“Re-Constructing - Identity and Place - in the Vietnamese Diaspora”
Do William Joiner Center
Thuộc trường Đại Học Massachusetts Boston thực hiện
Nguyễn Hữu Luyện
William Joiner Center (WJC) thuộc University of Massachusetts Boston (UMB) dùng một số tác phẩm văn học do văn công Việt cộng xuất bản tại hải ngoại, áp dụng vào chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nhằm "hòa hợp hòa giải" giữa người Việt tỵ nạn Cộng sản và chế độ cộng sản tại Việt Nam ngày nay".
I. Giới thiệu chương trình:
Chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản do WJC/UMB đặt tên là "ReConstructing Indentity and Place in the Vietnamese Diaspora và cũng do WJC/UMB dịch ra tiếng Việt là Diễn Trình (Tái) Xây Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Của Người Việt Ở Nước Ngoài".
Theo tập tài liệu Rockefeller Foundation Humanities Fellowship - UMass Boston Program Plan (Grant Proposal) và nói một cách đại cương, chương trình này sẽ viết những vấn đề sau đây:
1. Khảo sát việc xây dựng và diễn giải lịch sử Việt Nam. Ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử như cuộc chiến tranh chống Pháp, tù cải tạo sau 1975, Vùng Kinh Tế Mới, và vượt biên đối với Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản trong vấn đề tái xây dựng nét đặc thù.
2. Khảo sát nền văn học, ngôn ngữ, văn hóa và vai trò của nhà văn, nghệ sĩ, đặc biệt là những tiếng nói đang nổi lên của nền văn học hải ngoại trong vấn đề tái xây dựng nơi cư trú, gia đình và những đặc trưng của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản.
3. Khảo sát về những tác động của chính sách đổi mới, khuynh hướng thiên về nền kinh tế thị trường của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đối với cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản.
II. Nhận xét về nghĩa của chữ và mạch văn (semantics & contextual meanings) trong đề tài “ReConstructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora".
1."Diaspora" lấy từ chữ Hy Lạp (Greek), có nghĩa là rải rác, phân tán. Chữ Jewish Diaspora được dùng lần đầu tiên vào năm 586 trước Công Nguyên để chỉ người Do Thái bị đày ải lên thành Babylonia. Trong suốt chiều dài lịch sử của Do Thái, cho tới sau thế chiến thứ hai, được trở về lập quốc, chữ Diaspora chỉ người Do Thái sống bên ngoài lãnh thổ Palestine và bây giờ là Israel (Theo Encarta ® 97 Encyclopedia).
Diaspora còn có nghĩa là một nhóm người sống rải rác bên ngoài lãnh thổ của mình (World Book History).
Tập tài liệu "UMass Boston Program Plan" định nghĩa "Diaspora" khác với "Immigration" vì "Diasporra" là những người bị lịch sử ngược đãi, có lòng mong đợi ngày hồi hương, và không gì có thể thay thế được sự ngự trị của quê hương cũ trong tâm hồn họ.
(ReConstructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora, p 4). Hoàn cảnh chính trị của người Do Thái ngày xưa và của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ngày nay không khác nhau. Do đó, chữ "Vietnamese Diaspora" contextually và semantically phải dịch là "cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản" vì trên 99% người Việt sống ở nước ngoài ngày nay là người tỵ nạn Cộng sản. Hoa Kỳ cũng như toàn bộ các quốc gia khác của thế giới tự do, sau sự kiện tháng Tư 1975, đã đón nhận người Việt Nam vào quốc gia của họ dưới danh nghĩa "tỵ Nạn Chánh Trị hay là 1. “Diaspora”.
Nếu dịch như UMass Boston là "người Việt sống ở nước ngoài", người đọc có thể hiểu là những công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam họ cũng đang sống ở nước ngoài, và vào cuối thế kỷ 20, không hề có cuộc ra đi ồ ạt và vĩ đại nhất trong lịch sử tỵ nạn và đấu tranh của nhân loại. Như vậy là chương trình đã đi ra ngoài mục đích tài trợ của Rockefeller Foundation - nghiên cứu về nền văn học của cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, một nền văn học rất đa dạng và hoàn toàn khác biệt với nền văn học trong nước. Văn học hải ngoại thực chất là văn học VNCH sau hơn một phần tư thế kỷ tiếp xúc trực tiếp với nền văn học phương Tây, và đã có những biến trạng quan trọng cần được nghiên cứu: Dó là mục đích của Rockefeller Foundation khi đứng ra bảo trợ chương trình này.
Cách diễn dịch hoàn toàn sai trái của UMass Boston không thể nào chấp nhận được về mặt dịch thuật, chưa nói tới mặt chá? người Việt
Di sản văn hóa của miền Nam Việt Nam đã được những người tỵ nạn mang ra hải ngoại sau sự kiện lịch sử 1975. Đảng Cộng sản đã thực hiện đồng nhất vể chánh trị và quân sự, nhưng về mặt văn học thì các văn hóa phẩm kể cả âm nhạc của miền nam đã bị gom lại và đốt hết. Việt cộng dùng pháp luật để trừng phạt những ai còn lưu dụng các tác phẩm văn học, âm nhạc của VNCH. Hát nhạc vàng là nhạc của VNCH bị ghép tội "văn hóa đồi trụy" và bị đưa đi tập trung cải tạo. Bài này sẽ trình bày và dẫn chứng WJC/UMB nhìn nền văn học Việt Nam hải ngoại dưới góc độ nào? Và đã đặt nền tảng cho việc thực hiện chương trình nghiên cứu này dưới nhãn quan sát nào?
2. Identity and Place là hai terminologies dùng trong ngành "Nhân Văn Humanities". Nếu hiểu hai chữ này theo nghĩa thông thường của tự điển thì sẽ không dịch được cái nghĩa mà nó bao hàm trong khuôn khổ của chương trình nghiên cứu. Vì Việt Nam, từ thời VNCH cho tới nay, chưa có Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ nên những chữ này rất khó để có sự đồng nhất về cách dịch giữa chúng ta. Trong giai đoạn gần đây, kể từ khi chúng ta phản đối WJC/UMB, đã thấy xuất hiện trên báo chí và "network" nhiều cách dịch khác nhau, mặc dù cách dẫn giải có thể không khác nhiều. Chữ "identity" đã được dịch là "căn cước", "bản sắc", "bản chất", "đặc tính", và trường UMass Boston dùng chữ rất táo bạo là "diện mạo". Chữ "place" được dịch là "nơi cư trú", "nơi sinh sống", "mảnh đất tạm dung", "vị trí", và UMass Boston thì dịch táo bạo hơn là "quê hương". Bài viết này trình bày về ý nghĩa mà "identity" và "place" bao hàm trong khuôn khổ của khoa nhân văn, và được dùng trong chương trình nghiên cứu nà “network”
"Identity" trong cuốn Dreams in the Shadow, Mandy Thomas (Tiến Sĩ Nhân Chủng Học) có bàn về "identity" như “Identity” trong cuốn “Dreams in the Shadow”:
- Identity liên quan tới sự biểu hiện của bản thân, và những định nghĩa về bản thân được gắn liền với không gian (trong khái niệm về thời gian và không gian của sự việc).
- Identity là một quá trình xây dựng và thực hành của bản thân. Các quá trình này không bao giờ hoàn tất và hình thành trong phạm vi của sự biểu hiện.
- Bản chất của Identity là hay thay đổi.
Qua ba khái niệm trên, chữ Identity có thể dịch ra là "đặc trưng", "đặc thù" vì "Identity" chỉ biểu hiện nét đặc biệt nào đó và luôn luôn thay đổi theo điều kiện của không gian. Mỗi người đều có rất nhiều "identities": "identity về học vấn", "identity về nghề nghiệp", "identity về giới tính: bisexuality; homosexuality; heterosexuality" v. v...
Trong một buổi hội thảo về "identity", một cô người Mỹ có chồng là người Na Uy kể một câu chuyện về American identity của cô như sau: trong một khu shopping sang trọng của thủ đô Na Uy, không khí thật là yên tĩnh và trang nghiêm, cô chợt thấy một nhóm du khách người Mỹ rất trẻ, vừa đi vừa đùa giỡn, xô đẩy nhau ồn ào lớn tiếng có vẻ như coi thường người chung quanh. Cô thấy nhiều người nhìn nhóm thanh niên Mỹ đó với con mắt khó chịu. Cô chợt thấy hổ thẹn và cầu xin sao cho những người chung quanh cô sẽ không một ai biết rằng cô là người Mỹ.
Vài ngày sau, khi thăm viếng Viện Vật Lý Na Uy, tại đây đang có một chương trình nghiên cứu do Mỹ bảo trợ. Khi đi vào sảnh đường, cô thấy lá cờ Mỹ được đặt ở một vị trí trang nghiêm trong phòng. Cô thấy rất tự hào rằng mình là người Mỹ, và cô thầm ước mong rằng mọi người sẽ biết cô là người Mỹ. Cô rất sung sướng với cái American identity của cô.
Theo đó thì "Identity" lệ thuộc và thay đổi theo không gian. Do đó, "identity" không thể là bản chất, đặc tính, hay bản sắc và cũng không thể là diện mạo như UMass Boston đã dịch. Diên mạo không thể thay đổi, trong khi đó thì "identity" thay đổi.
"Place:"
Theo Mandy Thomas thì sự xây dựng lại đặc trưng của mình sau khi nhập cư có một ý nghĩa quan trọng về không gian, bởi vì người nhập cư [di dân và tỵ nạn] luôn luôn có cảm tưởng bị lạc lõng cho nên họ cố gắng tạo cho mình một cảm giác dễ chịu trong cái "place" mới của mình như ở quê nhà. Đây chính là quá trình hội nhập vào nền văn hóa mới (acculturation hay là adaptation), trong đó người nhập cư đã mặc nhiên xây dựng lại identity của mình. Qua nhận định này, chữ "place" chỉ nơi mà người tỵ nạn cư trú được gặp điều kiện chánh trị, kinh tế và xã hội thích hợp với sự mong đợi, thì người tỵ nạn sẽ có cảm giác ấm cúng như ở quê cũ.
Một thí dụ khác liên quan đến place: xét “Place”: Theo "identity Thomas thì sự xây dựng" thì khi còn ở trong nước (place: Việt Nam) thì có thể điều kiện chánh trị không cho phép, nên không tham dự lập hội trong công việc xã hội.
Khi "place: Việt Nam" thay đổi thành "place: Hoa Kỳ" thì "identity của phụ nữ Việt Nam" người tỵ nạn vừa được bình đẳng với chồng trong việc phân công trách nhiệm gia đình, ra ngoài xã hội làm việc có income/lợi tức như chồng, khi tham dự công việc xã hội kèm theo điều kiện chính trị trong xã hội đó nhiều hơn là khi còn ở Việt Nam. Sự việc này nhấn mạnh thêm rằng "place"bao hàm nghĩa "nơi cư trú người tỵ nạn có cơ hội và điều kiện hơn khi ở trong nước Việt Nam."..
