành những bộ từ điển đồ sộ. Sang thế kỷ XX, khiếp nhược trước dân số Trung Hoa đông đúc, trước văn hóa Trung Hoa khổng lồ, ngay người giầu trí tưởng tượng nhất cũng không dám nghĩ rằng cội nguồn nền văn hóa ấy là của người Việt.
Khi so sánh chữ Việt Latinh non trẻ trong các bộ từ điển của A. De Rhode, của Tabert với những đại từ điển Trung Hoa, cứ thản nhiên thấy chữ nào có trong từ điển Tàu thì cho là gốc Hán, và cho là Việt mượn Hán! …”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bách Việt Sử: Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử (1)
Khảo cứu Bách Việt Sử: Những Lớp bụi mờ của lịch sử... (1)
Hàng hàng lớp lớp bụi mờ phủ lên trên bề dầy lịch sử Bách Việt...
Người Việt Nam ngày nay khi viết chữ Việt với vần A B C thì người ta gọi là chữ Việt, khi người ta gặp chữ tượng hình 越 (Việt) thì đa số người ta nói là chữ Tàu! Người Quảng Đông ngày nay khi viết hai chữ 越 南 (Việt Nam) thì họ đọc là "Duyệt-Nàm", và khi phát âm đọc lên hai chữ đó theo giọng nói địa phương Quảng Đông thì họ gọi tiếng của họ là Việt Ngữ... Xin kể một chuyện xảy ra hiện nay tại một trường Đại Học ở California - USA:
Một sinh viên người Việt Nam biết chút ít tiếng Quảng Đông, tự giới thiệu mình với một sinh viên đến từ Tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc rằng:
- "Ngọ hầy Duyệt-Nàm dành" (Tôi là người Việt Nam).
Người Sinh Viên kia cũng tự giới thiệu:
- "Ngọ hầy Duyệt dành" (Tôi là người Việt);
Thế là người sinh viên Việt Nam ngớ ngẩn!!!... Hả?... Ủa? Sao kỳ vậy?
Tuổi trẻ ngày nay ít biết được lịch sử Bách Việt, nhiều người lớn tuổi mà còn không biết! Vì không muốn biết, vì không được biết v v… thì nói chi đến lứa tuổi sinh viên hiện giờ! Vì sao? Đó là vì có sự ngộ nhận "Hoa-Hạ"- "Hán" và "Việt"...
Từ khi nào thì có chuyện người ta tự xưng là "Hoa-Hạ" hay "Hán" tộc?
- Điều nầy khá phức tạp, nếu như thiếu dẫn chứng hoặc trình bày quá..."đơn giản" thì khó hiểu ngọn nguồn!
Hôm nay tôi tìm cách trình bày những trường thiên dài lê thê của mấy ngàn năm bằng cách ngắn gọn, nhưng, cũng phải kể ra những chi tiết quan trọng theo tuần tự. Những chi tiết sẽ được trình bày rõ ràng theo từng bài khảo cứu tiếp theo sau nầy; rất mong quí vị... cũng như tôi sẽ cố gắng để khảo cứu thêm chi tiết và viết thành nhiều bài để giải thích một cách khoa học và nghiêm túc.
Khảo Cứu: Những chi tiết quan trọng... thời Cổ Sử và Cận Đại:
- Cổ thư được gọi là "Việt Tuyệt Ký" hay "Việt Tuyệt Thư" (*thời Xuân -Thu Chiến Quốc: trước Sử Ký của Tư Mã Thiên), trong đó ghi chép Vua Việt là con cháu của vua Vũ thuộc triều nhà Hạ; Việt Tuyệt Thư viết bằng chữ tượng hình như "Việt Cổ Văn" và "Trung Văn", ngày nay, sách phải dùng bằng bản phiên dịch qua Trung Văn bởi những học giả Việt Học xưa nay, vì cổ Việt văn có một số từ ngữ của cổ ngữ mà ngày nay người ta sẽ khó hay không hiểu khi đọc!... Ví dụ chữ "Cuấy" hay "Cuây" là "Hội", "kây " là "kế"; "cuấy kây" chính là "hội-Kế" , "Cuấy - kây"... mà viết theo chữ tượng hình xưa thì mấy ai biết được bây giờ?
Đa số sẽ đọc là "Hội-kế", (Lại có một giọng Cối-Kê = Cuấy Kây = Hội-Kê.. là Hàn-Châu ngày nay), chữ 會計(Hội-Kế) là: 會稽 ngày xưa, Chữ "Hội" với chữ "kế "nhưng lại đọc là Cuấy-kây với dần "C-hay K" đó là nét đặc biệt của vùng Giang Đông và Phiên Ngung (bên bờ biển Đông - Thái Bình Dương).
Nhờ Việt Tuyệt Thư mà sau nầy "Sử Ký" (Của TƯ MÃ THIÊN) và nhiều sách sử khác có tài liệu về nguồn gốc Bách Việt bên cạnh những truyền thuyết...
Truyền thuyết...***Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn, Đế Thuấn truyền ngôi cho Vua Vũ, Vua Vũ lên ngôi rồi truyền ngôi cho con là "Khải" - lập nên triều "HẠ", triều Hạ là của Việt tộc. VIỆT TUYỆT THƯ chép rằng bởi vì "Vua Vũ được chôn cất ở Mao Sơn (Cuấy kây - Hội kê), con cháu trong nhà phải có người theo ở đó để giữ đất mộ của Vũ gia cho tròn đạo hiếu, và rồi lập ra Việt Quốc.". Vậy, theo VIỆT TUYỆT cổ thư: Hạ và Việt là một nhà, đã là một nhà thì "Hạ" ngữ hay "Việt" ngữ là một, có ai cần tranh luận điều nầy không?
Chú ý: Nghiêu, Thuấn, Hạ là Truyền Thuyết... nhưng "Việt Tuyệt thư" là cổ thư thời Xuân Thu - chiến Quốc được lưu lại cho đến ngày nay mà nội dung được ghi chép thật rõ ràng, cổ thư nầy mang tên "Việt Chép" và chép lại sử Việt; sau nầy "Hoa" văn không có chữ "chép" nên dùng chữ "Chóe, chóe: 絕yue"/ đọc theo Hán-Việt ngày nay là "Tuyệt"... có phát âm na ná để thay chữ "chép"; xin đón đọc: sẽ nói rõ về VIỆT TUYỆT THƯ ở những bài khảo cứu tiếp theo sau nầy.
Việt Tuyệt Thư và những chữ viết được khắc trên xương (Giáp Cốt Văn) và những đỉnh bằng kim loại đồ đồng (Chung Đỉnh Văn) thời nhà Thương và Chu mà khảo cổ học khám phá ra đã bổ túc và minh chứng cho truyền thuyết, và vì vậy Việt Tuyệt Thư càng thêm giá trị.
Triều Hạ bị lật đổ do triều Thương, Thương là con cháu của Đế Nghiêu, lấy họ Chử, người Việt không xa lạ với họ Chử qua câu chuyện "Chử Đồng Tử "... Thương không phải là Việt tộc? Hay là Việt tộc? (Xin xem bài tiếp theo) - Đọc giả sẽ tự có câu trả lời: Vì Đế Nghiêu truyền ngôi cho đế Thuấn, Đế Thuấn truyền ngôi cho vua Đại Vũ của nhà Hạ... Sau nầy nhà Thương của họ Chử (子 - đọc là Chử khi là họ, chứ không đọc là Tử) lớn mạnh và lật đổ triều Hạ, và chữ viết và văn hóa của Thương đều là kế tục của nhà Hạ: Những chữ viết trong Chung Đỉnh Văn và Giáp Cốt Văn của Khảo Cổ Học chứng minh được điều nầy...
Nhà Thương thôn tính và Đồng hóa Người Siberia da trắng là "Trung Sơn Quốc": gọi là "Bạch-Địch". Nói chung - nhà Thương bao gồm Việt tộc và những ngoại tộc bị Việt tộc đồng Hóa... ngay cả tên của Trụ Vương... cũng được ghi chép lại là Đế Tân theo văn phạm Việt… chứ không phải là Tân Đế!
Triều nhà Chu cũng bị Việt tộc đồng Hóa. Tộc Chu là Tộc Khương đã liên kết với những tộc khác tiêu diệt nhà Thương, trước khi lật đổ nhà Thương, thì trên bước đường đông tiến từ cao nguyên phía tây tiến về Trung Nguyên là họ đã bị Việt Đồng Hóa rồi, và họ đổi tên, xưng là: Chu 周, Chu: có nghĩa là Điền 田- Khẩu 口, ráp chữ Điền để phía trên và Khẩu chung sẽ thành chữ 周 – Chu. Chu là: khẩu sống nhờ Điền- (ruộng lúa)... và triều Chu tự xưng là con cháu đích tôn của vua Vũ nhà Hạ để được "Chính Danh". Chu tự xưng là "Hạ" hay là "Hoa" - vì lẫn lộn phát âm giữa chữ Hoa và Hạ của tiếng Việt. Tiếng Khương của dân tộc Khương vẫn tồn tại cho đến ngày nay, cho nên khi đối chiếu tiếng Khương với cổ sử và Tứ Thư, Ngũ Kinh v v... thì sẽ thấy rõ Chu đã Bị văn hóa Việt của nhà Hạ và nhà Thương đồng Hóa... Bởi vì Triều Chu đã không còn dùng tiếng Khương như người dân tộc Khương hiện nay vẫn tồn tại và nói tiếng Khương, và ngay cả việc nhà Chu phải nhận thầy và học hỏi từ nước Sở cũng ̣được ghi rõ ràng trong chính sử, (điều nầy ghi rõ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên).
Nhà Hạ được xem là chính danh, là Hoa. Hoa nghĩa là "hoa lệ", là "quí phái", là tiến bộ, là quí tộc, là thống lĩnh, là chính thống ở Trung Nguyên. Cho nên khi mà Chu muốn gồm thâu thiên hạ qui phục với Chu thì phải tự xưng là "Hoa-Hạ", ngay cái tên "Hoa-Hạ" đã tự bộc lộ là bị Đồng Hóa rồi!... Vì lẫn lộn "Hoa" Và "Hạ"!!!
Bởi vì là bị đồng hóa mà vẫn khó phân biệt phát âm của một ngôn ngữ "mới" đối với họ, cho nên họ không phân biệt được "Hạ" là tên gọi Hoàng Triều, và "Hoa" là tên gọi của quí tộc theo lối phát âm tiếng Việt, nên mới có việc tự xưng vừa Hoa lại vừa Hạ... trong khi lẽ ra chỉ cần xưng là HOA, hoặc chỉ xưng là Hạ... là được rồi! (Hoa = 華, Hạ=夏)
- 華 - 夏 Tiếng Việt cổ đại Hoa và Hạ đọc rất là giống nhau...
- 華 - 夏 Tiếng Việt ở Việt Nam ngày nay: đọc "Hoa"-"Hạ"... Phát âm rất giống nhau, chỉ vì dùng cố định dấu nặng trong chữ Hạ theo qui định ngày nay của phiên âm a, b, c, theo Latin mà tạo nên khác biệt hơi nhiều.
- 華 - 夏 Tiếng Việt ở Quảng Đông nay: Đọc: "Hòa" - "Hà"... Phát âm rất giống nhau.
- 華 - 夏 Tiếng Mân-Việt Triều/Phước Kiến: đọc: "Hoe"-"he"... Phát âm rất giống nhau.
... Mãi cho đến sau nầy qua nhiều triều đại sau nhà Chu nữa, khi nhiều dân tộc khác tiếp tục bị người Việt đồng hóa nữa thì dần dần mới có sự "lai căng" văn hóa khác mà đổi phát âm chữ "Hạ" đọc thành "seaé" hay "Xié", và phiên âm theo tiếng Anh/English ngày nay 夏 là "Xia". Ngày nay tiếng Bắc Kinh đọc 華 - 夏 là "Hỏa-Xié" / (là "HUA-Xia" khi dùng English phiên âm).
Chính vì vậy mà có từ ngữ Hoa-Hạ 華 - 夏 đọc thành "Hỏa-xié" theo tiếng "Quan Thoại" ngày nay để tự cho rằng: ta là "truyền nhân" đích tôn của của nhà Hạ!!!
Việt Tộc thống lĩnh Trung Nguyên từ xa xưa, mà nổi bật là nhà Hạ, Việt, Bách Việt...
Ngày nay xét kỹ thấy rằng: các ngôn ngữ của người da trắng vùng SIBERIA đã lập ra "TRUNG SƠN Quốc" rồi bị nhà Nhà Thương thôn tính, rồi Chu thôn tính Thương; rồi loạn Hung Nô thời Tấn v v... Xét kỹ ngôn ngữ Siberi, Turky, Khương, Mông Cổ v. v... vẫn tồn tại đến bây giờ, để người ta có thể đối chiếu và thấy khác với các tiếng nói địa phương Việt và tiếng Quan Thoại-phổ thông: Đó chính là một bằng chứng người Siberi thời nhà Thương và luôn cả nhà Chu đã bị Việt đồng hóa: vì họ đã không còn dùng những ngôn ngữ "Hung Nô" nêu trên...
Vì đã bị Việt Đồng Hóa mà họ tự xưng là dân tộc "Hoa-Hạ" 華夏 là con cháu của nhà "Hạ夏"!
Cũng vì văn hóa và ngôn ngữ Việt đã đồng Hóa Thương, Chu, và Yến, Ngụy (Người Siberi Thời Xuân Thu - chiến quốc) v v... cho nên tiếng Việt có thêm "một nhánh mới phía bắc" mà ngày nay người ta gọi là tiếng Bắc-Kinh hay Mandarin, khi có thêm tiếng phía bắc thì hai tiếng Việt Nam Bắc khác giọng và biến âm khó thông với nhau nên người ta chọn tiếng Việt phía nam là tiếng xưa - "có sẵn từ trước" và là tiếng "tiêu chuẩn" để làm tiếng "phổ thông" dùng cho thời đó, và tiếng Việt để "phổ thông" thời đó đã được gọi là "Nhã Ngữ 雅 語": thời Xuân-Thu Chiến Quốc đã gọi Việt Ngữ là Nhã Ngữ, Nho Giáo thời đó đã phát triển mạnh, lịch sử đã được ghi lại khá hoàn chỉnh, cho nên người ta có thể kiểm chứng rõ ràng 100% chuyện nầy.
"Nhã Ngữ 雅語" mặc nhiên trở thành tiếng để dùng chung "phổ thông" phổ cập vào thời xuân thu-chiến quốc và được gọi là "Nhã ngữ" vì nghĩa là: Nhã: là Đẹp, văn nhã; Khổng Tử Dạy học cũng dùng "Nhã Ngữ" (雅語).
- Nhã Ngữ là Việt Ngữ 粵 語 (粵 hay 越 hoàn toàn giống nhau, xưa dùng chung cả hai chữ nầy là "Việt") tồn tại cho đến ngày nay ờ tỉnh Quảng Đông và nước Việt Nam.
Nhưng tiếng Việt Nam lại mang giọng nam nhiều hơn vùng Phiên-Ngung/Quảng Châu và sau nầy lại biến giọng khi tiếp xúc nhiều với tiếng Mường, rồi lại biến âm nhiều khi dùng A, B, C để phiên âm.
Tiếng Quảng Đông chỉ biến giọng rất ít dù và vì bởi tiếng Bắc-Kinh ngày càng phát triển mạnh nhưng vì không dùng Latin a, b, c để phiên âm, nên không có "sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng" cố định cho nên giữ được nhiều âm thanh cổ... điều nầy có thể kiểm chứng được khi so sánh với phương cách thuyết văn giải tự của thời Hán đã được Hứa Thận biên soạn trong sách "Thuyết-Văn".