III. Tuyển nghiên cứu viên:
Chương trình kéo dài ba năm. Năm thứ nhất đặt nền tảng nghiên cứu cho hai năm còn lại (UMass Boston Program Plan, p.2) và chọn bốn học giả để nghiên cứu. Hai từ Hà Nội tới là Ông Hoàng Ngọc Hiến, nguyên là Giám Đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du Hà Nội, trường này của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người thứ hai là Ông Nguyễn Huệ Chi, nguyên là chủ nhiệm Ban Nghiên Cứu và Lý Luận Văn Học thuộc Viện Văn Học Việt Nam tại Hà Nội. Người thứ ba là cô Michele Janette, tiến sĩ Mỹ da trắng, khoảng ngoài 30 tuổi. Người thứ tư là cô Carolin Kiều Linh, người Mỹ gốc Việt, theo gia đình di tản sang Mỹ năm 1975, lúc đó mới có bốn tuổi. Hai cô này viết những vấn đề không quan trọng. Riêng hai học giả Việt cộng thì WJC công bố là sẽ viết những vấn đề sau đây:
"Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu văn phong, chủ đề và các nguồn sáng tác hải ngoại, với sự chú trọng đặc biệt vào tình yêu và sự gắn bó với tổ quốc [Việt Nam].
Ông Nguyễn Huệ Chi sẽ thu thập và phân tích các tác phẩm phê bình về văn hóa cổ của Việt Nam - sự nối tiếp, thay đổi và biến thái trong môi trường hải ngoại". (Thông cáo báo chí của WJC/UMB ngày “Ông Hoàng Ngọc Hiến"
Vì cả Hoàng Ngọc Hiến lẫn Nguyễn Huệ Chi đều là người sống ở Hà Nội, không am hiểu gì về nền văn học và đời sống hải ngoại, ngay cả nền văn học miền nam sau 1954, nên đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi chọn các tác phẩm để nghiên cứu. Hai học giả này không hề phân biệt được tác phẩm nào là tiêu biểu cho tuyệt đại đa số người Việt tỵ nạn, tác phẩm nào chỉ thể hiện quan điểm của một thiểu số không đáng kể, hoặc chỉ là những tiếng nói lẻ loi mà không tiêu biểu cho một khuynh hướng nào ở hải ngoại hết. Sự nhầm lẫn vì không có một chút hiểu biết nào về đời sống thực tế của người Việt hải ngoại đã dẫn đến cách mô tả cực kỳ thê thảm khi Hoàng Ngọc Hiến nhà giáo Việt cộng viết về thế hệ trẻ hải ngoại với lời nhận xét của ông ta xen lẫn vào phần trích dẫn như sau:
"Trong bài thơ Nguyễn Bính của Nguyễn Bá Chung [Giám Đốc chương trình nghiên cứu], hai câu thơ:
"Nửa đời mới biết công danh hão,
Giày cỏ, gươm cùn đến trắng tay."
Có thể hiểu với ý nghĩa thời sự là tác giả mượn thân phận của nhà thơ giang hồ họ Nguyễn để cảm khái tâm trạng vỡ mộng của mình và những chàng trai cùng thế hệ hiện đương long đong nơi đất khách quê người. (Việt Báo Online Mục Lục Lưu Trữ “Trong.
Chỉ cần nêu lên một điểm: Nếu tuổi trẻ hải ngoại mà như vậy, thì lấy đâu ra tiền mà gửi về Việt Nam mỗi năm hàng hai, ba tỷ đô la! Hậu quả của sự lựa chọn nghiên cứu viên một cách "bừa bãi" của WJC/UMB đã dẫn đến kết quả tai hại, chỉ vì người nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản lại là đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản nên mới có nhầm lẫn giống như một người mù, sờ tai con voi rồi mô tả "con voi giống cái quạt". Đoạn trích dưới đây chứng minh rõ ràng Hoàng Ngọc Hiến không hiểu gì về Người Việt hải ngoại đã chọn bừa bãi” của WJC/UMB đã trình bày.
Trong truyện Tật Nguyền của Nguyễn Ý Thuần (16), sau 5 năm ở Mỹ, nhân vật xưng tôi có cảm tưởng chung về trạng thái nhân thế trong cộng đồng người Việt ở Mỹ như sau: Năm năng vật lộn với đủ thứ nghề và lang thang trên những vùng đất xa lạ, tôi đâm ra ngán ngẩm sau khi tiếp xúc với một số cộng đồng tỵ nạn. Hầu hết đều khoác lên người một thứ gì đó - như lớp quần áo giấy - để sống. để khỏi khuất lẫn vào đám đông. Bằng quá khứ cũng có, bằng chức vụ hay bằng cấp. Nhưng tựu trung chỉ nằm trong vòng thỏa mãn tự ái cá nhân hay khỏa lấp mặc cảm. Nói cho cùng, tôi vẫn gặp một số người sống bằng cả tấm lòng. Ở thiểu số này, ranh giới giữa suy nghĩ riêng tư và cuộc sống ở đây hoàn toàn cách biệt. Họ âm thầm thực hiện hoài bảo. Như những đốm lửa lạc loài trong đểm văn minh quá mức. Với họ - những đốm lửa nhỏ nhoi đó - điểm ra đi là nơi trở về (Đọc Văn Học Hải Ngoại của Hoàng Ngọc Hiến do Nguyễn Quốc Trụ giới thiệu và đăng trên Việt Báo Online Mục Lục Lưi trở 7/31/2001).
Đối với chúng ta thì đây chỉ là những mẩu chuyện nói năng lảm nhảm, nhưng những thế hệ sau, khi cần nghiên cứu về chúng ta, sẽ vào các thư viện nghiên cứu và các văn khố để sao lục và dùng những tài liệu NGUYÊN THỦY (PRIMARY SOURCES) như thế này để viết lại và khuếch tán hơn nữa để nói về chúng ta thì quý vị nghĩ sao? Con cháu của chúng ta sẽ nghĩ gì về cha ông chúng? Sẽ nghĩ gì khi biết rằng chúng đả được sinh ra bởi những hạng người như chúng ta (theo cách mô tả của Hoàng Ngọc Hiến như mẩu chuyện trên)? Thật ra không ai trách Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi, người phải chịu trách nhiệm về những sai trái này là WJC/UMB, cơ quan đã mời hai học giả Việt cộng để viết về người tỵ nạn Cộng sản là một đề tài mà họ hoàn toàn không có một sự hiểu biết nào hết.
Sự khờ dại và ngây ngô của Nguyễn Huệ Chi còn buồn thảm hơn nữa. Ông Chi được WJC chỉ định nghiên cứu về cổ văn hải ngoại. Vậy mà Ông Chi cũng nhảy vào giới văn học hiện đại để thực hiện chủ trương hòa hợp văn học mà Hà Nội và WJC đã cấu kết với nhau từ khi viết kế hoạch đề nghị xin ngân khoản của Rockefeller Foundation. Đây là đoạn trích của bài viết của Nguyễn Huệ Chi đăng trong tạp chí Văn Học của Nguyễn Mộng Giác - mộttác giả có sách xuất bản tại Việt Nam.
... thì đông đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mải mê ghi lại vô vàn cảnh ngộ lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách đặt câu xếp chữ tân kỳ, cách ẩn dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ, chủ động lên tiếng hợp lưu để cùng với dòng văn học đổi mới từ trong nước hợp chung thành một dòng văn học Việt có trong, có ngoài trong sự cảm thông giữa những người cầm bút (Văn Học, số 184, thán tiếng "hợp lưu" để...
Trước khi sang Mỹ, Hoàng Ngọc Hiến đã thận trọng dùng quyền lực của Đảng và nhà nước, dạy các thế hệ cầm bút phải viết những gì và viết như thế nào để duy trì nền tảng triết học duy vật và thực hiện lời dạy của "Hồ Chủ Tịch". Ông Hiến đã xuất bản cuốn sách nhan đề: "VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN" dày 277 trang, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội phát hành năm 1999, liền trước khi sang Mỹ để nghiên cứu về nền văn học hải ngoại. Ra hải ngoại thì hai học giả "cò mồi" này lại lớn tiếng kêu gọi hải ngoại hòa hợp với nền văn học đổi mới ở trong nước. Học giả cộng sản cũng không thoát khỏi bản chất lừa bịp của chế độ. Ba đoạn trích sau đây chứng minh hai học giả này là ai và họ đã lừa bịp trắng trợn như thế nà thực
1. Cứ như Hồ chủ tịch trình bày về mục đích viết của mình thì mục tiêu của người nghệ sĩ cách mạng trước hết phải hướng về sự cải tạo cách mạng xã hội, mục tiêu đó phải trở thành nguyện vọng thiết tha, ham muốn tột bậc của người nghệ sĩ (Văn Học và Học Văn nguyện vọng thiết).
2. Văn học là sự phản ảnh thực tế. Tìm hiểu quan điểm tiếp cận thực tế của Hồ chủ tịch có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn quan điểm tiếp cận văn học của người. (Văn Học và Học Văn, trang 11)
3. Văn học xã hội lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở triết học (Văn Học và Học Văn, trang 13)
Như vậy mà Kevin đã trả lời phỏng vấn của báo The Boston Globe ngày 26-10-2000, rằng nếu họ [Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi] là những học giả trực tiếp với đường lối của đảng, thì Kevin đã không mời họ. Như vậy Kevin không hiểu gì về Hoàng Ngọc Hiến hay là Kevin cố tình lường gạt dư luận? Thái độ của WJC/UMB đối với việc thực hiện chương trình nghiên cứu về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản như thế nào, chọn ai để viết chương trình này, đã bộc lộ rõ ràng trong đoạn trích dưới đây.
... trong toàn bộ tập "Grant Proposal", không hề có một chữ nào nói tới việc dự tính mời các nhà văn và bộ tập “Grant Proposal".
"Trong suốt ba năm[của chương trình Rockefeller] chúng tôi chủ trương kết hợp càng nhiều càng tốt, các chương trình đang thực hiện với các nhà văn và các học giã từ Việt Nam tới với chương trình Rockefeller và tìm kiếm các phương tiện thích hợp để xuất bản và phổ biến những bài viết, những phản ảnh của các học giả này trên báo chí, và các phương tiện điện tử ở khắp nơi" Trong suốt ba năm[của chương trình
Một hành động rất "ngộ nghĩnh" một cách trái thường là trong tập "UMass Boston Program Plan" WJC/UMB mời Ngụy Ngữ từ Hà Nội sang Mỹ và giới thiệu Ngụy Ngữ là tiêu biểu của QLVNCH. Trên thực tế thì Ngụy Ngữ là một chuẩn úy thuộc QLVNCH đã đào ngũ theo Cộng sản và đang phục vụ trong guồng máy tuyên truyền của Hà Nội. Khi WJC/UMB mời đại tá Lê Lựu, một nhà văn "lỗi lạc" (nguyên văn) của quân đội Cộng sản sang Mỹ, và WJC/UMB muốn có một nhà văn của QLVNCH cùng hiện diện với Lê Lựu nên đã gắn danh hiệu QLVNCH cho Ngụy Ngữ, để cùng hiện diện với Lê Lựu cho có đủ màu sắc của cả hai miền Nam và Bắc. Đoạn trích dưới đây vạch rõ thái độ rất "hài hức" rất quái dị
Trung tâm (WJC) đã bảo trợ cho việc trao đổi các nhà văn, nghệ sĩ, học giả và giáo giới của Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1987, khi đó còn ít cơ quan lưu tâm tới Việt Nam - với cuộc thăm viếng lịch sử của Lê Lựu, [nhà văn quân đội Cộng sản cấp đại tá] và Ngụy Ngữ [chuẩn úy QLVNCH, dào ngũ theo CS], hai nhà văn quân đội lỗi lạc của miền Bắc và miền Nam, thuộc Quân Đội Nhân Dân và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa... (UMass Boston Program Plan, p. 7)
Đây rõ ràng là WJC/UMB đang làm trò "quỷ thuật" chứ không phải là nghiên cứu đại học (Academic research)! Tại sao WJC/UMB không mời một nhà văn quân đội thực sự là quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đang sống tại Hoa Kỳ và đang kêu gọi WJC cho giới viết văn hải ngoại được tham gia hội luận quốc tế hàng năm do WJC tổ chức với tư cách là hậu quả chiến tranh Việt Nam, vì WJC/UMB chỉ mời có CSVN mà thôi.
Một mặt:
- WJC làm ngơ trước lời kêu gọi của giới viết văn hải ngoại thuộc QLVNCH,
mặt khác:
- WJC đem Cộng sản từ Hà Nội qua và giới thiệu là nhà văn quân đội thuộc QLVNCH!
Thật không còn có một trò lừa bịp nào trắng trợn hơn hành động này quỷ thuật chứ!
Còn một vấn đề quan trọng trong chương trình này chưa được nêu ra, nhưng vì khuôn khổ của một bài viết trong tạp chí không thể dài hơn được nữa.
Nghiên cứu về việc làm của WJC/UMB mà chưa xét tới phần "Tiểu Luận về Khái niệm về chương trình Học Bổng Nhân Văn của Rockefeller Foundation" của WJC/UMB thì chưa thấy được nền tảng triết lý của chương trình này như thế nào. Do đó chưa thấy được những âm mưu đen tối của WJC/UMB khi dự trù xin ngân khoản để thực hiện chương trình nghiên cứu này nhằm mục đích xóa sạch tội ác chánh trị của Việt cộng trước sự phán xét của lịch sử.
MẶT TRÁI CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN VĂN ROCKEFELLER
Rockefeller Foundation tài trợ $250,000 cho UMass Boston để thực hiện một chương trình nghiên cứu mang tên: "Tái Xây Dựng Đặc Trưng và Nơi Cư Trú của Người Việt Tỵ Nạn Trên Khắp Thế Giới". Chương trình kéo dài ba năm và năm thứ nhất sẽ đặt nền tảng cho sự triển khai của hai năm còn lại. (UMass Boston Program Plan, trang 2) vì vậy năm thứ nhất có tầm quan trọng trọng hơn và có ý nghĩa quyết định cho toàn bộ chương trình, và đã được thực hiện xong bởi hai học giả của đảng Cộng sản là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi.
- Hoàng Ngọc Hiến nguyên là giám đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du Hà Nội. Khác với chúng ta ở đây, những nhà văn có uy tín ở Việt Nam phải là những người xuất thân ở trường này vì đây là trường Đảng.
- Nguyễn Huệ Chi là chủ nhiệm Ban nghiên cứu và lý luận văn học của Viện Văn Học Việt Nam tại Hà Nội. Tiến sĩ Kevin Bowen khẳng định rằng chỉ có một mình Hiến là đảng viên thôi. Chúng ta không thể nào thẩm tra được lời nói này. Tuy nhiên, đây là một kinh nghiệm về thủ đoạn của Việt Cộng.
Nguyễn Huệ Chi ngồi ở ghế CHỦ NHIỆM ỦY BAN NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN VĂN HỌC là vị trí chủ chốt của guồng máy khống chế tư tưởng của cả nước mà lại không phải là đảng viên thì thật là buồn cười.
Trước đây, tại Hội Nghị Paris năm 1972, khi báo chí Pháp hỏi bà Nguyễn Thị Bình về Đảng Tịch, hay nói nôm na là bà có phải là đảng viên đảng cộng sản không, thì bà Bình thề sống thề chết rằng bà không phải là đảng viên, và bà còn đưa ra nhiều lý luận để bảo đảm bảo lời đã nói. Nhưng mới đây, khoảng hai, ba năm trước, báo chí ở trong nước và cả các hệ thống thông tin khác cũng đều loan báo là bà Nguyễn Thị Bình đã được trao tặng huy chương cao nhất nhân dịp kỷ niệm 40 năm tuổi đảng của bà.
Đem hai viên chức cao cấp trong guồng máy tuyên truyền của nhà nước cộng sản Việt Nam sang Mỹ để MÔ TẢ người Việt tỵ nạn cộng sản là một nghịch lý chưa từng thấy trong lịch sử văn học của thế giới. Bản thông cáo báo chí của WJC/UMass Boston đề ngày 15-4-2000 đã xác định:
"Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu về văn phong, chủ đề, các nguồn viết văn hải ngoại với sự chú trọng đặc biệt vào lòng yêu nước và sự gắn bó với tổ quốc [Việt Nam] của “Ông Hoàng Ngọc Hiến sẽ nghiên cứu về văn phong,"
Đã hơn một năm qua, đồng bào ta đã liên tục đấu tranh để bảo vệ phẩm giá của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Chúng ta cương quyết không cho WJC/UMass Boston thực hiện mưu đồ đen tối của họ. Tài liệu do UMass Boston viết để xin ngân khoản của Rockefeller Foundation cho thấy rằng Hà Nội đã trực tiếp chi phối chương trình nghiên cứu này từ khi còn trong trứng nước. Đoạn trích sau đây nói rõ vấn đề này:
Mới đây các học giả ở Việt Nam cũng bắt đầu chú ý tới cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Ngoài việc đánh giá tiềm lực kinh tế trong nước - do bởi ưu tiên tối hậu dành cho việc tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá, và vì lập trường chống đối chính phủ một cách gay gắt của nhiều người tỵ nạn sống trong cộng đồng hải ngoại. Nhưng tình hình đang thay đổi... (Re-constructing identity and Place in the Vietnamese diaspora, p.4)
Bọn cộng sản Hà Nội nhận định rằng tinh thần chống Cộng của đồng bào hải ngoại đang thay đổi có lợi cho bọn chúng, nên chúng đã cấu kết với WJC/UMass Boston để dựng lên cái gọi là HÒA HỢP giữa người tỵ nạn cộng sản với cộng sản Hà Nội. Đoạn trích sau đây để lộ âm mưu của chúng:
... đồng thời cũng nối những nhịp cầu nhận thức và tập quán với ngành Việt Nam Học [của UMass Boston] nhằm thiếp lập những hinh thức linh hoạt để giải thích những thựctế phức tạp trong nhiều mối quan hệ tình cảm của người Việt lưu vong và tạo ra những khả năng hòa hợp không những giữa người Việt lưu vong và tổ quốc của họ, mà còn.... (Re-Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora, trang 4).
Tập tài liệu xin ngân khoản được viết bởi một nhóm tiến sĩ của trường UMass Boston, nhưng thật tình không ai có thể hiểu tại sao họ lại có thể nặn ra một kế hoạch để phản lại sự hiểu biết căn bản và tối thiểu về việc nghiên cứu văn học. Những ai đã từng biết sơ qua về việc nghiên cứu đều hiểu rằng: Nghiên cứu là tìm ra sự thật nhằm trả lời câu hỏi được đặt ra cho chương trình nghiên cứu. Ở đây câu hỏi là:
"ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI TỴ NẠN".
Nhưng UMass Boston KHÔNG TRẢ LỜI CÂU HỎI MÀ LẠI "TẠO RA NHỮNG KHẢ NĂNG HÒA HỢP", một khi đã cố tạo ra một cái gì đó trong quá trình nghiên cứu thì chương trình này không còn mang tính chất nghiên cứu nữa. Đây hiển nhiên là UMass Boston đang âm mưu thực hiện một kế hoạch HÒA HỢP của Cộng sản Hà Nội.
Mở một chương trình nghiên cứu về cộng đồng tỵ nạn Cộng sản, UMass Boston chỉ nói tới việc mời các học giả cộng sản từ Việt Nam, mà không có một lời nào về học giả tỵ nạn cộng sản. Như vậy làm sao chương trình này có thể phản ảnh trung thực về đời sống của cộng đồng người Việt tỵ nạn? Đoạn trích sau đây để lộ âm mưu của UMass Boston:
"Trong suốt ba năm [của chương trình Rockefeller nghiên cứu về người Việt lưu vong], chúng tôi chủ trương kết hợp càng nhiều càng tốt, các chương trình đang thực hiện với các nhà văn và các học giả từ Việt Nam tới với chương trình Rockefeller và tìm kiếm các phương tiện thích hợp để xuất bản và phổ biến những bài viết, những phản ảnh của các học giả này trên báo chí, và các phương tiện điện tử ở khắp nơ “Trong" suốt ba năm [của chương trình].
Khi nguồn tin về vụ WJC được phát giác, các tổ chức Cộng Đồng tại khắp nơi, các đoàn thể và rất nhiều cá nhân, trong đó có nhiều người Mỹ đã gửi kháng thư ồ ạt về Rockefeller Foundation (nơi cung cấp tiền cho chương trình nghiên cứu này), viện trưởng viện đại học UMass Boston và WJC.
Trong giai đoạn này có hai sự kiện đáng chú ý là:
1/ Cuộc họp giữa phái đoàn đại biểu của Cộng Đồng Việt Nam tại Massachusetts và WJC vào ngày 14-8-2000 nhằm đề nghị WJC phổ biến chương trình của họ để các
học giả, nhà văn Việt Nam tại Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới có thể tham dự, vì chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản mà lại đem Cộng sản từ Việt Nam qua để viết thì không thể chấp nhận được. Nhưng cuộc họp đã thất bại vì thái độ ngoan cố và ngạo mạn của WJC/UMass Boston.
2/ Cộng Đồng Người Việt tại Massachusetts đã tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 26-10-2000 gồm khoảng 300 đồng bào tham dự. Báo chí Mỹ, đài truyền hình Boston, và Fox News đã loan tin này. Nhưng chẳng những WJC tiếp tục làm ngơ mà còn cho một người Việt Nam mang danh nghĩa tỵ nạn và đang làm việc cho WJC viết những bài biện bạch đưa lên mạng lưới với những lời lẽ láo xược.
Trước tình cảnh quá đáng đó, một nhóm gồm 12 người là các ông:
1. Ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ trước 1975
2. Ông Nguyễn Tú, ký giả đã từng viết cho tờ Chính Luận tại Saigon
3. Cô Theresa Vương Ý Như, Tiến Sĩ, Giáo Sư Đại Học tại Philadelphia
4. Ông Nguyễn Đạt Thịnh, nhà văn quân đội, nguyên trung tá QLVNCH
5. Ông Lê Phước Sang, Tiến Sĩ, nguyên Thượng Nghị Sĩ và Viện Trưởng Viện Đại Học Hòa Hảo tại An Giang
6. Ông Nguyễn Tường Bá, Luật Sư, nguyên Tổng thư Ký Luật Sư Đoàn của VNCH trước 1975
7. Ông Trần Minh Xuân, nguyên giáo sư Đại học tại Việt Nam
8. Nhà văn Phan Nhật Nam, nguyên sĩ quan thuộc binh chủng nhảy dù
9. Ông Lê Thanh Quang, chủ nhiệm nhật báo Thời Mới tại Philadelphia
10. Ông Nguyễn Thanh Liêm, tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên.