Người ta có thể phục chế ngôn ngữ bằng cách nắm vững quy luật biến hóa của ngôn ngữ, người ta nghiên cứu một vùng "Việt" ngày xưa bị "Hung nô " xâm chiếm rồi biến âm và trở thành sử dụng ngôn ngữ mới... khác âm như thế nào, rồi lại đối chiếu với ngôn ngữ của những nhóm Việt chạy xa... xuống phương nam, người ta lại tổng hợp, rồi phân tích một từ ngữ đã biến thành nhiều âm của các phương ngôn khác nhau: để tìm ra một từ gốc gác căn bản nhất đã biến hóa thành nhiều phương ngôn mà lại rất giống nhau vì cùng một gốc...
Nhưng tiếc thay... nhóm nghiên cứu phục chế ngôn ngữ còn ít... lại rất "bí mật" và không được "công bố" để phổ biến!
Trong thế gíới của Blogger tiếng Hoa ngày nay - thông tin gần như là duy nhất và được rò rỉ một cách vô tình hay cố ý của nhóm phục chế CỔ Hán NGỮ thì Từ ngữ "Thén Thỉnh" Của Tiếng Bắc Kinh, "Thín thìn" của Tiếng Quảng Đông, "Thenn thénn" của tiếng Triều Châu... là: Với kết quả của "phục chế Cổ Hán Ngữ" thì những chữ đó ngày xưa có phát âm là "THIÊN_ĐÌNH -天庭": Nếu như có hàng trăm hay hàng ngàn nhóm nghiên cứu "phục chế Cổ Hán Ngữ" thì kết quả sẽ to lớn và hùng tráng hơn nhiều, và cũng sẽ... không còn gì là "bí mật" hay lạ lùng nữa!
Khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm "thiên hạ" thì tiếng Việt-Nhã Ngữ được Triều đình "qui định" để dùng thống nhất hóa về chữ viết và tiếng nói; nhà Tần ra qui định thống nhất về chữ viết, đơn vị đo lường... nhưng tồn tại chỉ có 15 năm thì bị người Việt của vùng Sở và vùng Việt (Giang Đông) liên kết lật đổ... rồi lập nên Triều Hán.
Sách "Thuyết Văn" (説文) của Hứa Thận - 許 慎 biên soạn và viết ra thời Hán: phần đánh vần của thuyết văn phải đọc bằng tiếng Việt... (nếu như ai đọc sách đó mà đọc theo giọng "Quan Thoại-Bắc kinh-Mandarin" thì sẽ không đánh vần được rất nhiều chữ); đó là tiếng Việt cổ đại thời Hán và thời Tần và trở về trước nữa... bởi hoàn cảnh và điều kiện kịch sử: Tiếng Việt Cổ là tiếng còn lưu lại được ở Quảng Đông và Việt Nam ngày nay, thời Nam Việt Vương Triệu Đà thì Quảng Đông - Việt Nam ngày nay là chung một nước và ngôn ngữ rất là tương đồng giữa các vùng bắc và nam, đông và tây dù có khác giọng Âu, Lạc, Mân... Còn tiếng Việt gần biển đông Thái Bình Dương ở phía bắc là Sơn Đông, Tô Châu, Thượng Hải sau nầy bị ảnh hưởng mạnh của giọng Bắc-Kinh nên trở thành một nhánh riêng được gọi là Ngô-Việt Ngữ; Phía nam Ngô-Việt ngữ là vùng Phước Kiến, Triều Châu lại bị ảnh hưởng của giọng nói Ngô Việt mà trở thành một nhánh riêng gọi là Mân Việt Ngữ; lại có riêng một nhánh của người Bộc Việt ở Trung Nguyên thời xa xưa qua bao lần loạn lạc vì chiến tranh mà di cư khắp nơi, nhưng vẫn giữ được phần căn bản ngôn ngữ của bộ tộc họ, mà lại trộn lẫn ảnh hưởng các ngôn ngữ địa phương khắp nơi trên đường di cư nên hình thành tiếng Hẹ/Khách-Gia (Hakka) ngày nay. Mân Việt Ngữ trên Đảo Hải-Nam thì có quá nhiều dân của bộ tộc Lê /"Cữu-Lê", Lê-Việt ngày xưa nên hình thành tiếng Hải Nam, và Việt-Nam thì độc lập và tách riêng trở thành tiếng Việt - Việt Nam; Những Vùng Ngô, Sở và phía bắc thì ngày nay đã bị phát âm Bắc-Kinh/Quan thoại/Mandarin ảnh hưởng gần như là toàn diện bởi lịch sử xâm chiếm của "Hung Nô" và vì đa số triều đình của các triều đại đều đặt tại những vùng đất "Trung Nguyên" nầy trong mấy ngàn năm lịch sử, nên việc sử dụng quan thoại trở thành chuyện đương nhiên.
Toàn bộ văn hóa Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu - Chiến Quốc, Ngô, Việt, Sở, Văn Lang, Mân, Âu, Lạc Việt, Tần, Hán... là văn Hóa Việt.
Tại sao gọi là văn hóa Việt? Vì quốc hồn, quốc túy đã mang tên Việt! Việt đã là tên của truyền thống dân tộc cho nên các vương triều mới có tên là Việt chiếm đa số như: Sở, Tần, HÁN, NGÔ VIỆT, MÂN VIỆT, ĐÔNG VIỆT, DƯƠNG VIỆT, NAM VIỆT, ÂU VIỆT, LẠC VIỆT v. v...
Triết học và địa danh của sử xưa từ xa xưa đã được định hình và lưu lại cho đến ngày nay... chữ viết đã lưu lại là Đế Đoan Hạn, Đế Cảo, Đế Nghiêu, Đế Thuấn... chứ không phải là Thuấn Đế, Nghiêu Đế v v... và địa danh là Sơn Đông chứ không phải Đông Sơn, Hà Nam chứ không phải Nam Hà, Thượng Hải chứ không phải Hải Thượng, Quảng Đông chứ không phải Đông Quảng và đảo Hải Nam chứ không phải Nam Hải v. v....
Chỉ đến khi nhà Hán mất, thời nhà Tấn có nhiều bộ tộc phương bắc tràn xuống chiếm cứ cái nôi văn Hóa Việt vùng Hoàng Hà, Thái Sơn, sông Hoài, sông Lạc, sông Phần v. v... thì văn Hóa Việt cổ ở Trung Nguyên mới bị biến đổi và chỉ có phương nam là còn giữ lại được văn hóa Việt gần nguyên vẹn, ở phía nam là vùng: sông Trường Giang và Ngũ Lĩnh, phương nam...
Sau nầy, khi dân số phát triển và cùng với sự phức tạp của giọng Việt ở các miền khác nhau như vùng Thái Sơn, Sông Hoài, Sở, Dạ Lang, Mân, Lạc, Âu, An Huy, Hà Nam, Tô Châu, Hàn Châu, Phiên Ngung, Giao Châu v. v... đã bắt buộc mỗi triều đại các triều đình các đời sau luôn luôn phải dùng và bổ túc cách nói và cách viết chung "phổ thông" ở triều đình, đó là "tiếng Phổ Thông" chung cho bá quan văn võ mọi miền... bao gồm luôn những người mới đã bị đồng hóa: cho nên đã định hình và phát triển thành tiếng "Quan Thoại", là tiếng nói "mới" của chung của những người cũ và mới - đã bị đồng hóa… để "phổ thông", để dễ dùng chung cho tất cả các chủng tộc cũ và mới của Trung Nguyên... vì vậy: cho nên đã - hoàn chỉnh dần dần và chính thức, sinh ra tiếng "quan Thoại”, "phổ thông"; do đó - cần chú ý điều nầy: những cổ văn từ Hán, Tần... trở về trước thì không phải là "Quan Thoại" hay "Phổ Thông" mà là Việt Ngữ - Nhã Ngữ; dù "Quan-Thoại" đã được hình thành dần dần, nhưng chỉ đến đời nhà Tùy và Đường thì tiếng Phổ Thông mới được đầy mạnh và phát triển mạnh thêm một lần nữa, bởi vì
Sau nhà Đường là nhà Tống... Tống Từ và Đường Thi điều phải đọc theo giọng Việt... Bởi vì tiếng Việt "xưa" tiếp tục vẫn còn mạnh; nhưng rồi Nhà Tống bị mất bởi nhà Nguyên của tộc Mông Cổ... làm thay đổi lớn, Tiếng Bắc-Kinh/Phổ Thông lại lớn - và mạnh thêm...
Văn chương xa xưa từ trước là nhà Hán, Tần v. v... thì văn phạm Việt rõ ràng: Ví dụ - Người Mân Việt là người Triều Châu từ xưa đến nay vẫn dùng danh từ "CÔI - BÓ 雞 母" (Gà mẹ) cho đến ngày nay, "Côi" là "kê" của tiếng Việt cổ đại mà bên đạo Phật ở Việt Nam ngày nay vẫn còn nhiều người biết... ''côi 雞'' là Kê/Gà, ''Bó 母'' là ''Po'', là "a-phò", là "bà", "bà mẹ", "mẹ".
"Côi bó" là "gà mẹ"; đối chiếu "Côi bó" hay "gà mẹ" với văn chương tiền Tần-Hán thì thấy rõ văn phạm và phát âm bị gọi là "cổ Hán ngữ" đúng là như vậy và chính là Việt ngữ, và xa xưa thì sách thời tiền Hán đúng là dùng là: 雞 母.
- Côi Bó雞 母= Gà mẹ; chữ Gà là "kê"雞 - viết trước: Văn Phạm tiếng "Việt".
- Ngày nay tiếng Bắc kinh dùng là "Mẫu-kê 母雞" với chử Gà là "Kê" 雞 viết sau: văn phạm Bắc Kinh/ Phổ-Thông hiện giờ.
=> Rõ ràng thời Tần, Hán và trở về trước thì ngôn ngữ toàn là Việt.
- Xưa: tra cổ thư thấy viết là "bộ hành 步行": nghĩa là Bước Đi (chữ Hành 行 là "Đi"... phải viết phía sau), chứ không phải "hành lộ 行路" như hiện giờ (chữ Hành 行 là "Đi"... viết phía trước).
- Xưa viết là "Mắt" 目 chứ không viết là "nhãn tinh"-眼睛 như bây giờ v. v...
=> Quá nhiều bằng chứng và quá rõ ràng là trước đây là Hán, Tần, Xuân Thu-Chiến Quốc, Chu, Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng v v... xa xưa là văn hóa và ngôn ngữ là Việt.
Đến khi Mông Cổ thôn tính trung nguyên và lập ra nhà Nguyên quá lâu, thì tiếng Phổ Thông chiếm thượng phong. Nhà Minh lật đổ nhà Nguyên, cố khôi phục lại ngôn ngữ, nhưng khi dời thủ đô từ phía nam lên vùng Bắc-Kinh thì quan và triều đình lại phải dùng "Quan-Thoại". Nhưng... và rồi lại đến một nhánh Hung Nô khác là tộc Nữ Chân - của vùng Mãn Châu lập nên nhà Thanh, tiếng Phổ Thông - Bắc kinh tiếp tục "lên ngôi" và đồng hóa người tộc Mãn/Kim, Triều đình Mãn Thanh bắt buộc thi cử tuyển "Trạng nguyên", "tiến-Sĩ" v.v... là phải thi tuyển bằng tiếng Phổ-Thông/Quan Thoại... vùng Lưỡng Quảng là Quảng Đông và Quảng-Tây chống đối, vẫn chỉ thi bằng tiếng Việt, Vùng Mân Việt là Phước-Kiến, Triều Châu thì dung hòa thi bằng song ngữ Quan-Thoại và Mân Việt Ngữ.
Nếu gộp chung lại là "Thương" - bị ảnh hưởng bởi Bạch Địch Siberia, "Chu", "Yến", Ngụy", "kim", "Liêu","Tây Hạ" v. v... thêm vào nhà "Nguyên" và "Mãn Thanh" tính chung cộng lại hàng ngàn năm bắc thuộc "Hung Nô" làm cho vùng Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông -Trung Nguyên đã bị... trở thành "Văn hóa Việt đồng hóa ngoại tộc" - trở thành văn hóa "phổ thông" - mà thành phần mới nầy lại rất là mạnh và xưng là dòng dõi của "Hạ";" Hán " xưng là "Hoa Hạ" tộc! "Hán" tộc với tiếng nói là tiếng Phổ Thông - Quan Thoại, và sau nầy còn có tên là tiếng "Bắc Kinh" hay là "Madarin- (Mandarin là do phiên âm từ chữ Mãn Đại của Triều Mãn -Thanh bởi người Tây Phương"... Họ đọc chữ Hạ夏 là "Xia"... TRONG KHI SỬ SÁCH CỦA "HẠ 夏" LÀ VIỆT TỘC VỚI VĂN PHẠM Và NGÔN NGỮ RÕ RÀNG...đọc là "Hạ".
Sau khi nhà Thanh bị mất bởi Tôn Dật Tiên làm cách mạng... nước "Trung-Hoa" mới được thành lập, Việt ngữ phương nam đã được cân nhắc làm tiếng Phổ Thông để dùng thống nhất, nhưng vì trong hàng ngũ tướng lãnh có quá nhiều người phương bắc sử dụng tiếng Phổ Thông, nên vì đại cuộc mà một lần nữa tiếng Phổ Thông-Quan Thoại - Mandarin lại được chọn làm tiếng "Phổ-Thông" và điều đó tiếp tục ảnh hưởng trở thành hiện trạng ngày nay...
Khi HỨA THẬN Biên soạn "TỰ ĐIỂN" THUYẾT VĂN Thời HÁN Thì chữ ''HẠ'' Vẫn là được ghi phiên âm là: 胡 雅 切= Hồ Nhã Thiết", hồ nhã thiết nghĩa là Hồ a hạ Hạ 夏", đó là tiếng Việt: Khác xa với "phổ thông là "Xia 夏".
Chú ý: Xin đón xem bài bài khào cứu "Thuyết Văn"...
Theo Tôi thấy:
=>Chỉ khi nào có việc sách THUYẾT VĂN... để giải tự của Hứa Thận thời nhà Hán mà lại đánh vần chử "HẠ" là " x-i -a -xie =xié", và toàn bộ những chữ khác trong thuyết văn phải đọc theo giọng "Phổ Thông-Bắc Kinh" thì người ta mới tin được là có một nền văn Hóa gọi là "Hoa-Hạ" hay "Hán" có trước văn hóa Việt.
=>Chỉ khi nào có việc triều Hán không nói tiếng Việt mà lại có riêng một thứ tiếng "Hán!" thì người ta mới nên nghĩ tới những lập luận 4: Hán ngữ 4, Hán tộc 4, Hán hóa những dân tộc khác 4, v. v.... Nhưng chỉ riêng một quyển "tự điển"/ "Thuyết Văn" của triều đại mang tên Hán 漢 do Hứa Thận biên soạn cũng đủ chứng minh tất cả Hán là Việt: 越/粵... bởi phát âm của tự điển, của ngôn ngữ là Việt 越; Vậy thật ra là Việt Hóa 越 化... các tộc khác.
=> Và đặc biệt là nên phải nhấn mạnh và lập lại điều nầy: tất cả NHỮNG CHỮ KHÁC trong TOÀN BỘ SÁCH "THUYẾT VĂN" của Hứa Thận thời nhà Hán PHẢI ĐỌC THEO TIẾNG VIỆT (đã biến thành mấy ngôn ngữ địa phương Việt ngày nay).
Nếu như đọc theo tiếng "Mandarin-Quan thoại" thì:
- Thứ nhất là đánh vần sẽ sai,
- Thứ nhì là đọc được một ít chữ trùng hợp thôi, và
- Thứ ba là có chữ sẽ không đánh vần phiên âm được: Điều nầy có thể kiểm chứng dễ dàng bằng cách mở sách "Thuyết Văn" của Thời Hán ra mà đọc thử...