11. Ông Nguyễn Văn Chức, nguyên Luật Sư Tòa Thương Thẩm Sài Gòn, nguyên Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Định chế Thượng Viện VNCH, nguyên Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
12. Ông Nguyễn Hữu Luyện, nguyên là sinh viên Cao Học tại UMass Boston đã đứng đơn dùng tố quyền tập thể (class action) để khởi tố WJC/UMass Boston, và tới nay thì đơn khởi tố đã lên tới tòa thượng thẩm của tiểu bang Massachusetts.
Khi Việt cộng kêu gọi hòa hợp là lúc chúng đang muốn cho người quốc gia đút đầu vào cái thòng lọng của chúng. Cộng sản Hà Nội đang âm mưu tạo ra một hình thức HÒA HỢP VĂN HỌC để hậu thế nghĩ rằng không có vấn đề tỵ nạn cộng sản ở thế kỷ 20, để rửa sạch tội ác của chúng trước sự phán xét của lịch sử. Trước 1975, Việt cộng kêu gọi HÒA HỢP DÂN TỘC để làm suy yếu tinh thần chống cộng của người dân miền Nam. Nhưng sau 1975, chính những người đã buông súng để mong HÒA HỢP đã bị Việt cộng đưa vào nhà tù từ 10 tới 20 năm.
Chính Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi đang đóng vai trò HAI MẶT TRÁI NGƯỢC NHAU. Ở trong nước thì hai người này dùng quyền lực của Đảng và nhà nước để thúc ép giới việt văn duy trì triết lý DUY VẬT BIỆN CHỨNG, và viết theo lời dạy của "Hồ chủ tịch". Nhưng khi ra hải ngoại thì rêu rao về cái gọi là nền văn học đổi mới, và kêu gọi nền văn học của người Việt tỵ nạn cộng sản HÒA HỢP với cái gọi là văn học dân tộc của chúng. Một khi đã hòa hợp với bọn cộng sản Hà Nội rồi thì còn đâu là tư cách tỵ nạn cộng sản của đồng bào ta nữa? Như vậy chúng ta lấy gì để giải thích cho con cháu chúng ta hiểu vì sao chúng lại sinh ra trên mảnh đất này? Lấy gì để giải thích về nguyên nhân của sự ra đi trong muôn ngàn đau đớn, hiểm nghèo và thống khổ của ba triệu người Việt sau này theo
Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản cương quyết ngăn chặn bàn tay tội ác của WJC/UMass Boston bởi vì hòa hợp với cộng sản Hà Nội có nghĩa là phản bội hơn nửa triệu sinh linh đã chết trên biển cả, phản bội hàng chục ngàn thường dân đã chết trong cuộc thảm sát tết Mậu thân, và các cuộc thảm sát trên nhìn từ điểm đầu thế kỷ XXI (3-34) của Nguyễn Huệ Chi. Đoạn trích sau đây cho thấy ông Nguyễn Huệ Chi đã thủ vai trò như WJC/UMass Boston đã nêu lên trong UMass Boston Plan là tạo khả năng HÒA HỢP giữa văn học quốc nội và văn học hải ngoại như thế nào
... thì đông đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mải mê ghi lại vô vàn cảnh ngộ lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách đặt câu xếp chữ tân kỳ, cách ẩn dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ, chủ động lên tiếng "hợp lưu" để cùng với dòng văn học đổi mới từ trong nước "hợp chung thành một dòng văn học Việt có trong, có ngoài trong sự cảm thông giữa những người cầm bút" (Văn tiếng? hợp lưu? để cùng...
TÓM LƯỢC VỤ KIỆN WJC/UMASS BOSTON
Thủ tục "hành chánh" của vụ án WJC/UMass Boston đã xong, có nghĩa là MCAD đã kết thúc giai
đoạn điều tra. MCAD (Massachusetts Commission Against Discrimination) là chữ viết tắt của HỘI ĐỒNG BÀI TRỪ KỲ THỊ của tiểu bang Massachusetts.
HỘI ĐỒNG XÁC NHẬN KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ KỲ THỊ trong vụ án này. Tuy gọi là điềutra,
nhưng sự thật th Thủ hội đồng chỉ căn cứ vào lời khai của hai bên nguyên
và bị để ra quyết định mà không hề điều tra để xác định xem lời khai là
thực hay gian. Chúng ta đã có đủ chứng cớ về lời khai gian của WJC/
UMass Boston. Theo luật thì chỉ sau khi Hội Đồng tuyên bố quyết định,
thì bên nguyên đơn mới được phép đệ đơn khởi tố vào tòa án. Luật sư
Keane nói rằng quyết định của MCAD hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sự
xét xử của tòa án. Nhưng theo thủ tục tố tụng, thì những vụ án nào liên
quan tới vấn đề kỳ thị thì phải qua Hội Đồng này.
Ngày 28-09-2001, Luật sư James P. Keane & Alice J. Klein đã đưa vụ án này ra trước Tòa Thượng Thẩm (Superior Court) của tiểu bang Massachusetts. Đồng thời cũng đệ đơn lên Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp của tiểu bang Massachusetts để xin mở cuộc điều tra về hành động vi phạm luật pháp của WJC/UMass Boston. Nội dung đơn xin mở cuộc điều tra như sau:
Đầu năm 2000, WJC/UMass Boston bổ nhiệm hai người cộng sản vào chương trình nghiên cứu do Rockefeller Foundation tài trợ. Sự bổ nhiệm này là một vi phạm rõ ràng vào Luật của tiểu bang Massachusetts, chương 264, đoạn 20. Đính kèm đây là một bài của báo Far Eastern Economic Review, số ra ngày 30 tháng 9, 2000, trong đó Kevin Bowen, Giám đốc WJC nhìn nhận rằng một trong hai người đã bổ nhiệm là đảng viên đảng cộng sản. Bộ luật của tiểu bang Massachusetts đã xác định rõ ràng rằng 一 đảng cộng sản đã được công bố là một tổ chức có tính cách lật đổ và gây bạo loạn, do đó cấm gia nhập đảng (membership prohibited) và cấm thuê mướn các đảng viên (appointment to employment prohibited) chiếu theo bộ luật M.G.L. a. ch. 264, sec.16 A, 17, 19 et al.
Trong đơn xin điều tra về hành vi phạm pháp của WJC/UMass Boston, Luật sư Keane có đưa ra một bằng chứng về tư cách đảng viên đảng Cộng sản của Hoàng Ngọc Hiến. Bằng chứng này là ba đoạn trích dẫn lấy từ cuốn sách VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN của Hoàng Ngọc Hiến, xuất bản năm 1999, ngay trước khi ông được WJC/UMass Boston mời sang Mỹ để viết về cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Ông Hiến nguyên là Giám Đốc trường dạy viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội. Đó là trường của Đảng.
Về phía các luật sư của chúng ta thì tôi nhận thấy rõ là từ sau ngày Đại Hội Yểm Trợ Vụ Kiện WJC/UMass Boston, vào ngày 26-8-2001 tại Boston, cả ba vị luật sư đang phụ trách vụ án này đều tỏ ra rất phấn khởi. Trong cuộc họp báo tại văn phòng của Luật Sư Keane, các báo chí, truyền hình và radio từ các tiểu bang về đông đến nỗi chỉ có một nửa đứng trong phòng họp, còn một nửa phải đứng ngoài, và có cả tờ The Boston Globe là tờ báo lớn nhất của tiểu bang Massachusetts cũng tới dự. Sau buổi họp báo đó thì văn phòng này mới thấy rõ là họ đang biện hộ cho cả ba triệu người tỵ nạn.
Khi chuyển vụ án này ra tòa thượng thẩm, tôi có nói với Luật Sư Keane rằng nếu ông thấy cần thiết, ông hãy mời những luật sư nào nổi tiếng nhất nước Mỹ để phụ giúp ông. Chúng tôi có ba triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn Việt cộng mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thể để con cháu chúng tôi nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng. Ba triệu người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra $1 là chúng tôi có thừa tiền để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào vì tuy gặp khó khăn vì thế lực của trường UMass Boston rất mạnh tại tiểu bang Massachusetts, nhưng chúng tôi cũng vẫn tin tưởng vào luật pháp Hoa Kỳ. Luật Sư Keane trả lời tôi rằng ông không cần bất cứ một ai khác.
Khi tôi hỏi về thời gian chờ đợi xét xử, thì Luật Sư Keane cho biết trong vòng một năm. Tôi nhấn mạnh (insist) rằng thời gian là một yếu tố hoàn toàn bất lợi cho cộng đồng người Việt. Chúng tôi đã bị ghìm ở trong Hội Đồng bài trừ kỳ thị mất một năm rồi. Còn hai năm nửa, nếu chương trình nghiên cứu của UMass Boston làm xong, và khi họ đã công bố và cho xuất bản rồi thì dù có án lệnh của tòa án cũng không thâu hồi lại được. Như vậy trong lúc chờ đợi xét xử, chúng ta có đủ bằng chứng về sự gian lận và phạm pháp của trường UMass Boston rồi thì có thể xin án lệnh đình chỉ việc nghiên cứu để chờ phán quyết của tòa án được không?
Luật sư Keane trả lời rằng chỉ khi nào ra trước tòa, sau khi đã trình bày rõ mọi vấn đề thì mới xin tòa đình chỉ chương trình để đợi án lệnh thì mới được. Chưa có phiên xử thì không thể làm gì được hết. Tôi nhấn mạnh vào thời gian chờ xét xử để nhờ Luật Sư Keane SPEED UP ngày xử bằng tất cả những biện pháp chuyên môn mà ông có thể làm được. Luật Sư Keane hứa sẽ thúc đẩy việc xét xử trong vòng sáu tháng, và khuyên tôi không nên nóng nảy quá, để ông ấy lo, và nhờ tôi nói lại với đồng bào là ông ấy rất thông cảm với cộng đồng người Việt vì ngày xưa ông ấy đã sang Việt Nam chiến đấu rồi...
– –
|
Mỗi lần biên chế là mỗi lần trại phá bỏ những khuôn sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất của tù gây dựng được trong những tháng ngày qua. Đội mới, chỗ mới, bạn mới. Cái thân quen vừa tạo lập đã mất đi. Chủ trương của trại tù là luôn luôn bắt tù nhân ăn ở trong một tình trạng tạm thời, nghi ngờ, bất trắc.
==============================
"Identity" trong cuốn Dreams in the Shadow, Mandy Thomas (Tiến Sĩ Nhân Chủng Học) có bàn về "identity" như “Identity” trong cuốn “Dreams in the Shadow”:
- Identity liên quan tới sự biểu hiện của bản thân, và những định nghĩa về bản thân được gắn liền với không gian (trong khái niệm về thời gian và không gian của sự việc).
- Identity là một quá trình xây dựng và thực hành của bản thân. Các quá trình này không bao giờ hoàn tất và hình thành trong phạm vi của sự biểu hiện.