=>Và ĐƯỜNG THI với TỐNG TỪ PHẢI ĐỌC THEO CÁC NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VIỆT mới đúng vần, mới hay...
=> KHỔNG TỬ DẠY HỌC BẰNG NHÃ NGỮ tiếng VIỆT (雅語), NHÀ CHU VÀ NHỮNG NƯỚC THỜI XUÂN THU - CHIẾN QUỐC PHẢI DÙNG NHÃ NGỮ VIỆT ĐỂ LÀM TIẾNG "PHỔ THÔNG'' KHI GIAO THIỆP... LIÊN LẠC, tất cả những điều nầy được ghi trong nhiều cổ thư, bằng chứng vẫn còn đó và quá nhiều bằng chứng...
Tất cả sách diễn giải sử của từng thời đại đều khó thoát khỏi "tư tưởng sử" của THẾ LỰC CHÍNH TRỊ của mỗi một thời đại!
Nhưng hãy dùng khoa học nghiên cứu về NGÔN NGỮ, PHONG TỤC, khảo cổ, di truyền, tôn giáo, thiên văn, địa lý, toán học v. v... để lý giải bằng tinh thần Chân, Thiện, Mỹ thì lịch sử sẽ được sáng tỏ...
Chúng ta không có máy thu âm thời cổ sử để lưu lại tiếng Việt thời xưa: nhưng đã có VIỆT TUYỆT THƯ, và có thể tham khảo Chiến Quốc Sách, Ngô Việt Xuân Thu, Tứ Thư - Ngũ Kinh, Thủy kinh chú, Tiền Hán Ký, Hán Thư, Sử Ký, Tống Sử, Minh Sử, Thanh Sử - Tứ Khố Toàn Thư, Quảng Châu Ký v. v... và bên cạnh sách sử của nước Việt-Nam. Về văn hóa dân gian còn có những bài Đường Thi, Tống Từ, còn Việt Kịch của Giang-Tô, Chiết Giang, những văn hóa, và phong tục dân gian... và đặc biệt là có sách "Thuyết Văn " với ghi chú cách đánh vần Việt rõ ràng ở thời nhà Hán của Hứa Thận, cộng thêm có nhiều ngôn ngữ Bách Việt còn tồn tại cho đến ngày nay như Bộc Việt, Ngô Việt, Mân Việt, Lê Việt (tiếng của người dân sống trên đảo Hải Nam), Lạc Việt, Việt v v... Tất cả chi tiết trên đã là bằng chứng sống động cho thấy Văn Hóa người Việt đã trải rộng và đồng hóa biết bao dân tộc khác ở Trung Quốc từ ngàn xưa cho đến hiện thời...
Những sự ngộ nhận và diễn giải sai lầm ý nghĩa chung quanh chữ Hoa và Việt bởi các thế lực chính trị để tranh giành vai trò "Chính Thống" và "Quyền Lực" đã làm gây ra phân ly và chiến tranh và đau khổ cho biết bao muôn dân của đại gia đình Bách Việt.
Có một thuyết cho rằng nước Việt của vua Câu Tiễn không phải là con cháu của vua Vũ nhà Hạ như Việt Tuyệt Thư đã ghi chép, vì vua Việt mang họ Mi, sau đổi họ Lạc, trong khi nhà Hạ mang họ 姒-Tự.
Lập luận nầy rất quan trọng và cần chú ý. Xưa hay đổi họ do được phong Quan và Đất v. v… Các đời tổ tiên trước của Vua Vũ cũng thay đổi Họ nhiều lần, Thuyết trên không đủ bằng chứng thuyết phục để bãi bỏ những gì đã được ghi chép trong Việt Tuyệt Thư, bởi vì Việt Thư ghi chép quá rõ ràng; muốn phủ nhận Việt Thư không phải là dễ.
Có thuyết cho rằng người Việt là thổ dân lâu đời ở một vùng rộng lớn, lập ra nhiều nước Việt nhỏ và trong đó có nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, thuyết nầy được các nhà nghiên cứu sử "tin cậy" hơn, bởi vì khảo cứu theo thực tế lịch sử thì nhóm Việt cư trú trên địa bàn quá rộng.
Tại sao người ta không nhập hai thuyết làm một? Và còn chuyện đổi họ vẫn đầy rẫy trong lịch sử xa xưa cũng như sau nầy, họ Mi, họ Lạc cũng đổi làm họ ÂU và Âu-Dương ở vùng Âu giang của Âu Việt, họ Mi cũng đổi thành Họ Sở... Họ Lạc khi chạy loạn cũng đổi thành họ LA, Họ Lai để giữ an toàn... Từ cổ xưa cũng thế thôi, ở đâu thì gọi theo tên đó lâu ngày thành họ mới, đất Trịnh, đất Triệu, đất Ngụy v. v... đều tạo ra họ mới; xưa có họ Cơ là vì sống ở sông Cơ, lâu ngày thì được gọi là Cơ, Họ Khương là vì ở sông Khương v .v...
Nên nghĩ đến là nhóm Việt trải rộng trên một địa bàn bao la bởi vì giỏi dùng ghe thuyền, cho nên theo bờ biển và theo dòng sông di chuyển, di cư rất dễ dàng? Dù không phải là du mục, nhưng còn phương pháp du canh đốt rừng làm rẫy, để tỉa lúa khô, trồng kê, bắp, đậu, khoai trên cạn... cũng đòi hỏi phải di chuyển hoài để đốt rẫy mới là có thu hoạch tốt hơn cho mùa trồng tỉa kế tiếp, như hiện nay chúng ta vẫn hiểu và thấy rõ qua lối du canh, du cư. Câu: "khoai đất lạ, mạ đất nhà." cũng là một lý do để phải "di cư", hiện nay thì việc trồng lúa và nuôi heo đã được xác định là của Việt tộc biết làm sớm nhất...
Gia đình, dòng họ, gia phả, xã hội, đời sống và thực phẩm phong phú, ở đâu có người Việt là ở đó có trái bầu, trái bí và rau quả v. v... văn minh nông nghiệp cũng tạo ra âm lịch và quan sát thời tiết, bầu trời, thiên văn-địa lý, sau nầy còn có đoàn quân Hổ và Voi ra trận xông pha chiến trường của Mạnh Hoạch và của Hai Bà Trưng. Đời sống thực tế của người Việt mới thật là lạ và hay cho những sáng kiến và ứng dụng, thuyết NHẤT NGUYÊN Thái Cực Sinh Lưỡng Nghi của vùng đất Sở thật là cao thâm khó lường, vẽ bùa và thần chú của vùng Mao-Sơn (Cối-Kê), yêu tinh hay thần thánh nhập xác người dùng cây nhọn xuyên gò má, xuyên lưỡi, cắt lưỡi lấy máu làm bùa vùng Phước Kiến - Triều Châu thật lạ lùng đặt biệt, gọi hồn, xem phong thủy địa lý, tử vi, bói toán thuật số, thư-trấn-yếm bùa đối với người và công trình xây dựng thật là huyền bí, nghiên cứu võ công, thế trận-binh thư, nhạc cụ, thi ca, tiên tri, khoa học v .v... chế tạo thuốc pháo, giấy, xe, ghe, nhà sàn, thành quách - cung đình, đền thờ - lăng tẩm, vũ khí, mỹ phẩm, y dược v. v... những người khảo cứu lịch sử Bách-Việt còn hay nhắc lại những phát hiện người Việt giỏi dùng ghe, thuyền di chuyển trên sông biển và trồng lúa, cắt tóc ngắn để dễ làm việc đồng án ở ruộng lúa nước? Có tục xâm mình, vẽ mặt, đội lông chim (điều nầy cũng thấy rõ ở thổ dân Châu ÚC và Châu Mỹ La-tin), quan niệm sống là "Thiên" và "Nhân" hợp nhất, khi làm lễ cúng tế thì ca hát và nhảy múa.
Những từ ngữ "chìa khóa" của tiếng Việt có liên hệ với nhóm ngữ hệ nam đảo Thái Bình Dương v. v... người ta ước tính rằng ngày xưa một chiếc thuyền buồm (không có máy móc cơ khí như hiện nay) nếu xuất phát từ vùng Cối-Kê/Hàn Châu thì chỉ trong vòng một tuần lễ là đến nước Nhật hiện giờ...
Tiếng Việt thời tiền sử là đa âm, rồi biến dần thành đơn âm, tôi không dám lạm bàn nhiều hơn, không dám đụng đến "chuyên khoa" ngôn ngữ học với mớ kiến thức Lơ-tơ-mơ của mình, "lang-thang" và "lênh-đênh" trên một biển tài liệu cổ sử Bách Việt, khảo cứu và đối chiếu với thực tế là sở thích của tôi để tìm cội nguồn tổ tiên, chuyện nầy rất là bình thường đối với tôi và với biết bao người khác, bài khảo cứu của tôi sẽ chẳng mang lại lợi lộc vật chất gì và cũng sẽ chẳng có danh hay lợi gì để bóp méo sự thật, chỉ là những lời tâm tình và chia sẻ công khai để mong những người có tâm huyết nghiên cứu sẽ đưa ra những bằng chứng mà phê phán cho tôi biết là tôi hiểu đúng hay là sai.
Khi quí vị đọc bài viết nầy: xin phép cho tôi nhắc lại ca dao Việt... để thấy người Việt ngày xưa với tiếng Việt đã từng sống ở đâu...
Gió Động Đình mẹ ru con ngủ,
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh.
Tiết trời thu lạnh lành lanh.
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông.
Bống bồng bông, bống bồng bông,
Võng đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên.
... Và
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chử hiếu mới là đạo con.
(Động Đình Hồ là hồ nước lớn chính giữa hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam. Thái Sơn là ngọn núi hùng vĩ ở bán đảo Sơn Đông).
Hồ Động Đình (vùng Dư Can)
Địa điểm của núi Thái Sơn (dấu chấm)
Và...
Nước đóng băng khi thời tiết băng giá, khi băng tan rồi thì băng lại là nước... với thành tựu khoa học và văn hóa khiêm tốn của nhân loại ngày nay cũng đã bắt đầu vén được bức màn bí mật của DNA và của lịch sử; trong tương lai thì lịch sử Việt hóa, và lịch sử Việt tiến hóa như thế nào từ xưa cho đến nay... cùng với những trang sử bị cải biên hay bị ngộ nhận chắc chắn sẽ được làm sáng tỏ rõ ràng.
Một ngày nào đó, tất cả tiếng Việt: gồm Hoa ngữ - Phổ Thông - Bắc Kinh của phương bắc, Bộc Việt-Hakka, Ngô Việt-Tô Châu, Thượng Hải, Dương Việt-Vùng Kinh Sở và Dương Châu, Giang Tây, Mân Việt-Phước kiến, Triều Châu, Lôi Châu, Lê Việt-Hải Nam, Việt-Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam, một ngày nào đó - vì lý do "toàn cầu hóa" - hay vì khoa học điện toán và "bàn phím đánh máy hóa" mà tất cả các tiếng Việt nêu trên được đánh vần chung một phương cách và bằng cùng mẫu loại mẩu tự La-tinh A B C... thì tất cả Việt ngữ nêu trên sẽ lại quay về một gốc Việt thống nhất. Và đó cũng là cách học và hiểu các Việt Ngữ khác biệt nhau hiện nay của tôi là cứ việc phiên âm tất cả trở thành tiếng Việt A B C... thì sẽ thấy được sự tương đồng hay tương đương với tiếng Việt gốc của cá nhân gia đình mình đang dùng - thì sẽ dễ học và dễ hiếu lắm!
Nhạn Nam Phi (Thanh Đỗ).
Kính bút: Cùng quí vị đọc giả...
- Đề tài "đồng hóa" rất dễ trở thành đụng chạm đến tinh thần "tự ái dân tộc", với tinh thần cầu toàn và xin tìm được sự thật khi khảo cứu lịch sử... xin trân trọng gửi lời chào quí mến - không phân biệt chủng tộc, vì sự thật khoa học - đến quí vị nào đã lưu tâm và đọc hết bài nầy. Tất cả mọi ý kiến đóng góp thêm, hay phê bình hoặc phản biện đều rất đáng quí...
Kính chào quí vị và xin sẽ bổ túc thêm những chi tiết và ý khác ở những bài khảo cứu sau...
Đỗ Thành
Bài Viết nhân ngày 09 /09 /2009
Nguồn: anviettoancau.net
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
http://donguyeenthanhh.spaces.live.com/?_c11_BlogPart_BlogPart=blogview&_c=BlogPart&partqs=amonth%3d3%26ayear%3d2009
http://nguyen86.multiply.com/journal/item/70
-----------------------------------
Giao Chỉ và Tượng Quận
Những sự kiện thành văn, ĐVSKTT một phần lớn đã tham khảo từ các sử sách của Trung Quốc. Tuy nhiên đây là những văn bản đầy thành kiến, theo quan niệm của một quốc gia thống trị viết về một quốc gia bị trị, thí dụ như Hậu Hán Thư quyển 116 chép về văn hóa của người Lạc Việt như sau: "Người Giao Chỉ không phân biệt trưởng ấu... Không biết lễ giá thú, chỉ theo dâm hiếu mà không biết tình cha con, không biết đạo vợ chồng..." (1) (trích từ Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn). Tác giả là Phạm Việp, ông ta không hiểu phong tục người Việt xứ Âu Lạc, cũng như không tìm hiểu thêm; để viết về một dân tộc có văn hóa và truyền thống khác hẳn Trung Quốc, nhận định theo quan điểm riêng, của người có quan niệm thống trị, thiếu sự khách quan của một người viết sử.
Bởi thế, sau khi tham khảo chúng ta chỉ nên lấy những sự kiện - sự kiện mà thôi - của các sử gia Trung quốc cho thời khuyết sử của tộc Việt. Sau đó phải so sánh các sự kiện này với sự kiện khác, kiểm chứng và rút tỉa ra những điều không bị cảm tính chi phối, may ra chúng ta mới biết được đâu là sự thật của quá khứ đã được ngoại bang ghi chép. Vì thế chúng ta phải rất thận trọng khi tham khảo cổ sử của Trung Quốc để tìm hiểu về sử nước nhà. Từ những tham khảo này, bộ ĐVSKTT đã dựng nên một quá khứ của tộc Việt cho thời khuyết sử mà một phần lớn đã tham khảo từ sử liệu của Trung Quốc. Điều này đã gây nên nhiều nghi vấn cho hậu hậu thế!
Hậu thế chúng ta may mắn có được những phương tiện truyền thông tân tiến. Tham khảo sử liệu qua "internet" là một việc hết sức dễ dàng - nếu chúng ta muốn làm - ai cũng có thể tra cứu những tài liệu, mà ngày xưa, tiền nhân mong muốn nhưng không tìm được. Bằng chứng là rất nhiều người đang bàn thảo về sử Việt trong các diễn đàn ở các "Web site" khác nhau. Người viết cũng chỉ là một trong những người đang làm việc này, trong hoàn toàn làm theo sở thích và vì sự tò mò, với mong muốn được hiểu biết thêm về sử Việt. Biết đâu có thể góp ý cho những bạn đọc cùng sở thích, và đặc biệt là có thể cống hiến cho các bạn trẻ muốn tìm hiểu về sử Việt.
Dù sự hiểu biết về sử rất giới hạn và cũng không biết lượng sức (hiểu biết về Hán học của người viết rất là thô thiển!), nhưng cũng cố gắng tìm câu trả lời để mong biết đâu là sự thật (!) cho những câu hỏi về nguồn gốc của mình, (với sự trợ giúp của các nhu liệu thông dịch (2) cũng như bộ tự điển Hán Nôm của Thiều Chửu và những "chức năng" (function) của "Word").
Mong mỏi được học hỏi thêm từ các học giả thông hiểu về sử học cũng như Hán học.