- Bản chất của Identity là hay thay đổi.
Qua ba khái niệm trên, chữ Identity có thể dịch ra là "đặc trưng", "đặc thù" vì "Identity" chỉ biểu hiện nét đặc biệt nào đó và luôn luôn thay đổi theo điều kiện của không gian. Mỗi người đều có rất nhiều "identities": "identity về học vấn", "identity về nghề nghiệp", "identity về giới tính: bisexuality; homosexuality; heterosexuality" v. v...
==============================
Chu/Sở 楚 LÀ VIỆT 越... và là Văn-Lang
Phải! Sử Ký Tư Mã Thiên ghi rõ Sở và Việt đồng tông đồng tộc, ngày xưa là ngôn ngữ giống nhau, sau nầy thì còn giống nhau 1/2 (phân nửa).
Ngày nay tiếng Quan-Thoại đã chiếm lĩnh vùng đất Sở, nhưng vẫn còn nhiều từ ngữ cổ Việt được dùng, và đối chiếu với tiếng Việt bên Ngô-Việt và Mân-Việt là giống nhau, và dĩ nhiên có từ ngữ cũng giống như tiếng Việt-Nam.
Cổ sử Trung Hoa dùng chữ “người Kinh” để nói đến dân tộc Sở và một số dân tộc phía nam sông Hoàng Hà.
Văn Hóa Sở có thời xưng mình là Shan 商 -Thương, Ân Thương 殷商 Âu-Nhân 甌 人 (Âu-Nhân chỉ là phiên âm, Âu-Nhân 甌 人= Ân, tức là Ân Thương) rồi xưng là Sở 楚.
Sở là một quốc gia rộng lớn, văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ và văn minh Sở tiến bộ rất sớm, đã tồn tại và ảnh hưởng bao trùm nhiều nơi, "Sử Ký" chép rằng Vua Sở Chúc Hùng 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương Nhà CHU.
- Sở còn có nhiều tên gọi của Đất Sở, Nước Sở, Người Sở, do cách phiên âm khác nhau của chữ "Sở" thành ra nhiều chữ sở. Phiên âm là một hình thức dùng chữ đã có rồi để diễn đạt chữ chưa có của tiếng nói, ví dụ cụ thể là cho đến ngày nay thì rất nhiều tiếng Việt vùng Quảng-Đông và 20% tiếng Mân-Việt / Triều-châu còn chưa có chữ viết.
Sở còn gọi là Kinh, Kinh Sơ, Cửu Khuẩn, Kinh Man, và một số tên khác cũng trong phạm vi SỞ.
- Còn gọi là Si-Vưu, là Triều-Ca, Thương Ngô, Cứ Âu.
- Còn gọi là Phù Dung Quốc, Dương Việt.
- Còn gọi là Cộng Nhân, Quỉ Phương, Cổ Muội.
- Còn gọi là Việt-Khu.
- Phạm vi của Sở gồm phần đất ngày nay thuộc:
Các tỉnh 湖南Hồ Nam、湖北Hồ Bắc、重庆Trùng Khánh、河南Hà Nam、安徽 An Huy、江苏Giang Tô、江西 Giang Tây v. v... và các bộ tộc "Cửu-Lê 九黎".
***Giải mã bí mật cổ sử Sở bằng tiếng Việt ***
- Sở 楚: Chữ xưa là tượng hình, chữ Sở gồm hai cây (Chữ Lâm 林 phía trên gồm hai chữ mộc 木) và phía dưới là dây leo quấn hai chân cây 疋 = Sơ (chữ Sơ 疋 bộ tẩu) phát âm theo Tiếng Quan Thoại (Mandarin) là Chsùa, tiếng Mân-Việt là chsó, tiếng Việt-Quảng-Châu, Phiên Ngung là chsỏ; đúng ra thì phải đọc phát âm là "Sở " theo chiếc tự của Sơ-Lâm, nhưng lại có một cách đọc phát âm là: "Trầu", và dấu tích của âm đọc là Trầu còn lưu lại quá nhiều...
Chữ Si-vưu chính là phiên âm của chữ Trầu: Si-Vưu = 蚩尤, bởi vì Si-Vưu vô nghĩa, Si-Vưu chỉ là phiên âm, và đánh vần phiên âm là ra chữ Trầu mới là "có nghĩa" và "đúng nghĩa" với chữ tượng hình đã thể hiện, nếu như phiên âm đánh vần là "Sưu" hoặc "Sừu" thì lại vô nghĩa, nhưng dân vùng Phiên Ngung ở Quảng Châu ngày nay vẫn đọc 蚩尤 là Chsia-Dầu, Chsia-ầu-Chsầu, tức là thật ra là "Trầu"
(Đọc theo tiếng Việt chuẩn là giọng nói của Miền Bắc thì TR phát âm như là CH, "Trầu" là "Chầu") và đã có một âm Sơ-Lâm là Sở thì mới đúng Chữ 楚 đã vẽ hình dây Trầu quấn trên cây, bởi vì xét về thực vật: dây trầu quấn cây cau là đúng nhất cho chữ Sở, và khi cổ sử nói về Si-Vưu / Chsia-Dầu là luôn nói về Si-Vưu ở vùng đất Sở.
CHƯA CÓ AI PHÂN TÍCH THEO KIỂU NẦY, VÌ:
Theo tài liệu sử thì Sở là Việt, cho nên tôi thử dùng các "phương ngôn: "Việt" để giải mã những điều khó hiểu, và đây là một lối suy luận hữu lý, chứ không có tài liệu sử sách để dẫn chứng, đúng hay sai? Thời gian và sự tiến bộ trong việc tập trung tài liệu của nhiều người nghiên cứu sẽ kiểm chứng lập luận của tôi và sẽ có câu trả lời...
- Vậy Si-Vưu theo cổ Việt - Nhã ngữ là Chsén-Dầu, đó là phiên âm Chs-ầu.
=> chsầu=Trầu; Si-Vưu = 蚩尤 = Trầu.
Tương tợ Chsầu, chsỏ, chsó, chsùa, tsù... viết là: 楚
... Sở là Việt, mà lại dính líu với chữ "Trầu"?
Đúng vậy! Người Việt Nam và người Đài Loan ngày nay vẫn còn rất nhiều người ăn Trầu, và là một đặc điểm hiếm hoi của nhân loại.
(Ngoài ra: Người Mèo 苗 tôn Si-Vưu là thần "Thái tổ", và gọi là "txiv -yawg"... đọc nhanh cũng đúng là một dạng của âm chữ TRẦU...
Đây là một đặc tính Bách Việt mà ngày nay người ta còn chưa hiểu hết. Nghĩa là ngày xưa Sở hay Việt -Trầu đã thống lãnh hàng trăm bộ tộc "Bách–Việt.").
- Theo Khảo cứu của tôi thì Si-Vưu.
Ở nước Sở và chính là Sở, vì bản thân chữ Si-Vưu đã là "Trầu" là "Sở" như phân tích... Nhưng có quá nhiều thuyết, nhiều đến mức kinh-hoàng cho những người khảo cứu đầy đủ, có thuyết tôn Si-Vưu và Viêm Đế là một, có thuyết: Si-Vưu và Viêm Đế là hai đế khác nhau, có thuyết Si-Vưu là Quan dưới quyền Viêm Đế v. v...
- Xin trích một đoạn chữ Cổ-Việt / Hoa nói về Si-Vưu có liên quan đến Cửu Lê: 蚩尤為首的九黎族 = Si vưu vi thủ đích Cửu Lê tộc, có quá nhiều truyền thuyết nói về Si-Vưu, có thuyết nói Si-Vưu ở tây, có thuyết nói ở đông, có thuyết nói ở nam với người Mèo / Hmong, có thuyết nói ở Bắc như người Korea có quyển sách 《Hằng Đàn Cổ ký - 桓檀古記》 -(환단고기)nói rằng Si-Vưu là Vua ở Bán Đảo Triều Tiên; nhưng, chú ý: Si-Vưu được tôn làm "Chiến Thần" nên nhiều người tranh dành... cũng phải!
Và quý vị thích nghiên cứu sử cần chú ý điều nầy: phiên-âm chữ "Cửu- lê" sẽ ra chữ "kỳ", phiên âm chữ "Giao-Chỉ" hay "cao-chỳ" sẽ ra chữ "kỳ", và đặc biệt là Cửu-Lê lại rất giống... gần như 100 phần trăm với "Cao-Lệ -高麗 - Korea", và cũng có tài liệu Korea liên quan đến Bách Việt, ngày nay các bạn trẻ người Việt khi học tiếng Hàn Quốc - Korea sẽ không lạ gì các chữ "Han kok" là Hàn Quốc, "huynhdai" là Hiện Đại, "yu Hạc senh" là Du học sinh, tên gọi "Kim Yang" là Kim - Anh, "Dong kun" là Đông Quân v. v...
- Vì theo những khảo cứu vừa được nêu trên thì chữ viết trong sử "Si-Vưu": chẳng qua chỉ là phiên âm chữ "Trầu", mà người ta đã lầm, không dùng tiếng Việt, phủ nhận gốc Việt, không biết hay không đọc là Trầu mà lại đi đọc là Si-Vưu cho nên vô nghĩa, và từ cái vô nghĩa, cái không hiểu nghĩa đã sinh ra ngộ nhận và cho là "Hán Tự - chữ Tàu", rồi thêu dệt truyền thuyết.
Truyền thuyết đã thêu dệt "Ông" Si-Vưu là lãnh tụ rất thiện chiến, khi ra trận biết phun lửa, chặt đầu nầy lại có đầu khác, rõ ràng đó là sự diễn tả Si-Vưu là một tập thể thiện chiến, giỏi trận pháp, dương đông kích tây, du kíck chiến, mai phục v v... và biết dùng hỏa công chứ không phải là một người! Chẳng qua vì sự ngộ nhận của các đời sau phủ nhận gốc Việt hay không hiểu tiếng Việt mà người ta dựng ra một nhân vật như thần tiên vậy!
Ở Trung-Quốc từ xưa và cho đến nay vìngười ta đã tôn thờ "ông" Si-Vưu là "chiến-thần", nên trước khi ra trận đánh giặc là làm lễ cúng bái "Chiến thần" là ông Si-Vưu.
Thật ra... "Chiến Thần" đó phải là nước Trầu và lại là lãnh đạo, là "Vua" của các bộ tộc Cửu - Lê 九黎 – Cửu lê lại vô nghĩa!!!
Theo truyền thuyết thì liên quan đến Cửu lê có đến hàng 100 bộ tộc, thuyết nói 9 bộ tộc là căn cứ theo chữ "Cửu 九", thuyết chánh yếu mà nhiều người tin và trích dẫn nói là có đến 81 bộ tộc- 81 lại là cách dùng 9 x 9... 81 hay hàng 100 bộ tộc thì không thể là "Cửu - 九".
"Cửu -Lê 九黎" chỉ là phiên âm để chỉ hàng trăm bộ tộc ở phía nam có tên gọi là "Kỳ", Sở trong Hoa sử có đất KINH, mà lại có "Trầu" lãnh đạo 九黎 Cửu-Lê là Kỳ.
Sử Việt thì gọi đất Việt là Đất Kinh và Đất Kỳ!