----------------------------------------------
Đại Việt Sử Ký Toàn thư là bộ chính sử của nước Việt, được viết lại với nhiều truyền thuyết của nhân gian và những tham khảo từ cổ sử của Trung Quốc cho thời gian khuyết sử của nước Việt, như Sử Ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố, Hậu Hán Thư của Phạm Việp cùng các bộ sử khác. Tuy nhiên ĐVSKTT đã có nhiều vấn đề khi tham khảo từ những sử liệu này. Như sử liệu bị chi phối vì hoàn cảnh và cảm tính của các sử gia, cùng những sự kiện đôi khi mâu thuẫn đã được nêu lên trong cổ sử của Trung Quốc. Việc này đã gây nên những tham khảo vòng quanh và sự suy đoán theo những chiều hướng khác nhau đầy hoang mang của hậu thế. Rồi những giả thuyết được đưa ra những tranh luận triền miên.
Bài viết này, người viết xin nêu lên về vấn đề tương quan giữa Giao Chỉ, tức là cổ Việt và Tượng Quận thời Tần để mong có sự góp ý của các bậc thức giả, ngõ hầu chúng ta có thể hiểu biết thêm về vấn đề nan giải này trong sử Việt.
ĐVSKTT: Đinh Hợi, năm thứ 44 [214 TCN], (Tần Thủy Hoàng năm thứ 33). Nhà Tần phát những người trốn tránh, người ở rể người đi buôn, ở các đạo ra làm binh, sai hiệu úy Đồ Thư đem quân lâu thuyền, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương, đi sâu vào đất Lĩnh Nam, đánh lấy miền đất Lục Dương, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận (tức là An Nam)...”
Sau đó là An Nam Chí Lược của Lê Tắc (Trắc), 1335, được in bởi Viện Đại Học Huế, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt nam, 1961. Được chuyển qua ấn bản điện tử bởi các ông Công Đệ, Doãn Vượng, Lê Bắc năm 200: "QUYỂN ĐỆ NHẤT, Tống Tự. Nhà Tần (246-207 trước công nguyên) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận…"
Theo như trích dẫn trên thì An Nam (cổ Việt gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) là Tượng Quận thời Tần. Câu viết này đã nêu lên một số nghi vấn cho các sử gia. Rồi từ nghi vấn này dẫn đến những nghi vấn khác cùng với các giả thuyết khác nhau. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn cho sự tìm hiểu về sử Việt cho hậu thế - mà người viết là một.
1- Quan tâm của các sử gia về vấn đề Giao Chỉ và Tượng quận.
Đại Việt Sử Cương (ĐVSC) của sử gia Trần Gia Phụng, tập 1, trang 74:
"1. Trung Hoa xâm chiếm cổ Việt. ... Năm 214 TCN (đinh hợi), Tần Thủy Hoàng Đế (Ch'in Shih Huang-ti, trị vì 221-210 TCN) sai Đồ Thư và Sử Lộc cầm quân tiến xuống phía nam, vượt sông Dương Tử, chiếm vùng đất mà người Trung Hoa gọi là vùng Bách Việt, lập ra 3 quận là Quế Lâm (Kueilin, nay là vùng bắc và đông Quảng Tây), Nam Hải (Nanhai, tức Quảng Đông) và Tượng Quận (Hsiang, vùng Bắc Việt ngày nay) .
Mặc dù ông Trần Gia Phụng viết là quân Tần xâm chiếm cổ Việt vì Tượng Quận là vùng Bắc Việt ngày nay, nhưng trong ghi chú số 27, trang 65, ông đã nêu lên vấn đề như sau:
"Toàn Thư cũng như các bộ sử khác, kể cả Cương Mục chép theo các bộ sử Trung Hoa việc tướng nhà Tần đã chiếm đất Lĩnh nam và đặt ra các quận Quế Lâm (nay là vùng bắc và đông bắc Quảng Tây), quận Nam Hải (nay là Quảng Đông) và Tượng Quận (vùng cổ Việt) năm 2q14 TCN. Sau đó toàn thư và các bộ sử cũ của nước ta lại viết thêm (tvb: do tác giả tô đậm) rằng: Lúc đó, tại cổ Việt có triều đại An Dương Vương (trị vì 257-208TCN). Về các sự kiện liên quan đến triều đại An Dương Vương, các câu hỏi được đặt ra là: Thục Phán, người nước Ba Thục ở tận Tứ Xuyên (Sichuan), Trung Hoa, sao có thể qua tới cổ Việt để đánh Hùng Vương? [Phía bắc của Bắc Việt là hai tỉnh Vân nam (Yunnan) ở tây bắc và Quảng Tây (Giangxi) ở đông bắc. Phía bắc hai tỉnh này mới là Tứ Xuyên.] Chuyện nỏ thần có thể là lịch sử hay không? Cuối cùng, nếu năm 214 TCN cổ Việt bị quân Hán chiếm và đổi thành Tượng Quận rồi, thì cần gì Triệu Đà phải đánh lần nữa vào các năm 210 TCN và 208 TCN? Vậy phải chăng chuyện An Dương Vương chỉ là truyền thuyết".
Một lần nữa, trong ghi chú số 5, trang 100, ông lại nêu lên sự quan tâm của mình:
"....Ở đây có một điểm trong các sách sử cũ cần cẩn án: 1) Nếu theo các bộ sử cũ, năm 214TCN, Đồ Thư và Sử Lộc chiếm đất Lĩnh Nam (phía nam núi Ngũ Lĩnh) lập ra 3 quận Quế Lâm, Nam hải và Tượng Quận, mà Tượng Quận bao gồm cả cổ Việt, thì tại sao các bộ sử cũ còn chép rằng Triệu Đà hai lần đánh cổ Việt, năm 210 TCN và năm 208 TCN? Nếu Triệu Đà phải đem quân đi đánh cổ Việt, có nghĩa là lúc đó người Trung Hoa chưa chiếm được cổ Việt. 2) Thứ nhì, nếu cổ Việt đã rơi vào tay Đồ Thư từ năm 214 TCN, thì chuyện An Dương Vương dùng nỏ thần để chống cự với Triệu Đà chỉ là chuyện truyền thuyết không có thật".
Vậy nếu Tượng quận gồm cổ Việt thì sử liệu nói về An Dương Vương chỉ là truyền thuyết!
Việt Nam Sử Lược (VNSL) của sử gia Trần Trọng Kim, ấn bản đầu tiên năm 1921, được in lại bởi nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 1999, trang 29:
"3.Nhà Tần Ðánh Bách Việt. Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc ở bên này, thì ở bên Tàu vua Thủy Hoàng nhà Tần, đã nhất thống thiên hạ. Ðến năm đinh hợi (214 trước Tây lịch). Thủy Hoàng sai tướng là ÐồThư đem quân đi đánh lấy đất Bách Việt (vào quãng tỉnh Hồ Nam, Quảng Ðông và Quảng Tây bây giờ). An Dương Vương cũng xin thần phục nhà Tần.Nhà Tần mới chia đất Bách Việt và đất Âu Lạc ra làm ba quận, gọi là: Nam Hải (Quảng Ðông), Quế Lâm (Quảng Tây) và, Tượng Quận (Bắc Việt) (3).
Người bản xứ ở đất Bách Việt không chịu để người Tàu cai trị, trốn vào rừng ở. Ðược ít lâu quân của Ðồ Thư, vốn là người ở phương bắc, không chịu được thủy thổ, phải bệnh rất nhiều. Bấy giờ người Bách Việt thừa thế nổi lên giết được Ðồ Thư".
Theo sử gia Trần Trọng Kim; thì Bắc Việt (cổ Việt) là Tượng quận thời nhà Tần.
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt (NGMLCDTV) 1971, được in lại bởi nhà xuất bản Xuân Thu, Los Alamitos California. Tác giả là nhà văn và cũng là học giả Bình Nguyên Lộc. Đây là một bộ sách khá dầy, nặng phần khảo cứu về ngữ pháp, gần 900 trang (khổ nhỏ). Tác giả đã viết một đoạn khá dài (từ trang 221 đến trang 287) trong chương 2: "Những sai lầm", tiết mục D: "NƯỚC TÂY ÂU MƠ HỒ VÀ TƯỢNG QUẬN BÍ MẬT", để nói về sự phản tương quan giữa cổ Việt và Tượng Quận. Ông đã đưa ra những nhận xét (với cách hành văn châm biếm và đôi khi hài hước của một văn sĩ, cùng với những kiến thức của một học giả uyên bác về ngữ học, phê bình về những sử liệu mà theo ông là ngụy tạo, đây là một điều rất hào hứng cho người viết!) để nói lên những sai lầm về giả thuyết của các học giả như: L. Aurousseau, H. Maspéro, Trần Kinh Hòa, Nguyễn Phương... Sau đó ông dùng "bốn bằng chứng", đặc biệt là bằng chứng thứ tư, đã được coi là bằng chứng "quyết định" để ông có thể đi đến những kết luận như sau:
Trang 283:
"Với câu sử của Tư Mã Thiên và Lưu An (4) và những gì chúng tôi đưa ra để bác bỏ các thuyết, ta đã làm sáng tỏ được:
1- Tần không hề đánh xuống khỏi Hạ-chí -Tuyến Bắc, tức, Tây Âu không là cổ Việt.
2- Tâu Âu Lạc là một địa danh hoàn toàn không có.
3- Huyện Tây Vu không thể là nước Tây Âu hùng mạnh.
4- Thượng du tả ngạn Nhĩ Hà không thể là nước Tây Âu hùng mạnh.
5- Trạch Hu Tống là vua của Tây Âu, theo Lưu An chép. Khi Tây Âu không là Bắc Kỳ, không là Thượng du Bắc Việt thì Trạch Hu Tống (5) chẳng dính líu gì tới cổ Việt hết.
6-Tượng Quận không hề là Bắc Kỳ, vì Tần Thỉ Hoàng không có chiếm Tượng Quận.
7- Không có chánh sách trồng người tại cổ Việt Nam để đẩy dân Việt nam vào thế thiểu số."
Đặc biệt là trong chương này ông cũng đã đưa ra một giả thuyết khá lý thú về nguồn gốc của An Dương Vương, tuy nhiên đây không phải là trọng tâm của đề tài, nên người viết hy vọng có thể sẽ trình bày vấn đề này trong một bài viết khác trong tương lai.
Việt Sử Toàn Thư (VSTT) của sử gia Phạm văn Sơn, ấn bản đầu tiên năm Canh Tí (1960), do nhà xuất bản Đại Nam tái bản, tủ sách sử học, trang 50:
"Về Tượng Quận, Việt Nam Sử Lược chép là Bắc Việt. Chúng tôi không đồng ý vì Bắc Việt khi đó là Âu Lạc đã thành Tượng Quận thì sau nầy đâu có sự kiêm tính của Triệu Ðà bằng binh đao, chúng tôi cũng, không thấy sách nào nói như Việt Nam Sử Lược rằng An Dương Vương đầu phục nhà Tần để quyết định rằng vì sự thần phục nầy mà Âu Lạc biến thành Tượng Quận. Tóm lại ảnh hưởng của nhà Tần bấy giờ chỉ mới đến địa phận Tây Âu là tỉnh Quảng Tây và miền Uất Lâm cùng Nam Hải. Sau đó Tần triều phái 50 vạn người tù đầy đến chiếm đóng các nơi đã cướp được để bảo vệ bộ máy cai trị vừa mới thiết lập".
Ông Phạm Văn Sơn cũng đưa ra thêm ghi chú ở cuối trang 50 này như sau:
"Theo Trúc Khê tiên sinh: Sử ta nói Tượng Quận nhà Tần là đất Bắc Kỳ. Trung Kỳ bây giờ, song so sánh địa lý và dẫn chứng với các sách thì Tượng Quận chính thuộc về một phần đất của tỉnh, Quảng Tây nước Tần ngày nay. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim nói, Tượng Quận là đất Bắc Kỳ có thể không đúng".
Sử gia Phạm Văn Sơn đã không đồng ý Giao Chỉ là Tượng quận, tuy nhiên, ông không đưa ra những chứng minh qua sử liệu, để phản bác vấn đề Giao Chỉ là Tượng quận thời Tần
Vậy qua sử sách hiện đại và cận đại, chúng ta thấy vẫn đang có những sự mâu thuẫn. Sự việc đã dẫn tới nghi vấn lớn và khó hiểu hơn nữa là xuất xứ của An Dương Vương. Nhiều giả thuyết đã nêu lên về vấn đề này, tác giả ĐVSKTT- ông Lê Văn Hưu và sau đó là ông Ngô Sỹ Liên cùng các sử gia khác trong các thời sau - đã đặt làm một thời kỳ riêng là "Kỷ nhà Thục, An Dương Vương" trong sử Việt. Điều này làm cho hậu thế hoang mang, vì không biết đâu là sự thật của lịch sử!
--------------------------------
Chú thích:
(1) Đây là trích dẫn từ sách Hậu Hán thư của Phạm Việp quyển bát thập lục (quyển 86), "Nam Man tây Nam Di liệt truyện đệ thất thập lục (76)"
(2) "HanoConv1.0", "Hanosoft". Xin thành thật cám ơn các quý vị trong hội Hán Nôm đã thiết lập nên những nhu liệu này và cho phép xử dụng miễn phí. Không có các nhu liệu này thì bài viết này sẽ không thể hoàn tất!.
(3) Trong ấn bản điện tử hiện đang lưu hành trên internet ghi là "Tượng Quận (Bách Việt)". Tuy nhiên người viết thấy trong bản chính (sách), ông Trần Trọng Kim viết là "Tượng Quận (Bắc Việt)".
(4) Lưu An viết sách Hoài Nam Tử. Người viết sẽ viết thêm về nhân vật này trong phần sau của bài viết.
(5) Nhiều sách viết là Dịch Hu Tống. Người viết sẽ dùng tên này.
---------------------------------------------
Hoan hô anh Trần Việt Bắc!
Anh mở ra trang này rất thú vị và cần thiết, vì có đủ "đất đai" để tham luận cho một đề tài rộng lớn: Đó là lịch sử Việt Nam thời Thượng cổ, phần lớn dựa vào truyền thuyết, hoặc giả có dựa vào Sử Trung Quốc thì cũng phải rất thận trọng do tinh thần "kỳ thị" rất cao của người Tàu ngày xưa.
VS hy vọng có thể rút ra được những phần kết luận tương đối vô tư và chính xác cho những Địa Danh Lịch Sử VN trong 1 TT mà HSV đang làm.
Cũng xin anh Trần Việt Bắc dùng khổ chữ lớn hơn. Chữ nhỏ quá làm khổ những người có thị lực kém nhưng lại không thích dùng kiếng cận!
Thân mến
Vương Sinh
-----------------------------------
Giao Chỉ và Tượng Quận (Tiếp theo)
2- Giao Chỉ và Tượng quận qua thư tịch cổ của nước Việt (6)
Ngược dòng thời gian, người viết xin trích dẫn những tài liệu trong thư tịch có liên quan đến vấn đề Giao Chỉ và Tượng quận.
Phương Đình Địa Dư Chí (PĐĐDC) của Nguyễn Văn Siêu (7), "lần đầu in bằng chữ Hán vào năm Canh Tý (1900), niên hiệu Thành Thái thứ 12", tái bản bởi nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, trang 28: "Nhật Nam thái thú: Vua Hán Vũ đế đổi Tượng quận nhà Tần là Nhật Nam. Nhà Ngô lại đặt là quận Cửu Đức…"
Ông Nguyễn Văn Siêu cho là Nhật Nam thuộc về Tượng quận (Nhật Nam ở xa hơn về về phía nam so với Cửu Chân và Giao Chỉ).
Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC) của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, nhà xuất bản Thuận Hóa, khi viết về các tỉnh miền trung châu Bắc Việt đã viết như sau (thí dụ điển hình là tỉnh Bắc Ninh)":
"Dựng đặt và diên cách. Đời Hùng Vương xưa là bộ Vũ Ninh, đời Tần thuộc Tượng quận, đời Hán thuộc quận Giao Chỉ, tức là đất hai huyện Luy Lâu và Long Biên...."