Nghiên cứu mới cho thấy rõ đường thiên di của nhân loại là từ Đông Nam Á tiến lên phía bắc v. v... nếu đánh vần theo giọng Việt Quảng Đông, thì Cửu-Lê là "Cao-chìa" sẽ ra chữ "kỳ"... còn đọc theo "Cửu-Lê" sẽ ra âm "kê" hay "kề", đọc Cửu-Li sẽ ra âm "KY" hay "KỲ", tiếng phổ thông cũng đọc "li" chứ không đọc "lê", về sau thì xuất hiện chữ "Giao Chỉ " mà nếu đánh vần phiên âm cũng là "kỳ", dân thành phố Phiên Ngung ngày nay ở tỉnh Quảng Đông vẫn đọc Giao Chỉ là "Cao-Chĩa / cao chìa", đối chiếu lại thì thấy rõ ràng "Cửu Lê" và "Giao Chỉ" chỉ là một tên có phát âm là "kỳ", và GIAO-CHỈ hay CỬU-LÊ là vô nghĩa, cho đến thế kỷ 21 mà khi tra cứu tự điển Bách Khoa và cổ thư v.v... thì thấy giải thích sở dĩ gọi là "Giao Chỉ" vì dân vùng đó có hai ngón cái của hai bàn chân chìa ra, khi đứng thì giao nhau, nên gọi là Giao Chỉ?
Và lại có cách giải thích khác là dân vùng đó... khi ngủ thì hai chân để chéo chữ thập, hai chân giao nhau nên gọi là giao chỉ .
Cách giải thích như viết truyện thần thoại hay làm phim "khoa học giả tưởng" như vậy mà đã tồn tại trong lịch sử mấy ngàn năm... thì rõ ràng là những người có tâm huyết ở thế kỷ 21 nầy nên phải bỏ công ra để viết lại lịch sử là một điều bắt buộc phải nên làm.
Âm Quảng Đông của "Cửu-Lê" lại có một phát âm là "Cẩu-lỳ", có lẽ chính vì âm "Cẩu" không tốt khi ĐỌC và NGHE, cho nên mới được người ta tránh mà sau nầy không còn dùng "Cửu-Lê" nữa, chỉ còn có âm Cao-Chỳ, Giao-Chỉ xuất hiện mà thôi, những tên xưa thường hay được dính líu và kéo dài để dùng đến tận ngày nay. Vùng Lạng-Sơn có sông Kỳ-Cùng và Phố Kỳ-Lừa là mộtthí dụ thú vị.
Chữ viết ngày xưa khác nhau từng vùng vì giao thông đâu có thuận tiện và tính thống nhất đâu có mạnh như bây giờ, cho nên sau nầy Tần Thủy Hoàng mới ra lịnh thống nhất chữ viết:
- Hàng 100 bộ tộc Cửu-Lê/ Kỳ có lãnh đạo là Si-Vưu / Trầu nhập lại... tính ra hẳn là bờ cõi phải mêng mông lắm và cổ thư còn ghi lại gọi là "Liệt-San thị": Thật ra "Liệt-San" đó chính là phiên âm chữ "Lang-sang" tức là Lang.
"Lang" là khi ngôn ngữ đó đã được đơn âm hóa, và "Lang-sang" hay "Van", "Lang-Sang" hay người Hoa viết sử gọi vắng tắt là Shan 商 "có nghĩa là "Vạn Tượng" chính là nước "VĂN-LANG"...
Quý vị nào hiểu nghĩa tiếng Thái, Lào, Choang ngày nay sẽ hiểu nghĩa nầy, "Van" là "Vạn" của một vạn, "Lang" là "lang-sang" là "Liệt - San" hay Shan 商, hay "Văn Lang".
Văn-Lang của người Việt cũng chỉ là một quốc gia duy nhất mà người ta đã viết và đọc theo nhiều cách, quý vị chú ý chữ Shan 商 dịch theo từ Hán-Việt là "Thương" hoàn toàn trùng hợp với tiếng Việt là "Tượng" tức là "Voi", "Tượng" ngày xưa đọc là "Tương" là lẽ thường tình!
Bởi vì Việt ngữ cổ đâu có A B C và dấu nặng!
Vùng "Sở", "Trầu" "Văn-lang" phải là rất rộng như truyền thuyết - Nước Văn-Lang bắc giáp Động-Đình Hồ, Đông Giáp biển và Nam giáp nước Hồ-Tôn, Hồ-Tôn là giọng Mân-Việt - Ô-sinh > Ying, giọng Quảng-Đông là Wùa hay Huà-siń > wiǹg, âm Wìng, hay Yĩng/ yin đều là chữ Vin / Vân của Vân-Nam là tỉnh Vân Nam bây giờ; còn âm của chữ viết là Liệt-San, yue-Lang, Văn Lang đều phát âm giống nhau, nghĩa là nước "VanLangshan" của người Việt.
"Văn-Lang" quá rộng vì các bộ tộc quá nhiều và có "đánh nhau" cũng là chuyện thường, điều đó càng làm cho Bách Việt Sử rối mù bởi "Tinh thần địa phương", truyền thuyết Phù-Đổng thiên vương chống giặc "Ân Thương" nếu xét cho kỹ lưỡng biết đâu là chuyện nội bộ?
Truyện Trụ-Vương mê Đắc-Kỷ, sa đọa và phung phí ở cung đình nên phải thu thuế tô địa nhiều, bắt lao công v. v... nên nhiều dân địa phương phải chống lại và tự lập lãnh địa "quốc" riêng là đúng thôi.
Ai chứng minh được Trụ Vương là Du Mục hay là Hung-Nô?
Chữ viết lưu lại là Trụ Vương tên Đế Tân, chữ Trụ chẳng qua là Chữ "Trư" là "Con heo" của tiếng Việt, "Đắc-Kỷ", "Na-tra", "Khương Tử-Nha", "Cơ Phát", "Cơ Xương" đều là tiếng Việt, một số những tên tiếng Việt đa-âm còn sót lại trong câu truyện tự nó sẽ làm rõ nguồn gốc Việt!
Những ai hiểu Hoa văn 100 phần trăm ngày nay có thể nào giải thích cho tôi nghe "Trụ" Vương và "Đắc-Kỷ" nghĩa là gì?
Nỗi oán hận của người dân thời đó theo tiếng Việt đã chửi "Đế Tân" là "Heo" vì dâm dục mê gái cho nên gọi là vua Heo - "Trư", "Đắc-Kỷ" là dấu tích tiếng Việt đa-âm, đa-âm "Đắc-Kỷ" là "Đĩ ", khi biến thành đơn âm, chỉ có tiếng Việt và người Việt mới hiểu nổi chứ còn ai vào đây được?
Theo tôi thì khi "Trụ" Vương tỏ tình với "Đắc-Kỷ" thì nói là "Anh yêu em" chứ không phải là giọng "Wò ái nìa" của Hung-Nô!
Ngày nay chúng ta vẫn còn dùng chữ đa âm nhiều, quá nhiều, ví dụ như: lang-thang, lôi-thôi, thẩn-thờ, lác-đác, ngoe-ngoẩy, kẽo-kẹt, lệch-lạc, lung-tung, liếng-thoắng, bạc-bẽo, tiu-nghỉu, mênh-mông, lung-linh, dịu-dàng v. v... nhiều kinh khủng lắm –
Xin quý vị đọc bài khảo cứu trước của tôi - là tiếng Việt sinh ra Hoa ngữ và Hoa ngữ chỉ là những bộ tộc khác học được một phần của tiếng Việt mà thôi! Và cũng chính vì vậy mà Hoa ngữ không thể phiên dịch được hết Việt ngữ, còn Việt ngữ có thể phiên dịch được hết Hoa ngữ một cách dễ dàng, có những sách và những người lập luận rằng Từ ngữ Hán-Việt được du nhập từ Trung Hoa sang Việt Nam vào thời nhà Đường
Xin chân thành cảm ơn những sách và những người đó.
Lập luận đó tự thân nó đã khẳng định là từ xưa cho đến đời nhà Đường là bên Trung Hoa vẫn còn dùng tiếng Việt. Có một bài "Việt Nhân Ca" cổ đại đã hơn hai ngàn mấy trăm năm và nổi tiếng toàn thế giới, tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng Pháp v. v... đều đã "phiên dịch" bài nầy một cách... sai bét!
Tiếng Việt phiên dịch lại từ bản "Hoa - văn" nên cũng sai luôn!
Vì người ta không hiểu tiếng Việt... và người "Hoa" đã dùng bài nầy để chứng minh cổ sử của Trung quốc là "Hoa" chứ không phải Việt!
Với lập luận vì là "hoa" nên không hiểu được tiếng Việt của "Việt Nhân Ca", và chuyện bài hát "Việt Nhân ca" nầy xảy ra ở nước Sở, xin quý đọc giả đón đọc những bài khảo cứu sau thì tôi sẽ trình bài rõ ràng chung quanh bài "Việt Nhân Ca" ở nước Sở ngày xưa chính là một bằng chứng Sở là Việt.
Điều nầy là rất quang trọng: Có thể nói rằng đây là tâm điểm của sự nhập nhằng Việt và Hoa, bởi vì ông Lưu Bang và ông Hạng Võ đều là người Sở, và Lưu Bang đã lập nên nhà Hán, có thể nói rằng: - Chứng minh được Sở là Hoa thì nghĩa là Hoa đồng hóa Việt!
Và chứng minh được rằng Sở là Việt thì nghĩa là Việt đồng Hóa Hung-Nô thành Việt mà đổi tên là Hoa. Bài nầy đã chứng minh rõ ràng Sở là Việt để làm mất đi lớp bụi mờ của lịch sử.
Tuy nhiên, để cho rõ ràng và chi tiết thêm thì tôi sẽ viết thêm bài "Tự điển thuyết văn của Hứa Thận thời nhà "Hán" và "Việt nhân Ca".
Xin trở lại chủ đề:
- Đánh vần cổ ngữ "Liệt-San" > tức là Li(ệt)- (S)an =>Lan = Lang.
- Đế Viêm / Si-Vưu / Trầu / Kỳ / Văn Lang là thị tộc Việt "Hùng", chữ viết trong sử là "Hữu hùng Thị": đọc là "Dồ Hùng'', đó là một âm của Diệt Hùng, tức là Việt Hùng (xin xem bài khảo cứu Bách Việt Sử khác sắp đưa ra online) và Con cháu các đời vua sau luôn xưng là Hùng Vương như:
Hùng Tảo 熊蚤,
Hùng LỆ 熊麗,
HÙNG CUỒNG 熊狂,
HÙNG Dịch 熊繹,
HÙNG NGẢI 熊艾,
HÙNG ĐẢN 熊䵣,
HÙNG THẮNG 熊勝,
Hùng Dương 熊楊,
Hùng cừ 熊渠,
Hùng Chí 熊摯,
Hùng Diên 熊延,
Hùng Dũng 熊勇,
Hùng Nghiêm 熊嚴,
Hùng Tương 熊霜,
Hùng Tuân 熊徇,
Hùng Ngạc 熊咢,
Hùng Nghi 熊儀,
Hùng Khảm 熊坎,
Hùng Thông 熊通,
Hùng Chất 熊貲,
Hùng Giang 熊艱,
Hùng Uẩn 熊惲,
Hùng Thương -Thần 熊商臣,
Hùng Lữ 熊侶,
Hùng Thẩm 熊審,
Hùng Chiêu 熊招,
Hùng Viên 熊員
Hùng Vi, v. v...
Theo Truyền Thuyết: Hoàng Đế 黄帝
Có một người con là Xương Ý 昌意...
- Xương Ý 昌意 là một trong 25 người con của Hoàng đế 黄帝, Xương-Ý cưới vợ là người của Thục Sơn thị 蜀山氏 tên là Xương Bộc 昌僕 có được một người con là Đoan - Hạn 颛顼. Hậu duệ của Đoan Hạn sinh ra Cổn 鯀, Cổn Sinh Ra Vũ 禹 (... Con của Vũ Là Khải lập ra triều Hạ).
- Đế Đoan-Hạn 颛顼 là Con của Xương-Ý.
- Ngô Hồi 吳回 là Cháu đời thứ 5 của đế Đoan Hạn 颛顼.
- Lục-Tung 陸終, hay Lộc-Tục do cách đọc khác nhau, là con của Ngô Hồi 吳回.
- Quý Liên 季連, về sau gọi là Chúc Hùng là con của của "Lộc Tung" hay Lộc Tục: có 6 người con, con út là Quý-Liên.
- Chúc Hùng là Cha của Hùng Tảo, Hùng Tảo là Cha của Hùng Lệ, Hùng Lệ là cha của Hùng Cuồng.
- Sở Hùng Dịch 楚熊繹 là con của Hùng Cuồng, là cháu chít của Quý Liên/Chúc Hùng và là Thầy của Châu Văn Vương của nhà Chu... và Sau đây là phần tên Vua được đưa vào Sách Sử... viết bằng cổ văn.
***Bảng tên hiệu Sở: Hùng Vương / Tên Họ / năm lên ngôi / năm thoái vị...
bằng Cổ Việt Văn: gồm tên các vua...
***
***
Sở Bá Vương 楚霸王_Hạng Võ 項羽 là con cháu đích tôn của Hùng Triều họ Mi 米 (Mi hay Mị, Mì, Mễ) vì tổ tiên được phong đất cho ở Đất Hạng, cho nên lập Tổ dòng họ Hạng; (cũng như Khuất Nguyên vậy, thời phong kiến thì dòng họ vua thường hay được phong cho đất để lập ấp, lập quốc nhỏ làm chúa nơi địa phương nhỏ và thường hay đổi họ theo đất mình được làm chúa nơi đó).
... Sở Bá vương Hạng Võ và Lưu Bang lãnh đạo dân Quân Sở - Việt lật đổ nhà Tần...
*** Khảo cứu một số phong tục vùng Sở - (Trầu / Kỳ / Liệt San-yue Lang -Văn Lang- Việt Lang mà ngày xưa goị là "Sở") và ngay nay quý vị có thể tìm hiểu và tham khảo dễ dàng trên các web của các bloger hay trên trang web của tỉnh Hồ Nam hay Hồ Bắc của Tân Hoa Xã:
- Khách đến nhà khi đã mời ngồi rồi thì kỵ lau bàn hay quét nhà, vì như vậy là có ý đuổi khách.
- Khi mời khách ăn trứng gà thì không được đãi ăn số trứng lẽ 1 hay 3, nhưng kỵ nhất là đãi khách ăn hai trứng, vì "ăn hai" giống như tiếng chửi... "ăn hại" của tiếng Sở.
- Trước khi ăn, không được dùng đũa gõ chén, vì chỉ có ăn mày mới gõ chén ăn xin.
- Sau khi ăn, không được gác đũa lên chén, vì gác đũa lên chén là cúng cơm cho vong linh.
- Đầu của phái nam, và vùng eo của phái nữ là chỉ được nhìn, không được rờ, nếu bị tùy ý đụng chạm thì coi như là một điều bị sỉ nhục.
- Phải phơi quần áo phụ nữ nơi kín đáo, không được cầm sào phơi quần áo phụ nữ băng qua đường; đồ lót của phụ nữ khi phơi phải tìm ở chỗ người ta không nhìn thấy; khi phụ nữ có thai thì không được tham gia tiệc đám cưới; phụ nữ đang có kinh kỳ thì không được vào chùa, miếu; phụ nữ không được tham gia việc xây bếp hay dựng kèo cột trong xây cất.
- Kỵ những từ ngữ hung hiểm, ví dụ: không nói "Chết́" mà nói "Đi" rồi, hay "không còn nữa", quan tài thì nói "thọ tài", "thọ mộc"; ngày tết không được nói "thấy bà"," thấy quỷ", "đồ... quỷ sứ"... nói chung là kỵ từ ngữ hung hiểm hay xui xẻo.
- Cha mẹ qua đời thì con trai không cắt tóc trong thời gian 7 thất (tuần) để tỏ lòng hiếu thảo khi để tang.
- Kêu chuột bằng "ông", chuột rất khôn lanh, nên sợ chuột cắn phá quần áo v. v... nên tỏ ra tôn kính mà gọi là "ông" Tí.
- Con một của gia đình thì thường gọi là "Chó con", "Bé", "Nữ", "Nố", "Náo"... Vì sợ ma quỉ xâm hại, sợ khó nuôi.
Ngày nay thì Văn Hóa Sở đã biến thành đã biến thành văn hóa của tiếng Phổ thông / Quan Thoại, nhưng những nghiên cứu về từ ngữ cổ của lịch Sử còn sót lại mà người ta còn dùng và được biết ở các vùng thuộc đất Sở lại làm cho tôi giật mình:
- Dù đã bị tiếng phổ thông - quan-thoại thay đổi, nhưng nhiều vùng "Sở" ngày nay vẫn gọi con của mình là phái nam bằng "trai " như tiếng Việt, đó là vùng: Nam Xương 南昌/ đọc là "ʦai" như "Chai " Hay "Trai" 、đó là các vùng Đô Xương 都昌、An Nghĩa 安義、Tu Thủy 修水、Bình Giang 平江, Dương Tân 陽新, Tuyên Phong 宜豐、Tân DU 新喻 、v v...
Họ vẫn gọi con trai là "TSai".
và....
- Hai chân giang rộng ra gọi là: "Mở" và viết là chữ 摸 /Mạc - nhưng đọc là "mở".
- Con ngỗng gọi là Ngan, ngo.
- Lớn, gọi là "Đại", viết là 軚 / đọc là Đại.
- Cái rổ làm bằng bằng tre: gọi là Rổ, viết là 蘿 / đọc là Rổ; có nơi nay đọc lô hay lo, loa, lóa...
- "Hiểu", vùng Kiến-Ninh 建寧 ngày nay vẫn đọc "Hiểu'' 曉 như tiếng Việt.
- "Phan", vất đồ vật gọi là Phan, viết là 拌 / đọc là "Phan".
- Bất kể, bất cần mạng sống gọi là "Bán mạng", những vùng còn nói là "bán mạng" là:
(phát âm có khác nhau một chút giữa các vùng): Nam xương 南昌 / pʰɔn miaŋ、An Nghĩa 安義 / pʰɔn miaŋ、Cao An 高安 / pʰɛn miaŋ、Tân Du 新喻 / pʰɔn miaŋ、Bình Hương 萍鄉 / pʰɔ̃ miã、Lễ Lăng 醴陵 / pʰõŋ miaŋ、Kiến Ninh 建寧 / pʰɔn miaŋ、Thiệu Vũ 邵武 / pʰon miaŋ。
- Lá cây Trúc gọi là Lá, viết là 箬 / đọc là "lá".
- Thấy, viết là 睇 đọc là "Thấy".
- Vùng nước sâu gọi là "thầm" hay "Than", nghĩa là "Đầm" so với tiếng Việt.
Tất cả những phần khảo cứu tiếng nói và phong tục Sở nêu trên là vào trang nhà trên Internet của tỉnh Hồ Bắc thuộc Tân Hoa Xã là sẽ đọc thấy (trong hiện tại).
Từ những chứng cứ nêu trên, có thể thấy ngày xưa vùng Sở vừa đúng là "Trầu", vừa đúng là Nước Việt / Văn Lang rộng lớn với hàng trăm bộ tộc "kỳ - Cửu Lê" nói tiếng Việt. Nếu vậy thì nên đọc địa danh và tên người của cổ sử theo tiếng Việt...
- Khảo cứu một số tên Sở theo hướng "Việt-Ngữ" thì thấy là, ví dụ:
1/ CAN TƯƠNG: phiên âm Can-Tương > "Cương" hay "Cường" / vì chẳng có ai tên là Can -Tương, nếu Can-Tương đúng là tên một người thì trước đây đã có người dùng, sau nầy phải có người dùng, và bây giờ cũng phải có người dùng; suy ra, Can-Tương là "Cường".
2/ MẠC TÀ: ... chưa thấy có ai trong sử sách có tên là "Mà", "Tà" hay "Mạ" "tà", phiên âm nầy chỉ theo Mân Việt ngữ mới có nghĩa, đọc là "Bạc-ghé'' > "Bé", còn một cách đọc khác là "mo-ghé" ra âm "Moẽ"- (Moẽ là bé gái), ở đâu có người Triều-Châu và tiếng Mân-Việt thì có người gọi con gái là "Moẽ", ở đâu có người Việt là ở đó có người gọi con gái là "Bé"
*** Ghi chú: Tiếng Mân-Việt là Phước Kiến và Triều-Châu giữ được rất nhiều tiếng Việt Cổ Ngữ, khi phục chế ngôn ngữ Sở hay đối chiếu để rõ nghĩa thì các học giả bên Trung Quốc hay so sánh với Mân Ngữ mà tìm đáp số.
Ngày nay chúng ta đọc là Mạc-tà, nhưng theo phân tích kỹ lưỡng của tôi thì "bạc-chsé"> tức là "Bé" là tên đúng nhất của người vợ của Can-tương > Cường.
3/CỬU KHUẨN: ... Vần phiên âm "Cửu -khuân" > là "Quân" nầy độc đáo, dù đọc theo giọng Quảng Đông / Triều Châu / Phước Kiến hay Việt Nam đều có kết quả là "Quân", đất "Quân" (Đất Quân hay Quan, Âm thanh gần nhau là tên mộtvùng đất nơi... được gọi là: Sở, Vậy… không thể nào là "cửu-khuẩn" vì nó hoàn toàn vô nghĩa...
4/ TRIỀU CA: kinh đô của triều Thương / Trụ Vương là Triều Ca, phiên âm giọng Việt Quảng Đông là Chsiều -Co >Chso / chsò, chính là vùng đất "Trầu" hay "Sở", vậy không có "Triều - Ca " chỉ có "Trà" là phiên âm của Triều Ca và phát âm rất giống âm "Trầu", chỉ có chso, chsò, Trầu, Sở...
Bởi vậy cho nên không có ai tìm ra được kinh đô "Triều Ca" của Trụ Vương ở đâu.