Các sử quan triều Nguyễn vẫn coi Bắc Việt (cổ Việt) là Tượng quận đời Tần.
Vân Đài Loại Ngữ (VĐLN) của Quế Đường Lê Quí Đôn do Phạm Vũ và Lê Hiền dịch và chú giải, xuất bản bởi nhà sách Tự Lực, trang 167:
"Đời An Dương Vương, quân nhà Tần sang đánh cướp lấy miền đất Lục-lương của Nam Việt (người Lĩnh-nam phần nhiều ở vào khoảng đất núi, tính người cương cường nên gọi là Lục Lương), đặt ra các quận: Quế -lâm; Nam hải; Tượng -quận (Quế-Lâm nay là Quảng-tây; Nam-hải nay là Quảng-đông; Tượng-quận nay là nước ta).
Qua trích dẫn trên, ông Lê Quí Đôn cũng đã viết Tượng quận là Cổ Việt.
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (KKĐCSTGCM hay Cương Mục). Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo (1856-1881). Viện Sử Học dịch (1957-1960). Nhà xuất bản Giáo Dục (Hà Nội) ấn hành 1998. Trong quyển 1: đề tài "Hùng Vương dựng nước" viết như sau:
"Năm Đinh Hợi (214 tr.c.ng.) (Thục An Dương Vương năm thứ 44; Tần Thủy Hoàng năm thứ 33). Nhà Tần sai Đồ Thư và Sử Lộc sang lấy đất Lĩnh Nam, đặt ra Tượng quận.
Bấy giờ nhà Tần hám đất Việt có nhiều ngọc trai và ngọc cơ, muốn chiếm lấy đặt làm quận huyện, mới bắt kẻ trốn tránh, người gửi rể và lái buôn ở các đạo đi làm lính, sai hiệu úy là Đồ Thư làm tướng, Sử Lộc thì khơi cừ lấy lối tải lương, đi sâu vào cõi Lĩnh Nam, cướp lấy đất Lục Lương, đặt ra Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận để đày những kẻ phải đi thú. Người Việt bấy giờ đều rủ nhau núp vào trong rừng rậm, không ai chịu để cho người Tần dùng. Lại ngầm bầu những người tài giỏi lên làm tướng, đánh nhau với người Tần, giết được hiệu úy Đồ Thư.
Lời chua:.... Quế Lâm, Nam Hải, Tượng quận: Theo sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi nhà Tống, ba quận ấy là đất Bách Việt ngày trước, từ Tần Thủy Hoàng lấy được thiên hạ, mở núi dọn đường, cướp lấy đất Dương, Việt, đặt ra Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận. Bây giờ tỉnh Quảng Tây tức là Quế Lâm, tỉnh Quảng Đông tức là Nam Hải, đất Giao Chỉ tức là Tượng Quận đời Tần".
Các sử quan triều Nguyễn nói cổ Việt là Tượng quận thời Tần.
Việt Sử Tiêu Án, soạn giả: Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ 1775. Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu 1960. Nhà xuất bản: Văn Sử 1991. Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Công Đệ, Doãn Vượng, Lê Bắc 2001. Kỷ: Ngoại Thuộc: Nhà Triệu, Triệu Đà.
"Nhà Tần cho là nước Việt ta nhiều châu báu, muốn chia nước ta ra làm quận huyện, sai Hiệu úy là Đồ Thư mang quân vào sâu mãi Lĩnh Nam lấy đất Lục Lương đặt ra Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận 1. Người Việt ta đều chạy trốn vào trong rừng rậm, không chịu để cho nhà Tần dùng, ngầm đặt Kiệt Tuấn làm tướng, đương đêm đánh Đồ Thư, nhà Tần bèn mang 500 vạn dân phát vãng đi đày sang ở đó, cử Nhâm Ngao làm quan Úy ở Nam Hải, Triệu Đà là quan lệnh Long Xuyên".
Không thấy ông Ngô Thời Sỹ nói rõ về việc Giao Chỉ là một phần của Tượng quận, nhưng chữ "nước Việt ta" và "người Việt ta" đã nói lên việc quân Tần đã tấn công cổ Việt.
Khi nói về thời Triệu Đà ông viết như sau:
"Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta".
Qua câu viết này, dù không trực tiếp viết ra, nhưng người viết cho là ông cũng đã gián tiếp công nhận Giao Chỉ nằm trong Tượng quận.
Ở cuối trang, dịch giả viết trong ghi chú 1 như sau: "1 Tượng Quận. Quận do nhà Tần đặt, song chỉ có tên, chưa có đất và chưa có bộ máy hành chính cấp quận. Xưa nay nhiều người lầm Tượng Quận bao gồm cả đất Việt Nam ngày nay."
Đại Việt Sử Ký Tiền Biên của ông (Ngô Thời Sỹ) cũng viết: "Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam".
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT quyển 1, trang 138) viết như sau với ghi chú số 2 và 3 của người dịch:
Đinh Hợi, năm thứ 44 [214 TCN], (Tần Thủy Hoàng năm thứ 33). Nhà Tần phát những người trốn tránh, người ở rể [8b] người đi buôn, ở các đạo ra làm binh, sai hiệu úy Đồ Thư đem quân lâu thuyền, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương, đi sâu vào đất Lĩnh Nam, đánh lấy miền đất Lục Dương (8), đặt các quận Quế Lâm (nay là huyện Quý của đất Minh, Quảng Tây), Nam Hải (nay là tỉnh Quảng Đông) và Tượng Quận (tức là An Nam); cho Nhâm Ngao làm Nam Hải úy, Triệu Đà làm Long Xuyên lệnh (Long Xuyên là thuộc huyện của Nam Hải), đem những binh phải tội đồ 50 vạn người đến đóng đồn ở Ngũ Lĩnh, Ngao và Đà nhân đó mưu xâm chiếm nước ta.
(Chuế tế: con trai không có tiền nộp sính lễ, lấy thân ở gửi nhà vợ nên gọi là chuế tế [ở gửi rể] như cái bướu ở mình người ta, là vật thừa. Lục Lương là người Lĩnh Nam phần nhiều ở chỗ núi rừng, trên cạn (lục), tính người mạnh tợn (cường lương) nên gọi là Lục Lương).
Câu hỏi được đặt ra: Tượng Quận bao gồm cổ Việt hay ở ngoài cổ Việt?
3- Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.
Chúng ta cũng biết rằng, thư tịch hay các sách về sử của nước Việt chỉ được viết ra từ thời Lý. Đầu tiên là Sử Ký của Đỗ Thiện (9), Việt Chí của Trần Chu Phổ (10), Đại Việt Sử Ký cuả Lê Văn Hưu (11) (những sách này đã bị thất lạc), Đại Việt Sử Lược của tác giả Khuyết Danh (12), ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên, v.v.... Những sách này đã tham khảo và lấy những sử liệu từ những bộ sử của Trung Hoa như sách Hoài Nam Tử của Hoài Nam Vương Lưu An (trình cho Hán Vũ Đế năm 139 TCN), Sử Ký của Tư Mã Thiên (năm 97 TCN), Hán Thư của Ban Cố (khoảng năm 92, là năm ông này bị chết trong ngục, bộ sử này sau đó đã được hoàn tất bởi cô em gái là Ban Chiêu), Hậu Hán Thư của Phạm Việp ( khoảng trước năm 445 là năm ông này bị giết) v.v.... Tuy nhiên, khi tham khảo những sử liệu được viết từ một quốc gia "thống trị"; để viết sử cho một quốc gia đã qua một thời gian "bị trị", các sử gia phải vô cùng cẩn thận, từ việc so sánh các sử liệu về việc đồng nhất của các sự kiện, còn phải phân tách, phán đoán, lý giải để tìm hiểu sự thật của lịch sử. Vì các sử gia của quốc gia thống trị đã viết sử theo quan niệm của họ, nhiều khi đến độ sai lầm vì nhiều lý do khác nhau. Nếu những tham khảo được lấy từ những điều chủ quan hay sai lầm để viết sử nước nhà, hậu thế sẽ đọc được những sự việc trong quá khứ với đầy nghi vấn và hoang mang với câu hỏi đâu là sự thật?
Sử gia Phạm Văn Sơn đã nêu ra vấn đề là cổ Việt (hay Giao Chỉ và Cửu Chân) không phải là Tượng Quận thời Tần, dù trong các thư tịch và cổ sử của nước Việt cũng như cận và hiện đại đều nói như thế.
Người viết đã trích dẫn đoạn văn của ĐVSKTT nói về Tượng Quận: "... đặt các quận Quế Lâm (nay là huyện Quý của đất Minh, Quảng Tây) 30, Nam Hải (nay là tỉnh Quảng Đông) và Tượng Quận (tức là An Nam) (cước chú số 3)".
Đoạn văn với cước chú số (3) trang 138, tập 1 viết như sau:
"3 Tượng Quận: tên quận đời Tần mà trước đây nhiều sách sử của ta và của Trung Quốc đều chú giải là quận Nhật Nam, hay bao gồm cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời Hán, tức đất An Nam. Thuyết đó là dựa vào một câu cước chú của Hán Thư (q.28 hạ, tr. 11a) về quận Nhật Nam thời Hán: "Quận Nhật Nam - quận Tượng thời Tần ngày trước". Nhưng từ cuối thế kỷ XIX, thuyết đó đã bị phê phán. Chính Hán thư phần Bản Kỷ (q.7 tr.9a) chép rõ rằng: "Năm thứ 5 hiệu Nguyên Phương (76 TCN), bãi bỏ quận Tượng, chia đất".
Dù đây chỉ là cước chú (13) trong ĐVSKTT, nhưng tài liệu này đã chỉ ra manh mối cho người viết, đã giúp rất nhiều cho việc tìm hiểu về cội nguồn của vấn đề.
Hán Thư, quyển 28 (14) "Địa lý chí đệ bát hạ" viết về quận Nhật Nam như sau: "Quận Nhật Nam, là Tượng Quận cũ thời Tần... Thuộc Giao Châu".
Hán Thư, quyển 7 (15) "Thiệu Đế kỷ đệ thất" viết về việc bãi bỏ Tượng quận và chia quận này làm hai, sát nhập vào hai quận Uất Lâm và Tường Kha: "Mùa thu, bãì bỏ Tượng Quận, chia và sát nhập vào Uất Lâm, Tường Kha."
Hai quận Uất Lâm và Tường Kha ở phía đông bắc tỉnh Quảng Tây và một phần của Tứ Xuyên, rất xa quận Nhật Nam, nên khó có thể nghĩ rằng Nhật Nam là Tượng Quận thời Tần. Vì thế người viết nhận thấy vấn đề về "Giao Chỉ và Tượng quận" bắt nguồn từ việc tham khảo sử liệu trong Hán Thư của Ban Cố. Bộ sử này; hai quyển 7 và 28 đã nêu lên mâu thuẫn về vấn đề Tượng Quận và Giao Chỉ. Vì chỗ tọa lạc của hai địa danh này ở quá xa nhau.
Câu hỏi được đặt ra:
- Tượng Quận thời Tần nằm ở đâu? Ở phía tây bắc Quảng Tây ngày nay; hay kéo dài xuống phía nam tới tận quận Nhật Nam, và bao gồm cả Giao Chỉ là nước Việt cổ?
- Giao Chỉ có bị quân Tần tấn công và chiếm đóng không?
Bởi vì nếu Giao Chỉ là Tượng Quận hay nằm trong Tượng Quận thì Giao Chỉ đã bị quân Tần đánh và chiếm đóng. Còn như nếu Giao Chỉ nằm ngoài Tượng Quận thì Giao Chỉ không bị quân Tần xâm lăng, vì chỉ có thể chiếm đóng sau khi đã thành công trong việc dùng võ lực để xâm lăng.
Theo thiển ý, để hiểu rõ về một biến cố xảy ra, chúng ta cần ba yếu tố chính. Đó là nhân vật, thời gian và không gian (địa điểm). Các sử liệu đã đưa ra tên của nhân vật, thời gian, và địa điểm - nơi đã xảy ra những diễn biến này. Tuy nhiên tên những địa điểm nơi xảy ra biến cố đã bị biến đổi theo thời gian; cũng như qua các triều đại. Vì vậy, hậu thế rất khó có thể mường tượng được những nơi liên quan đến biến cố này nếu không có họa đồ để tham khảo.
4- Quân Tần mang quân đi đánh Bách Việt từ lúc nào? (pt. 22)
Sau khi gôm thâu sáu nước để thống nhất Trung Hoa năm 221BC, Tần Thủy Hoàng muốn mở rộng đế quốc. Về hướng nam Trung Hoa, Thủy Hoàng đã ra lệnh cho Đồ Thư mang quân đi chinh phục Lĩnh Nam.
Như đã trích dẫn trong ĐVSKTT trong phần trên cùng với sách Sử Ký của Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ, dịch giả Nhữ Thành: “Năm thứ 33 (214TCN),Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm,Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ” (16).
Qua đoạn sử liệu trên chúng ta chỉ biết là năm 214 TCN, nhà Tần coi như đã chiếm được một vùng đất ở Lĩnh Nam, đặt làm ba quận. Tuy nhiên sử liệu này đã không nói là quân Tần bắt đầu mang quân vào Lĩnh Nam từ lúc nào.
Để biết lúc nào quân Tần bắt đầu xâm lăng, "Nam Việt Úy Đà liệt truyện" (Sử Ký) viết: “...Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận để đưa những người bị đày đến ở lẫn với người Việt. Như thế đã mười ba năm. Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải”.
Câu dịch "Như thế đã mười ba năm" rất khó hiểu, vì câu viết có tính cách tương đối, 13 năm so với thời điểm nào? Vì việc này, người viết xin trích dẫn sách Sử Ký với tam gia chú- quyển 113- Nam Việt Úy Đà liệt truyện: "Tập giải Từ Quảng viết: “Tần tịnh thiên hạ, chí Nhị Thế nguyên niên (209 TCN) thập tam niên. Tịnh thiên hạ bát tuế (8 năm), nãi bình Việt địa, chí Nhị Thế nguyên niên lục niên (214 TCN) nhĩ".
Qua lời chú này, chúng ta thấy là khi nhà Tần chiếm xong 6 nước kể từ năm Nhị Thế nguyên niên (209 TCN) là 13 năm: 209 + (13-1) = 221 TCN (17). Phù hợp với việc "biên niên" trong chính sử Trung Quốc.
Nhà Tần "bình Việt địa" trong 8 năm, tới năm thứ sáu thời Nhị Thế là năm 214 TCN. Vậy nhà Tần bắt đầu chuẩn bị sự bành trường đế quốc nhà Tần là: 214 + (8 -1) = 221 TCN. Tuy nhiên người viết nhận thấy là khi vừa chiếm xong sáu nước, Thủy Hoàng đế phải có một thời gian để chuẩn bị quân đội, như việc "bắt lính" từ các nước vừa chiếm như: "đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn" (ĐVSKTT) cũng như lương thực cho đạo quân nam chinh này.
Vì thế, người viết nghĩ là một năm sau, đó là năm 220 TCN, thời điểm này quân Tần mới có đủ thời gian để mang quân đi xâm lăng Bách Việt
--------------------------
Chú thích:
(6) Người viết mạn phép gọi là "thư tịch cổ" cho những tài liệu từ thời nhà Nguyễn trở về trước là những thư tịch viết bằng Hán tự.
(7) Nguyễn Văn Siêu sinh năm Kỷ Mùi (1799), tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Đình, người làng Lủ (Kim Lũ), huyện Thanh Trì, Hà Nội. Văn nhân nổi tiếng cùng thời với Cao Bá Quát với câu đối khen tặng của vua Tự Đức:
"Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán,
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường"
Tùng: Tùng Thiện vương. Tuy: Tuy Lý Vương.
(8) ĐVSKTT: Đây viết là Lục Dương, cuối câu viết là Lục Lương.
Sử Ký của Tư Mã Thiên trong “Nam Việt Úy Đà liệt truyện" viết là Dương Việt. Cũng trong Sử Ký, phần Tần Thủy Hoàng bản kỷ viết là Lục Lương. Vậy theo thiển ý, tác giả ĐVSKTT gồm hai chữ Lục Lương và Dương Việt thành chữ Lục Dương ở đây.
(9) Sử Ký của Đỗ Thiện được viết sau năm 1135, khoảng dưới triều Lý Anh Tông (1138-1175).
(10) Quyển sử này được viết trước sách Đại Việt Sử Ký (1272) của Lê Văn Hưu.
(11) Đại Việt Sử Ký (ĐVSK) của Lê Văn Hưu, gồm 30 quyển, hoàn tất năm 1272.
(12) Đầu thời nhà Trần, người viết phỏng đoán là sách này được viết trong khoảng thời gian từ 1234 đến 1258 (xin đọc bài "Tìm hiểu Đại Việt Sử Lược", của cùng tác giả)
(13) Trang mở đầu của bộ ĐVSKTT: "ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ”. Bản in Nội các quan bản. MỘC BẢN KHẮC NĂM CHÍNH HÒA THỨ 18 (1697). tập 1. Lời giới thiệu: Giáo sư Viện sĩ: Nguyễn Khánh Toàn. Khảo cứu về tác gỉa, văn bản và tác phẩm: Giáo sư Phan Huy Lê. Dịch và chú thích: Ngô Đức Thọ. Hiệu đính: Giáo sư Hà Văn Tấn. NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI, HÀ NỘI - 1998
(14) http://www.chinaknowledge.de/Literature/Historiography/hanshu.html
"Nhật Nam quận, cố Tần Tượng quận, Vũ Đế Nguyên Đỉnh lục niên khai, cánh danh. Hữu tiểu thuỷ thập lục, tịnh hành tam thiên nhất bách bát thập lí (3110 dặm). Thuộc Giao Châu". (日 南 郡, 故 秦 象 郡 , 武 帝 元 鼎 六年 開, 更 名 。 有 小 水 十 六, 并 行 三 千 一 百 八 十 里 。 屬 交州 。 〔 一 〕 戶 萬 五 千 四 百 六 十 , 口 六 萬 九 千 四 百 八十 五 。 縣 五 : 朱 吾 , 比 景 , 〔 二 〕 盧 容 , 西 捲 , 水入 海 , 有 竹 , 可 為 杖 。 莽 曰 日 南 亭 。 〔 三 〕 象 林 。)
(15) Hán Thư quyển thất. Thiệu Đế kỷ đệ thất: "thu, bãi Tượng quận, phân thuộc Uất Lâm, Tường Kha". Hán thư của Ban Cố, quyển 7 viết: "Thu, bãi Tượng Quận, phân thuộc Uất Lâm, Tường Kha ( 秋 ,罷 象 郡 ,分 屬 鬱 林 、牂 柯 )"
(16) Phiên âm Hán Nôm: “Tam thập tam niên , phát chư thường bô vong nhân, chuế tế, cổ (giả) nhân lược thủ Lục Lương địa , vi Quế Lâm,Tượng quận, Nam Hải, dĩ thích khiển thú” [/i].
(17) " 209 + (13-1) = 221 TCN": năm thứ nhất là 209 TCN, đếm thêm 12 (thứ 13) là 221 TCN.
---------------------
5- Địa điểm đóng quân của quân Tần
Quân Tần đóng quân ở chỗ nào?
Không thấy các bộ chính sử nói rõ về việc này, chỉ viết vắn tắt là Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 500 ngàn quân vượt Ngũ Lĩnh (?) để xâm chiếm Lĩnh Nam (?).
ĐVSKTT: “Đinh Hợi, năm thứ 44 [214 TCN], (Tần Thủy Hoàng năm thứ 33). Nhà Tần phát những người trốn tránh, người ở rể người đi buôn, ở các đạo ra làm binh, sai hiệu úy Đồ Thư đem quân lâu thuyền, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương, đi sâu vào đất Lĩnh Nam, đánh lấy miền đất Lục Dương…
... đem những binh phải tội đồ 50 vạn người đến đóng đồn ở Ngũ Lĩnh”.
a. Sách Hoài Nam Tử (18)
Tuy nhiên có một tài liệu khá lý thú đã nói về nơi chốn quân Tần đồn trú, cũng như những biến cố trong chiến dịch này, dù rất sơ lược, nhưng rất là quý giá. Đó là sách Hoài Nam Tử của Lưu An, quyển 18, chương "Nhân Gian Huấn", có đoạn đã viết về việc này như sau (19):
Kiến kỳ truyện viết: "Vong Tần giả, hồ dã". Nhân phát tốt ngũ thập vạn, sử Mông công - Tương ông tử tướng, trúc tu thành, tây thuộc Lưu Sa, bắc kích Liêu thủy, đông kết Triều Tiên, Trung quốc nội quận vãn xa nhi hướng chi. Hựu lợi Việt chi tê giác - tượng xỉ -phỉ thúy - châu cơ, nãi sử úy Đồ Tuy (Nôm: Thư) phát tốt ngũ thập vạn, vi ngũ quân, nhất quân tái Đàm Thành chi lĩnh, nhất quân thủ Cửu Nghi chi tái, nhất quân xử (xứ) Phiên Ngu (Phiên Ngung) chi đô, nhất quân thủ Nam Dã chi giới, nhất quân kết Dư Can chi thủy, tam niên bất giải giáp trì nỗ. Sử Giám Lộc vô dĩ chuyển hướng, hựu dĩ tốt tạc cừ nhi thông lương đạo, dĩ dữ Việt nhân chiến, sát Tây Ẩu (Nôm: Âu) quân Dịch Hu Tống. Nhi Việt nhân giai nhập tùng bạc trung, dữ cầm thú xứ, mạc khẳng vi Tần lỗ. Tương trí kiệt tuấn dĩ vi tướng, nhi dạ công Tần nhân, đại phá chi, sát uý Đồ Tuy (Nôm: Thư), phục thi lưu huyết số thập vạn.
Tạm dịch (20):
...
Truyện xưa viết: "Nhà Tần vong, tại sao vậy". Nguyên nhân là sai Mông công (Mông Điềm) và Tương ông đưa 50 vạn quân xây trường thành. Phía tây thì chiếm Lưu Sa, phía bắc thì đánh Liêu, phía đông thì liên kết với Triều Tiên, các quận của Trung quốc phải kéo xe đi chinh chiến.
Lại ham những món lợi như sừng tê giác, ngà voi, ngọc phỉ thúy, trân châu, nên sai quan úy là Đồ Thư mang 50 vạn quân, chia làm 5 đạo đi xâm chiếm (Bách Việt). Một đạo đóng ở Đàm Thành, một đạo phòng thủ ở Cửu Nghi là chỗ hiểm yếu, một đạo đóng ở Phiên Ngung làm đô thành, một đạo đóng ở Nam Dã là nơi biên giới, một đạo đóng ỡ sông Dư Can. Ba năm quân không cởi giáp, lúc nào cũng phải mang theo cung nỏ. Sử Lộc (21) không tìm được hướng (để tiến quân), mới tuyển lính đào kinh để chuyển binh lương đánh người (Bách) Việt, giết vua Tây Âu là Dịch Hu Tống. Vì vậy người (Bách) Việt vào rừng rậm sống chung cùng muông thú, không chịu để quân Tần bắt làm tù binh. Họ kén chọn người tài trí và kiệt tuấn làm tướng, cứ đến đêm tối tấn công quân Tần, đạt được chiến thắng lớn, giết quan úy Đồ Thư, quân Tần chết cả chục vạn.
Địa danh và sự việc đã được sách Hoài Nam Tử nói qua, những điều này, người viết xin lần lượt trình bày qua những tham khảo, suy luận cùng những phỏng đoán của cá nhân trong phần sau.
Trước khi tìm hiểu về những địa danh và sự kiện được nêu lên trong tài liệu này, người viết xin nói sơ lược về tiểu sử tác giả sách Hoài Nam Tử, hầu chúng ta có thể biết thêm về thời điểm lúc quyển sách này ra đời.
Tác giả sách Hoài Nam Tử là Hoài Nam Vương Lưu An, ông là cháu của Hán Cao Tổ Lưu Bang (gọi Lưu Bang bằng ông), con của Lưu Trường, em họ (?) của Hán Cảnh Đế Lưu Khải (156 TCN – 141 TCN) và là chú họ (?) của Hán Vũ Đế Lưu Triệt (140 TCN – 87 TCN). Được phong làm Hoài Nam Vương ở vùng sông Hoài (22) (tỉnh An Huy ngày nay). Ông sinh năm 179 TCN, ông tự sát năm 122 TCN (hay 123 TCN?) vì có ý định mưu phản Hán Vũ đế, nhưng sự việc bị tiết lộ. Lưu An là người đã dâng biểu can Hán Vũ đế về việc nhà Hán định đánh Mân Việt khi Triệu Văn Vương của nước Nam Việt là Triệu Hồ (con Trọng Thủy, cháu Triệu Đà) trình cho Hán Vũ đế biết việc Mân Việt mang quân đánh Nam Việt (135 TCN).
Sách Hoài Nam Tử là bộ sách của Đạo gia, do tám học giả ở vùng Hoài Nam viết gọi là Hoài Nam Bát Tiên, dưới sự chỉ đạo của Hoài Nam Vương Lưu An. Sách này được trình cho Hán Vũ Đế xem năm 139 TCN. Sách này ra đời trước cả bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên (145 TCN - 93 TCN, đây là bộ chính sử sớm nhất của Trung quốc, hoàn tất năm 97 TCN). Nhà Tần đặt Lĩnh Nam thành quận huyện năm 214 TCN, sách Hoài Nam Tử hoàn tất năm 139 TCN, được viết sau biến cố này 75 năm, tương đối khá ngắn so với chiều dài của lịch sử, nên người viết nhận thấy sự khả tín khá cao, hơn nữa có lẽ đây là sách duy nhất nói về việc này còn lưu truyền. Vì thế sự tìm hiểu về việc tiến quân của quân Tần được đặt căn bản theo đoạn văn đã trích dẫn ở trên của sách Hoài Nam Tử.
Qua sử liệu, chúng ta biết quân Tần vượt Ngũ Lĩnh để xâm chiếm Lĩnh Nam. Câu hỏi được đặt ra là Ngũ Lĩnh và Lĩnh Nam ở đâu so với địa danh ngày nay.
b. Ngũ Lĩnh và Lĩnh Nam
Bản đồ số 1 - Ngũ Lĩnh (ngày nay là Nam Lĩnh)
Bản đồ số 2- Ngũ Lĩnh-chi tiết
Ngũ Lĩnh
Là rặng Nam Lĩnh ngày nay, gồm 5 rặng núi nằm kế nhau theo hướng đông bắc, từ phía tây qua đông theo thứ tự như sau:
Việt Thành lĩnh (Yuechengling 越城)
Đô Bàng lĩnh (Dupangling 都庞岭)
Minh Chử lĩnh (Mengzhuling 萌渚岭)
Kỵ Điền lĩnh (Qitianling 骑田岭)
Đại Du (Dữu) lĩnh (Dayuling 大庾岭)
Rặng Ngũ Lĩnh kéo dài từ phía bắc tỉnh Quảng Tây sang đến một phần phía bắc tỉnh Quảng Đông. Ngũ Lĩnh phân chia ranh giới các tỉnh Hồ Nam - Quảng Tây, Hồ Nam - Giang Tây - Quảng Đông, thành hai vùng địa lý khác biệt.
Phía bắc Ngũ Lĩnh, tỉnh Hồ Nam có sông Tương theo hướng nam- bắc chảy vào hồ Động Đình và sông Dương Tử. Sông Cám (hay Cống giang) cũng theo hướng nam - bắc chảy vào hồ Bá Dương.
Phía nam, ở tỉnh Quảng Tây có sông Li theo hướng bắc - nam chảy vào sông Chu. Quảng Đông có sông Bắc cũng theo hướng bắc – nam chảy vào sông Tây (Tây giang).
Rặng Ngũ lĩnh không cao, trung bình từ 1000 tới 1500 mét (khoảng 3300 tới 5000 feet). Tuy nhiên rất hiểm trở và khó vượt qua bằng đường bộ.
Những quan ải tại Ngũ Lĩnh:
Sử Ký, Nam Việt Úy Đà liệt truyện: "(Nhâm) Ngao chết, Đà lập tức truyền hịch bảo các cửa quan Hoành Phố, Dương Sơn, Hoàng Khê rằng: Quân giặc sắp đến, phải chặn ngay đường, tụ tập quân sĩ để tự bảo vệ".
Hoành Phổ quan, là Mai quan ngày nay (梅关 Meiguan) (23). Đây là một cửa ải quan trọng bậc nhất trên rặng Ngũ Lĩnh từ Hoa hạ đến Lĩnh Nam. Ngày nay tại đây vẫn còn một thị xã nhỏ sát ranh giới Giang Tây và Quảng Đông mang tên này. Từ Mai quan tới thị xã Nam Hùng tỉnh Quảng Đông khoảng 30 km (19 dặm). Thời Tần có tên là Hoành Phổ quan, cửa quan này nằm trên Đại Du (Dữu) lĩnh là một trong Ngũ Lĩnh, rất hiểm trở khó qua lại. Thời Đường gọi là Tần quan. Năm 716, Tể tướng Trương Cửu Linh (24) mở rộng thêm bằng cách đục đá xuyên qua núi bên dưới lối đi cũ để bớt độ dốc và lát gạch cho dễ qua lại. Phía bắc cửa ải có khắc hàng chữ "Nam Việt Hùng quan" (南粤雄关), phía nam có khắc hàng chữ "Lĩnh Nam Đệ Nhất quan".
Dương Sơn quan (25) (阳山关) ở phía đông nam Kỵ Điền lĩnh, gần Liên giang (Lian jiang 连 江). Ngày nay thuộc huyện Dương Sơn (Yangshan 阳山), Thanh Viễn thị, góc tây bắc tỉnh Quảng Đông.
Hoàng Khê quan (湟谿关) ở phía nam Kỵ Điền lĩnh, gần núi Hoạt Thạch, chỗ 3 con sông hợp lại là Bắc Giang (Beijiang 北 江), Liên giang (Lianjiang 连 江) và Ống giang (Wengjiang 滃 江). Ngày nay thuộc huyện Anh Đức (Yingde 英德), Thanh Viễn thị (Qingyuan 清远), phía bắc đô thị Quảng Châu.
Ngoài những ải trên được ghi lại trong Sử Ký, còn có Ly Thủy quan là chỗ Sử Lộc đào kinh Linh Cừ thông thủy đạo từ Tương giang nối với Ly giang để chuyển lương trong chiến dịch xâm chiếm Lĩnh Nam.
Lĩnh Nam.
Địa thế: Lĩnh Nam là vùng đất phía nam của rặng Ngũ Lĩnh. Tùy theo sự giải đoán của từng người hay nói chung là tùy theo quan niệm của từng dân tộc. Người Trung Quốc gọi vùng Lĩnh Nam là đất của người Bách Việt gồm Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến và phía nam của Chiết Giang (vùng đất của các nước cổ thời là Mân Việt và Đông Việt). Người Việt Nam gọi Lĩnh Nam là vùng đất gồm Quảng Tây, Quảng Đông và Cổ Việt là Bắc Việt ngày nay, vì trong cổ sử của nước Việt nói về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng như sau: ĐVSKTT: "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: ...Cho nên Trưng Nữ Vương tuy đánh lấy được đất Lĩnh Nam, nhưng không giữ được nơi hiểm yếu ở Ngũ Lĩnh, rốt cuộc đến bại vong"; cũng như truyện "Lĩnh Nam Chích Quái"của Trần Thế Pháp. Trong khi đó học giả Tây Phương (26) nói Lĩnh Nam chỉ gồm có hai tỉnh là Quảng Tây và Quảng Đông. Tuy nhiên, nếu hiểu một cách phổ quát thì Lĩnh Nam là vùng đất phía nam của Ngũ Lĩnh, gồm Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, đảo Hải nam, phía nam Chiết Giang và Bắc Việt Nam ngày nay. Vùng đất có các sắc dân không thuộc Hán tộc, khác hẳn về ngôn ngữ, phong tục và văn hóa với dân vùng Hoa Bắc và Hoa Nam thời cổ.
Phía tây Lĩnh Nam là vùng cao nguyên của hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu, cũng là phía tây của tỉnh Quảng Tây với rặng Ô Mông sơn (Wumeng shan 乌 蒙 山) và Lục Chiếu sơn (Liuzhao shan (六诏 山 , sát với biên giới Việt Nam- Vân Nam và Quảng Tây). Đây là những rặng núi tương đối khá cao để có thể phân biệt về ranh giới thời cổ. Phía đông bắc Lĩnh Nam là các rặng núi Vũ Di sơn, Tải Vân Sơn và Liên Hoa Sơn, phân chia hai vùng Lĩnh Nam và Dương Việt (huyện Mân Trung thời Tần). Phía đông và phía nam của Lĩnh Nam giáp biển Nam Hải.
Vùng Lĩnh Nam có sông lớn thứ ba của Trung Quốc là Tây Giang sau Hoàng Hà và Dương Tử (Trường giang), Đây là thủy đạo chính của vùng Lĩnh Nam. Sông này tùy từng đoạn đã được đặt bằng những tên khác nhau. Các đoạn sông này nối tiếp với nhau từ tây qua đông theo thứ tự sau: Nam Bàn giang (tên cổ thời là sông Tường Kha) - Hồng Thủy hà, Tây giang và Chu giang là đoạn nối với biển Nam Hải.
Sông Tây giang có những chi lưu chính ở phía bắc như Bắc Bàn giang, Liêu giang, Li giang, Bắc giang và Đông giang. Những chi lưu ở phía nam như Hữu giang và Tả giang (phát nguyện từ bắc Việt Nam) hợp lại là Uất giang, chảy vào Tây giang.
Khí hậu: Lĩnh Nam khác hẳn với khí hậu Hoa hạ. Phía bắc Ngũ Lĩnh lạnh và khô, nhiều khi mùa đông có tuyết, nhưng phía nam Ngũ Lĩnh – Lĩnh Nam- thì ấm áp quanh năm, đây là vùng khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ thay đổi từ 10°C (tháng 11, 12, 1, 2) đến 30°C (tháng 5, 6, 7, 8). Thời gian trồng cấy từ 250 đến 320 ngày trong một năm (nhiệt độ tối thiểu để có thể cấy lúa là 10°C). Lĩnh Nam có nhiều mưa, tháng 5, 6, 7, 8 là mùa mưa, cao điểm là tháng 6, vũ lượng lên tới 25cm (10 inches). Vũ lượng cho cả năm khá cao, 170 cm (67 inches) tại Quảng Châu, 200 cm (80 inches) tại Hồng Kông, 180 cm (71 inches) tại Hà Nội.
Lịch sử: Trước khi quân Tần theo lệnh của Tần Thủy Hoàng đi mở rộng đế quốc nhà Tần về phía nam, Lĩnh Nam không có những liên hệ nào đáng kể với vùng Hoa Hạ, ngoại trừ những việc giao thương rất lẻ tẻ qua những vùng có thể đi bằng đường bộ (27). Sự qua lại cực kỳ chật vật vì phải vượt qua những đường đèo hiểm trở tại rặng Ngũ Lĩnh. Văn hóa của Trung Quốc chưa xâm nhập vào vùng Lĩnh Nam. Về phía đông bắc, sau khi nước Sở và Tề xâu xé nước Việt của Câu Tiễn (28) năm 333 TCN, hậu duệ của vua Việt và một số dân Việt chạy về phía nam là hai tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến. Tại đây hai nước nhỏ được lập nên là Đông Việt và Mân Việt, vùng này được gọi chung là Dương Việt. Phía tây bắc của Lĩnh Nam có nước Dạ Lang thuộc tỉnh Quý Châu, phía tây Lĩnh Nam có nước Điền ở vùng hồ Điền Trì sát đô thị Côn Minh, tỉnh Vân Nam ngày nay. Mới đây các nhà khảo cổ đã khai quật được 118 di chỉ của nước Điền, từ những di chỉ này, chúng ta biết dân nước Điền rất điêu luyện về cách đúc đồng thau (bronze) (29) lúc cổ thời. Tại trung tâm của Lĩnh Nam có nước Tây Âu là một nước khá lớn, nước này đã chống trả lại đội quân nam chinh của Tần Thủy Hoàng một cách kịch liệt. Phía cực nam của Ngũ Lĩnh là nước Âu Lạc tức là Giao Chỉ hay nước Việt Nam thời cổ.
Các sắc tộc: Lĩnh Nam (Quảng Đông, Quảng Tây và cổ Việt) gồm nhiều sắc tộc, người Hán gọi chung là người Bách Việt, gồm nhiều bộ tộc đã định cư ở đây từ lâu đời. Cổ thời, trước khi nhà Tần mang quân xâm chiếm, Lĩnh Nam có hai sắc tộc chính thuộc chủng tộc Thái là Tráng (30) (Zhuang 壯) ở vùng Quảng Tây và Quảng Đông, Lê (31) (Li 黎) ở vùng bán đảo Lôi Châu (Leizhou 雷州) và ven đảo Hải Nam (32). Xa về phía nam là dân tộc Lạc Việt tại vùng Âu Lạc. Sau này lại có các sắc tộc thiểu số khác di dân đến đây sinh sống như người H’Mông (33), người Dư (34), Di tộc (Lô Lô) (35), người Dao (36) v.v…
Dân số Lĩnh Nam: Theo như Hán Thư, Địa Lý chí của Ban Cố thì các quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, cộng lại được 215,448 nhà, và số nhân khẩu là 1,272,390 (37) người. Đây là dân số Lĩnh Nam theo thống kê thời Tiền Hán (206 TCN – 9).
Nước cổ Việt gồm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam tổng cộng là 143643 nhà và 981,835 người.
Vùng Quảng Tây và Quảng Đông gồm 4 quận Nam Hải, Hợp Phố, Thương Ngô và Uất Lâm là 71,805 nhà và 390,555 người.
Tỷ lệ dân số cổ Việt nhiều hơn 2.5 lần so với dân số hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.
Tuy nhiên, không phải tất cả dân chúng tham gia kiểm kê, nên người viết phỏng đoán là dân số Lĩnh Nam ở đầu thế kỷ thứ nhất có khoảng 2 triệu người. Ngược lại hai thế kỷ, trước khi nhà Tần sang xâm chiếm, người viết phỏng đoán dân số tại Lĩnh Nam có khoảng 1.5 triệu người: 500 ngàn tại vùng Quảng Tây và Quảng Đông (38), 1 triệu người tại cổ Việt. (Còn tiếp)
----------------------------
Chú thích:
(18) Độc giả có thể sao lại nguyên bản bằng chữ Hán tại: http://www.geocities.com/fengshui_clasicos/HuaiNanZi.html
(19) Nguyên bản:
見 其 傳 曰 : 「 亡 秦 者 , 胡 也 。」 因 發 卒 五 十 萬 ,使 蒙 公 、 楊 翁 子 將 , 築 脩 城 , 西 屬 流 沙 , 北 擊 遼 水 , 東結 朝 鮮 , 中 國 內 郡 輓 車 而 餉 之 。 又 利 越 之 犀 角 、 象 齒 、翡 翠 、 珠 璣 , 乃 使 尉 屠 睢 發 卒 五 十 萬 , 為 五 軍 , 一 軍 塞鐔 城 之 嶺 , 一 軍 守九 疑 之 塞 , 一 軍 處番 禺 之 都 , 一 軍 守南 野 之 界 , 一 軍 結餘 干之 水 , 三 年 不 解 甲 弛 弩 , 使 監 祿無 以 轉 餉 , 又 以 卒 鑿 渠 而 通 糧 道 , 以 與 越 人 戰 ,殺 西 嘔君 譯 吁 宋 。 而 越 人 皆 入 叢 薄 中 , 與 禽 獸 處 , 莫 肯 為 秦 虜。 相 置 桀 駿 以 為 將 , 而 夜 攻 秦 人 , 大 破 之 , 殺 尉 屠 睢 ,伏 尸 流 血 數 十 萬 。
(20) Đương nhiên là người viết có thể có những thiếu sót và sai lầm trong đoạn phiên dịch này, xin các bậc tinh thông Hán học chỉ bảo.
(21) Người viết dùng tên Sử Lộc như trong sách "Việt Sử Toàn Thư ", của sử gia Phạm Văn Sơn, trang 56
(22) Lưu An được phong Hoài Nam Vương (164BC) . Ông không nhập bọn theo "loạn bảy nước năm 154 TCN" thời Hán Cảnh Đế, nên được triệu về Trường An để tham chính. Nguồn: Hán Thư của Ban Cố quyển 44, "Hoài Nam Hành Sơn Tế Bắc vương liệt truyện".
(23) Tham khảo từ sách "Tigers, Rice, Silk & Silt" của Robert B. Marks, trang 21-24, và trong http://en.wikipedia.org/wiki/Mei_Pass
(24) Trương Cửu Linh (Zhang Jiuling 張九齡 678-740, thời Đường Huyền Tông 712-756). Ông này quê ở Thiều Quan (Shaoguan, 韶關), phía tây nam Mai Quan, nên hăng hái mở đường thông thương giũa Hoa Hạ và Lĩnh Nam
(25) Sử Ký: Tam gia chú 阳山、○索隐姚氏案:地理志云揭阳有阳山县。今此县上流百馀里有骑田岭,当是阳山关。
Dương Sơn, Linh Tác ẩn diêu thị án:Địa Lý chí vân Yết Dương hữu Dương Sơn huyện. Kim thử huyện thượng lưu bách dư lý hữu Kỵ Điền lĩnh, đương thị Dương Sơn quan.
(26) Robert B. Marks: "Tigers, Rice, Silk & Silt- Environment and Economy in Late Imperial South China", Cambridge University Press, 1998
(27) Hidden Trade Routes of The South: http://www.uglychinese.org/vietnamese.htm
(28) Lúc này vua nước Việt là Việt Vương Vô Cương 337 TCN-333 TCN
(29) Độc giả có thể xem những di chỉ này tại: http://news.gov.hk/en/citylife/041109/html/041109en20004.htm#
(30) Ngày nay, Quảng Tây là Tráng tộc tự trị khu 廣西壯族自治區 (Guangxi Zhuang Autonomous Region). Tổng số dân tộc Tráng khoảng 18 triệu người.
(31) Lê tộc ngày nay có khoảng 1.3 triệu người, hầu hết định cư tại đảo Hải nam
(32) Robert B. Marks: "Tigers, Rice, Silk & Silt- Environment and Economy in Late Imperial South China", Cambridge University Press, 1998, trang 54.
(33) H’Mong (Miao 苗族), tên cũ để gọi dân tộc thời xưa là Miêu tộc, tiếng Việt gọi là người Mèo. Đây là một sắc tộc rất lớn, dân số lên tới 7.5 triệu người. Dân tộc H’Mông định cư tại các tỉnh của Trung Quốc như Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Hải Nam. Tại Việt Nam có khoảng có khoảng 800 ngàn người. Tại Hoa Kỳ có khoảng 275 ngàn người.
(34) Dư tộc (She 畲) khoảng trên 600 ngàn người, định cư tại các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tây và Quảng Đông.
(35) Di tộc (Yi 彝族) tiếng Việt gọi sắc tộc này là Lô Lô. Đây là sắc tộc lớn khoảng 6.5 triệu người, định cư tại các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc. Việt Nam có khoảng hơn 3 ngàn người Lô Lô tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai và Cao Bằng.
(36) Người Dao (Yao瑶族) khoảng tr ên hai triệu người, định cư tại các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông của Trung Quốc. Việt Nam có khoảng nửa triệu người Dao.
(37) Quận Nam Hải: 19613 nhà, 94253 người. Quận Uất Lâm: 12415 nhà, 71162 người. Quận Thương Ngô: 24379 nhà, 146160 người. Quận Hợp Phố: 15398 nhà, 78980 người. Quận Giao Chỉ: 92440 nhà, 746237 người. Quận Cửu Chân: 35743 nhà, 166113 người. Quận Nhật Nam: 15460 nhà, 69458 người.
(38) Theo tác giả Robert B. Marks: "Tigers, Rice, Silk & Silt- Environment and Economy in Late Imperial South China"[/i], Cambridge University Press, 1998, trang 55, Lĩnh Nam gồm Quảng Đông và Quảng Tây (năm 206 TCN đến 200 TCN) có khoảng 72,000 nhà và từ 350,000 tới 400,000 người.
Bản đồ số 3 - 3 trong 5 địa điểm đồn trú của quân Tần: Đàm Thành, Cửu Nghi, Nam Dã
Cửu Nghi
Theo Hậu Hán thư của Phạm Việp, "Chí đệ thập nhị", "Quận quốc tứ" (43) thì Cửu Nghi là một vùng núi ở quận Linh Lăng.
Sách Thủy Kinh chú (bản dịch trong "Thủy Kinh Chú Sớ" của ông Nguyễn Bá Mão, quyển 38, trang 519) (44): “… Lại chảy về phía đông bắc, qua phía tây huyện Tuyền Lăng.Sông Doanh Thủy ra từ núi Lưu Sơn ở phía nam huyện Linh Đạo quận Doang Dương, chảy về phía tây đi qua dưới núi Cửu Nghi, chân núi uốn khúc khắp đồng Thương Ngô, ngọn núi mọc cao vút trong khoảng mấy quận. Núi bày ra chín ngọn, một ngọn dẫn một con suối, núi khe hiểm trở, núi tuy khác nhau, nhưng hình thế giống nhau, làm cho du khách nghi hoặc, cho nên gọi là núi Cửu Nghi ”.
Cửu Nghi Sơn: địa danh này ngày nay vẫn còn. Tọa lạc Vĩnh Châu thị (永州市 Yongzhou), cách huyện Ninh Viễn (宁远 Ningyuan) khoảng 15 km (chừng 10 miles) về phía nam, nằm gần cực nam tỉnh Hồ Nam, một trong những núi thuộc Minh Chử lĩnh (sát ranh giới Hồ Nam - Quảng Đông). Đỉnh cao nhất là núi Phấn Cơ (糞 萁 Fenji -1959m). Phía bắc chân núi này vẫn còn một thị xã nhỏ có tên là Cửu Nghi.
Phía đông núi Cửu Nghi có sông Xuân Lăng, sông này thông với Tương giang ở phía bắc tại thị trấn Hành Dương (衡阳 Hengyang-tỉnh lớn thứ nhì của tỉnh Hồ Nam sau Trường Sa).
Bên bờ sông Xuân Lăng ngày nay có thị trấn Lam Sơn ( 蓝 山 Lanshan) tương đối khá phẳng Người viết phỏng đoán là một đạo quân Tần đã đóng ở đây để tìm cách vượt Ngũ Lĩnh.
Phiên Ngung
Bản đồ số 4 - 1 trong 5 địa điểm đồn trú của quân Tần: Phiên Ngung
..............................................
Núi Altay
Dãy núi Altay, hay dãy núi Altai, là một dãy núi ở trung tâm châu Á, nằm trên khu vực biên giới Nga, Trung Quốc, Mông Cổ và Kazakhstan, và là thượng nguồn của các consông lớn như Irtysh, Obi và Enisei. Phần kết thúc phía tây bắc của dãy núi là tọa độ 52° Bắc và trong khoảng 84-90° Đông (tại đây nó nối liền với dãy núi Sayan ở phía đông). Dãy núi này kéo dài về phía đông nam từ đây tới khu vực có tọa độ khoảng 45° Bắc 99° Đông, tại đây nó thấp dần và hòa trộn vào vùng cao nguyên của sa mạc Gobi.
Tên gọi của dãy núi trong tiếng Turk là Alytau hay Altay, trong đó Al có nghĩa là "vàng",tau là "núi"; trong tiếng Mông Cổ là Altain-ula, tức "dãy núi Vàng". Dãy núi này còn có tên gọi bản địa khác là Ek-tagh, Altai Mông Cổ, Đại Altai và Nam Altai.
Khu vực phía bắc
Ở phía bắc của khu vực này là dãy núi Sailughem hay dãy núi Silyughema, còn gọi làKolyvan Altai, nó kéo dài từ đông bắc tại khu vực tọa độ 49° Bắc và 86° Đông kéo dài về phía các đỉnh cao phía tây của dãy núi Sayan tại khu vực có tọa độ 51°60' Bắc và 89° Đông. Độ cao trung bình của nó là 1.500-1.750 m. Tuyết bao phủ từ độ cao 2.000 m ở sườn phía bắc và từ độ cao 2.400 m ở sườn phía nam, và phía trên nó là các đỉnh cao gồ ghề cao hơn nữa khoảng 1.000 m. Rất ít các đường đèo vượt ngang qua dãy núi và rất khó đi, chính yếu nhất là Ulan-daban ở cao độ 2.827 m (theo Kozlov là 2.879 m) tại phía nam và Chapchan-daban ở cao độ 3.217 m, tại phía bắc. Ở phía đông và đông nam thì nằm ở sườn dãy núi này là cao nguyên Mông Cổ lớn, chuyển tiếp giữa chúng là các cao nguyên nhỏ, như Ukok 2.380 m với Pazyryk, Chuya 1.830 m, Kendykty 2.500 m, Kak2.520 m, Suok 2.590 m và Juvlu-kul 2.410 m.
Khu vực này có một vài hồ lớn, như Ubsa-nor 720 m trên mực nước biển, Kirghiz-nor, Durga-nor và Kobdo-nor 1.170 m, và bị cắt ngang bởi nhiều dãy núi khác, trong đó chủ yếu là dãy núi Tannu-Ola, chạy gần như song song với dãy núi Sayan về phía đông tớiKosso-gol, và dãy núi Khan-khu, cũng kéo dài theo hướng đông-tây. Altai trung tâm
Các vách núi phía tây bắc và phía bắc của dãy Sailughem là rất dốc và rất khó tiếp cận. Ở phía này là các đỉnh cao nhất của dãy núi, đó là núi đôi Belukha, các đỉnh cao của nó đạt tới độ cao 4.506 và 4.440 m, và là nơi phát sinh của một số sông băng (30 km² trong khu vực tổng thể vào năm 1911). Ở đây còn có Kuitun (3.660 m) và một vài đỉnh núi cao khác nữa. Một số mũi núi khác, tỏa ra theo các hướng từ dãy núi Sailughem và nối liền dãy núi này với vùng đất thấp Tomsk. Chẳng hạn dãy núi Chuya, có độ cao trung bình 2.700 m, với các đỉnh 3.500-3.700 m, và ít nhất 10 sông băng ở sườn phía bắc của nó; dãy núi Katun, có độ cao trung bình khoảng 3.000 m và chủ yếu bị tuyết bao phủ, dãy núi Kholzun; Korgon 1.900-2.300 m, dãy núi Talitskand Selitsk; dãy núi Tigeretsk.
Một vài cao nguyên thứ cấp với độ cao thấp hơn cũng đã được các nhà địa lý phát hiện, Thung lũng Katun bắt đầu như một hẻm núi ở sườn tây nam của Belukha; sau đó qua một khúc uốn cong lớn, con sông Katun dài 600 km này xuyên qua dãy núi Katun và đi vào một thung lũng rộng hơn, nằm ở cao độ từ 600-1.100 m, tại đó nó tiếp tục chảy cho đến khi nó hòa nhập với sông Biya tại khu vực có phong cảnh đẹp. Sông Katun và Biya cùng nhau tạo thành sông Obi.
Thung lũng kế tiếp là Charysh, nó có các dãy núi Korgon, Tigeretsk ở một bên và các dãy núi Talitsk, Bashalatsk ở một bên. Thung lũng này cũng rất màu mỡ. Dãy núi Altai, nhìn từ thung lũng này, tạo thành những phong cảnh đẹp nhất, bao gồm hồ Kolyvan nhỏ nhưng sâu (360 m), được bao quanh bởi các sườn núi granit. Xa hơn về phía tây là các thung lũng Uba, Ulba và Bukhtarma chạy theo hướng tây-nam về phía sông Irtysh. Phần thấp của thung lũng đầu tiên, tương tự như thung lũng thấp Charysh, có đông dân cư ở; tại thung lũng Ulba là mỏ Riddersk, ở dưới chân đỉnh Ivanovsk (2.060 m), được bao phủ bởi các đồng cỏ vùng núi cao. Thung lũng Bukhtarma có chiều dài 320 km, cũng bắt nguồn từ chân các núi Belukha và Kuitun, và do nó hạ độ cao tới 1.500 m trong khoảng 300 km chiều dài (từ cao nguyên ở độ cao 1.900 m tới pháo đài Bukhtarma ở độ cao 345 m), nó tạo ra một trong những phong cảnh và thảm thực vật tương phản mạnh nhất. Phần trên cao của nó là các sông băng, trong đó được biết đến nhiều nhất là sông băng Berel, bắt nguồn từ Byelukha. Ở phía bắc của dãy núi, nơi chia tách phần thượng của thung lũng Bukhtarma ra khỏi phần thượng của thung lũng Katun là sông băng Katun, sau hai thác băng đã mở rộng ra tới 700–900 m. Từ các hang động trong sông băng này phát sinh sông Katun.
Phần trung và hạ của thung lũng Bukhtarma đã được những người nông dân, nông nô và những người ly giáo (paskolnik) Nga định cư từthế kỷ 18, họ đã tạo ra một nước cộng hòa tự do tại đây trên lãnh thổ Trung Quốc; và sau khi phần thung lũng này được sát nhập vào Nga năm 1869 thì nó đã nhanh chóng bị con người chiếm lĩnh. Các thung lũng cao xa hơn về phía bắc nằm trên cùng một sườn phía tây của dãy núi Sailughem ít được biết đến, chỉ có những người chăn cừu Kirghiz đến đó.
Các sông Bashkaus, Chulyshman và Chulcha đều chảy tới hồ núi cao là hồ Teletskoye (chiều dài 80 km; chiều rộng tối đa 5 km; độ cao 520 m; diện tích 230,8 km²; độ sâu tối đa 310 m; độ sâu trung bình 200 m), xung quanh có người Telengit sinh sống. Các bờ hồ gần như là dốc đứng tới 1.800 m. Từ hồ này phát sinh sông Biya, nối với sông Katun tại Biysk, sau đó chảy quanh co khúc khuỷu qua các thảo nguyên ở tây bắc Altai.
Xa hơn về phía bắc, vùng đất cao Altai kéo dài tới khu vực Kuznetsk, nó có cấu tạo địa chất hơi khác với Altai, nhưng vẫn thuộc về hệ thống Altai. Nhưng sông Abakan phát sinh ở sườn phía tây dãy núi Sayan lại thuộc về hệ thống sông Enisei. Dãy núi Kuznetsk Ala-tau, ở tả ngạn sông Abakan, chạy theo hướng bắc-đông tới khu vực thị trấn Eniseisk, trong khi phức hệ núi (Chukchut, Salair, Abakan) chiếm lĩnh các khu vực theo hướng bắc tới đường sắt xuyên Siberi và về hướng tây tới sông Obi. Đông Altai
Ek-tagh hay Altai Mông Cổ chia tách lòng chảo Kobdo ở phía bắc ra khỏi lưu vực sông Irtysh ở phía nam, có thể coi là biên giới thực thụ, tại khu vực này phát sinh các vách núi dốc đứng từ vùng đất thấp Dzungaria (Chuẩn Cát Nhĩ) (470–900 m), nhưng thấp dần về phía bắc tới một cao nguyên có độ dốc tương đối nhỏ (1.150-1.680 m) ở phía tây bắc Mông Cổ. Về phía đông của kinh độ 94° thì dãy núi được nối tiếp bằng một chuỗi kép các dãy núi, tất cả chúng đều ít đáng chú ý về mặt sơn văn học và có độ cao thấp hơn nhiều. Các sườn núi của chuỗi hợp thành hệ thống này chủ yếu là những người Kirghiz du cư sinh sống.
Di sản thế giới
Là vùng núi có diện tích 16.175 km² bao gồm Altai và khu bảo tồn tự nhiên Katun, hồ Teletskoye, đỉnh Belukha và cao nguyên Ukok - tạo thành di sản thế giới tự nhiên của UNESCO, gọi là Dãy núi vàng Altai. Thông báo trông miêu tả của UNESCO viết: "khu vực tượng trưng cho chuỗi hoàn hảo nhất của các thảm thực vật vùng cao tại trung tâm Siberia, từ thảo nguyên, thảo nguyên-rừng, rừng hỗn hợp, thực vật vùng phụ cận núi cao và thực vật vùng núi cao". Khi đưa ra quyết định của mình, UNESCO cũng đề cập tới tầm quan trọng của Altai thuộc Nga trong việc bảo tồn các động vật có vú đang nguy cấp ở mức độ toàn cầu, chẳng hạn báo tuyết và cừu aga Altai. Địa chất
Dãy núi Altai tiêu biểu cho khu vực phía bắc nhất chịu ảnh hưởng của các va chạm kiến tạo của tiểu lục địa Ấn Độ vào châu Á. Các hệ thống đứt gãy lớn chạy suốt trong khu vực, bao gồm khu vực đứt gãy Kurai và khu vực đứt gãy gần đây mới phát hiện ra là khu vực đứt gãy Tashanta. Các hệ thống đứt gãy này là các đứt gãy xô đẩy hoặc trượt, một số trong chúng thuộc dạng đang hoạt động kiến tạo. Các dạng đá điển hình của dãy núi là các loại granit và đá phiến biến chất và một số bị biến dạng lớn gần các khu vực đứt gãy. Hoạt động địa chấn
Ngày 27 tháng 9 năm 2003 một trận động đất mạnh, đạt tới 7,3 Mw, đã diễn ra tại khu vực lưu vực Chuya ở phía nam dãy núi Altai. Tuy nhiên, hoạt động địa chấn ít khi xảy ra. Trận động đất này và các dư chấn của nó đã phá hủy nhiều khu vực, gây ra tổn thất ước tính 10,6 triệu USD (theo USGS) và phá hủy hoàn toàn làng Beltir. Altai Mountains
The Altai Mountains (阿尔泰山脉, Altay Mountains) are a mountain range in Central andEast Asia, where Russia, China, Mongolia, and Kazakhstan come together, and are where the rivers Irtysh and Ob have their headwaters. The northwest end of the range is at 52° N and between 84° and 90° E (where it merges with the Sayan Mountains to the east), and extends southeast from there to about 45° N and 99° E, where it gradually becomes lower and merges into the high plateau of the Gobi Desert.
The name "Altai" means in Mongolian "Gold Mountain"; "alt (gold) and "tai" (suffix - "with"; the mountain with gold) and also in its Chinese name, derived from the Mongol name (Chinese:金山; literally: "Gold Mountain"). In Turkic languages altin means gold and dag means mountain. The proposed Altaic language family takes its name from this mountain range. A vast area of 16,178 km² History and prehistory The Altain mountains have retained a remarkably stable climate changing little since the last ice age.[6] In addition the mix of mammals has remained largely the same - with a few exceptions such as extinct Mammoths - making it one of the few places on earth to retain an ice age fauna.[6]
The Altai mountains were home to the Denisovan branch of hominids who were contemporaries of Neanderthals and of Homo Sapiens(modern humans), descended from Hominids who reached Asia earlier than modern humans.[6] The Denisova hominin, dated to 40,000 years ago, was discovered in the Denisova Cave of the Altai mountains in southern Siberia in 2008. Knowledge of the Denisovan humans derives primarily from DNA evidence and artifacts, as no complete skeletons have yet been recovered. DNA evidence has been unusually well preserved because of the low average temperature in the Denisova caves. The same cave has uncovered Neanderthal bones, and tools made by Homo sapiens, making it the only known locale in the world where all three hominids are known to have lived.[6]
A dog-like canid from 33,000 years ago was found in the Razboinichya Cave.[7][8] DNA analysis published in 2013 affirmed that it was more closely related to modern dogs than to wolves.[9]
The Altai Mountains have been identified as being the point of origin of a cultural enigma termed the Seima-Turbino Phenomenon[10] which arose during the Bronze Age around the start of the 2nd millennium BC and led to a rapid and massive migration of peoples from the region into distant parts of Europe and Asia.
Islamicisation and Turkicisation of Xinjiang
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
http://newvietart.com/DOTHANH_hoaky.html
purple frame
-----------------------------------
Outlines and Headings
Most writers agree that the clearest way to show the organization of a
report topic is by recording its divisions in an outline. Although the
outline is not part of the final report, it is a valuable tool of the
writer. It reveals at a glance the overall organization of the report.
Outlining involves dividing a topic into major sections and supporting
those with details.
Rarely is a real outline so perfectly balanced; some sections are usually longer than other. Remember, though, not to put a single topic under a major component. If you have only one subpoint, integrate it with the main item above it or reorganize. Use details, illustrations, and evidence to support subpoints. The main points used to outline a report often become the main headings of the written report. Formatting those headings depends on what level they represent. Major headings are centered and typed in bold font. Second-level headings start at the left margin, and third-level headings are indented and become part of a paragraph. |
Book Antiqua [span class="Apple-style-span" style="font-family: Book Antiqua;">
[font color="darkmagenta" size="5">
[p style="text-align: justify;line-height: 26pt;margin: 12pt 34pt 10pt;">
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT. |
| |
aquamarine
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
|
||
change
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
|
||
better
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
|
||
frame chữ *
|
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
|
|
frame chữ *
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
|
||
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT. |
||
more
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
|
||
0000000000000000000000
|
|||
xox
|
|||
x0x x0x
|
|||
We can have all the knowledge in the world, but it means nothing without the wisdom to know what to do with it.
Chúng ta có thể có tất cả kiến thức trên thế giới, nhưng kiến thức không có ý nghĩa gì nếu không có sự khôn ngoan để biết phải làm gì với nó.
============================
[td style="background-image: url(http://www.phatgiaodaichung.com/index_files/k_04.gif);background-repeat: no-repeat;background-repeat: no-repeat;height: 23px;"]
[p style="margin: 0pt 10pt 0pt 22pt;"]
http://cqcounter.com/site/anviettoancau.net.html
0000000000000000000000000
Tím
a
b
c
d
http://s870.photobucket.com/user/mayman11/media/69f9ef7d-85f8-4703-afde-7ae7372c2acc.jpg.html
*1
** width="50">
11
22
[p style="margin: 0pt 10pt 0pt 22pt;"]
http://cqcounter.com/site/anviettoancau.net.html
16
|
|
||
3
Chỉ cần nắm rõ căn bản ngữ vựng của tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay những tiếng VIỆT khác trong BÁCH VIỆT.
|
||
This is some tet that is placed in the transparent box.
22
|
|
|
Mưa
0
1
2
3
4
No comments:
Post a Comment