Ngày nay người ta cho rằng Triều-Ca ở huyện Kỳ của tỉnh Hà Nam... và đó cũng là lý do tôi tin rằng Trụ Vương / nhà Thương là người Việt vì kinh đô Mang tên "Triều- ca" thì chính là Sở, và vua nhà Thương họ Chữ, là con cháu đế Nghiêu,và có chứng cứ tài liệu là họ biết nuôi voi thì càng đúng là "VanLangshan" tức là Văn-Lang, thần thánh "phong phú như truyện "phong Thần" là sản phẩm của văn minh nông nghiệp lúa nước đã định cư thì mới có được truyện như vậy v. v...
Và người Việt Nam không xa lạ với họ Chữ... qua truyện "Chữ Đồng Tử";
Triều-Ca là 楚 sở.
5/ THƯƠNG NGÔ: đọc theo phiên âm Quảng Đông là "CHSén-ngùa" > CHsùa = 楚 sở.
6/ CỨ ÂU: đọc theo phiên âm Quảng Đông "Chsìa-Ngâu" > Chsầu = 楚 sở.
7/CỘNG NHÂN: Cộng -nhân> Cân; Cong-nan> Can, Cúng -dành> Cánh; Can, cân, cánh, đều là giọng Việt, mân, Quảng Đông để gọi đất "cống" (đất "Quang") là Vùng Sở.
8/ QUỈ PHƯƠNG: Quỉ - Hoang > Quang là giọng Mân Việt, Đất "Quang" là một tên khác của Đất sở có thể giọng "Quang" là Chính Thức vì rất phù hợp với tiếng Việt; và cũng chính là "Quang" là chủ ngữ đã sinh ra quá nhiều tên gọi theo sau: Cân / Can / Cánh, Cung, Cúng và trở thành Cống ngày nay.
9/ CỔ MUỘI: giọng phổ thông Cuà-Mi >ky hay "Kỳ".
10/ 昌意 Xương-Ý: giọng Việt Phiên-Ngung còn đọc là Chsen-ià > tức là phiên âm của Chsià 其, "Chsià" hay "Khỳ" hay "Kỳ"? "khỳ" hay "Kỳ" là tùy giọng nói của từng địa phương.
11/ 陸終 Lộc tục hay Lộc tung đều có phiên âm là > Lùn (tiếng Quảng Đông "Lùn" là Rồng), Long.
Xuyên qua những khảo cứu và đối chiếu phía trên đã đủ cho ta thấy "Bí Mật" sẽ được dần dần sáng tỏ.
|
Sách "Thuyết Văn" thời Hán là đọc theo Việt Ngữ lại là một minh chứng thêm.
Sở Là Việt, là Văn Lang, người Việt làm sao quên được Văn-Lang?
|
Vì có những ngộ nhận hay gian trá đánh tráo và hàng hàng lớp lớp bụi mờ phủ lên bề dầy lịch sử Bách Việt... cho nên bài khảo cứu nầy được suy xét rất thận trọng để làm sáng tỏ...
Sở là Việt là Văn-Lang trải dài từ phương nam lên Động Đình Hồ với nhiều đời vua với phong hiệu là Hùng Vương.
Nhạn Nam Phi / Thanh Đỗ
* Ghi chú:
Can-Tương và Mạc - Tà là tên cây kiếm và cũng là tên của cặp vợ chồng nổi danh đúc kiếm.
__________________________
- Bài nầy có tham khảo một số web sites dưới đây:
• 楚國
• 贛語的歷史
• 贛語中的古百越語詞一覽
• 贛語中的古吳語詞一覽
Nguồn
Lời Giới Thiệu: Vì muốn tìm về cội nguồn của mình, và vì sự phát âm lơ lớ giống giống nhau của tiếng Việt và tiếng Hoa (Tàu) đã thúc đẩy tác giả Đỗ Thành đi nghiên cứu rất sâu rộng về ngôn ngữ để viết những bài này. Là người Việt gốc Triều Châu, nên may mắn biết và hiểu rành rọt hai thứ tiếng Việt và Hoa (Tàu) với những phát âm khác nhau của các tỉnh bên Tàu, đã tương đối giúp cho tác giả tìm lại được sự thật về nguồn gốc của mình.
Do đó, những bài này có tính chất khoa học khảo cổ nên khá xác thực, để cống hiến cho mỗi người sự tự do nhận định đúng hay sai về nguồn gốc của mình. Vì vậy xin bạn đừng có vội kết luận vớ vẩn là tác giả bênh Tàu cộng hay theo Việt cộng, nếu chưa thấu hiểu tận tường về vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ và văn hóa Việt-Hoa.
Nguyễn Sơn Hà
I
Hình 1 Chữ "Sở"
Chữ "Sở" hình bên trái, ban đầu viết bằng chữ nòng nọc của Việt tộc thời cổ, sau theo thời gian được cải đổi thêm thắt nhưng vẫn nhận ra gốc, chữ "Sở" hình bên phải.
Hình 2 - Chữ "Việt Vương" khắc trên thanh gươm /kiếm của Vua Việt Câu Tiễn
Kiểu chữ 'điểu trùng văn' chữ khoa đẩu của Vua Việt Câu Tiễn thời cổ.
II
Một ngày nào đó khi toàn khối Bách Việt đều tham gia việc phục chế ngôn ngữ thì họ sẽ thấy nguồn gốc của họ.
III
Chữ Việt Cổ Ở Nam Dương Tử.
ĐỌC VÀ SUY GẪM KẾT LUẬN CỦA MỘT BÀI BÁO Ở ĐÀI LOAN
Người Hán đối với người phương Nam thực hiện chính sách Hán dân hóa (Hán nô hóa) trong lịch sử tội ác diệt chủng là một mô hình thành công nhất.
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/23954-ch%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%95-%E1%BB%9F-nam-d%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%AD/
(基因研究已確認,福建、廣東、客家人都是百越民族的後代。他們先被漢人武力征服,然後漢化,再認敵人為祖,自認漢人。也就是百越人亡國又亡族,被異族殖 民統治兩千年而不自知,即使體質、面貌的差異清楚可見…但漢人對中國南方人的〝漢民化〞(漢奴化)則是史上滅族最成功的典範)。
福建人、廣東人、客家人都是漢化的百越族 基 因研究已確認,福建、廣東、客家人都是百越民族的後代。他們先被漢人武力征服,然後漢化,再認敵人為祖,自認漢人。也就是百越人亡國又亡族,被異族殖民統 治兩千年而不自知,即使體質、面貌的差異清楚可見(華北人仍有82%漢代漢人血統,且胡漢本同源)。日本人對台灣人的皇民化因時間不夠長而失敗了,但漢人 對中國南方人的〝漢民化〞(漢奴化)則是史上滅族最成功的典範。
myweb.ncku.edu.tw
(Genetic research has confirmed that Fujian, Guangdong and Hakka families are descendants of the hundred ethnic minorities.) They were first conquered by the Han, then the Chinese, and then the enemy as the ancestors, the Han nationality. That is, the hundred more people perish and the Dead clan, was alien colonial rule 2000 years without self-knowledge, even if the physique, the appearance of the difference is clearly visible...
But Han's "Han" (Han enslavement) to the south of China is the most successful model of genocide in history.
Fujian people, Guangdong people, Hakka families are Chinese hundred ethnic minorities Genetic research has confirmed that Fujian, Guangdong and Hakkas are descendants of the hundred ethnic minorities. They were first conquered by the Han, then the Chinese, and then the enemy as the ancestors, the Han nationality. That is, hundred people perish and the Dead clan, by the alien colonial rule 2000 years without self-knowledge, even if the physique, the appearance of the difference is clearly visible (North China still has 82% Han Chinese descent, and Huhan Ben homology).
The Japanese to the Taiwanese people because the time is not long enough to fail, but Han Chinese to the south of China's "Han" (Han enslavement) is the history of genocide the most successful model.
Bản đồ nước sở
Bảng so sánh tài liệu âm thượng cổ Hán Ngữ của các chữ có thể là từ cổ Việt Hán
Chữ Hán |
Karlgren |
Vương Lực |
Baxter |
Âm chữ Cổ Việt |
Chữ Hán Việt (Đường âm) |
pinyin |
Quảng Đông |
Mân Nam |
房 |
b’ɑŋ | baŋ | baŋ | buồng | phòng | fang2 | fong2 | pong5,pang5 |
縛 |
b’ɑg | bak | baks | buộc | phọc | fu4 | bok3 | pak8 |
符 |
b’i ̯u | bio | bjo | bùa | phù | fu2 | fu4 | pu2 |
凡 |
b’i ̯wa ̆m | biam | bjom | buồm | phàm | fan2 | faan4 | hoan7 |
晚 |
mi ̯wa ̆n | miuan | mjonʔ | muộn | vãn | wan3 | ||
放 |
pi ̯waŋ | piaŋ | pjaŋʔ | buông | phóng | fang4 | ||
飛 |
pi ̯wər | piəi | pjəj | bay | phi | fei1 | fei1 | hui1, pe1 |
為 |
gwia | ɣiuai | wjaj | bởi, vì | vị | wei2/4 |
| wai4 |
販 |
pi ̯wa ̆n | pian | pjans | buôn | phán | fan4 | faan3 | hoan5 |
伯 |
pa ̆k | peak | prak | bác | bá | ba4,bo2 | baa3,baak3 | peh4, pek4 |
剝 |
pu ̆k | peok | prok | bóc,róc | bác | bo1 | ||
斧 |
pi ̯wo | pia | pjaʔ | búa | phủ | fu3 | fu2 | pu2 |
瓢 |
b’i ̯og | biô | bjew | bầu | biều | piao4 | piu4 | phio5 |
橋 |
g’i ̯og | giô | grjaw | cầu | kiều | qiao2 | kiu4 | kiau5,kio5 |
間 |
ka ̆n | kean | kren | căn | gian | jian4 | gaan1 | kan1, kan2 |
角 |
ku ̆k | keok | krok | góc | giác | jue2 | gok3 | kak4 |
覺 |
kʊ̆g | keuk | kruks | cốc | giác | jue2 | gok3 | kak4 |
減 |
kam | keam | kromʔ | kém | giảm | jian3 | gaam2 | kiam2 |
江 |
ku ̆ŋ | keoŋ | kroŋ | sông | giang | jiang1 | gong1 | kang1 |
扛 |
ku ̆ŋ | keoŋ | kroŋ | gồng,cõng | giang | kang2,gang1 | gong1,kong1 | kng1 |
解 |
ke ̆g | ke | kreʔ | cởi | giải | jie3 | gaai3 | kai2 |
價 |
ka ̆d | keat | krets | cả | giá | jia4 | gaa3 | ka3 |
嫁 |
kɔ | kea | kras | gả | giá | jia4 | ||
膠 |
g’o ̆g | ɣeô | grew | keo | giao | jiao1 | gaau1 | ka1 |
郊 |
ko ̆g | keô | krew | kẻ, cổ | giao | jiao1 | gaau1 | kau1 |
古 |
ko | ka | kaʔ | cũ | cổ | |||
諫 |
kan | kean | krans | can | gián | jian4 | ||
旱 |
g’ɑn | ɣan | ganʔ | cạn/khan | hạn | han4 | ||
夾 |
ka ̆p | keap | krep | kép | giáp | jia1, ga2 | ||
騎 |
g’ia | giai | grjaj | cưỡi | kị | ji4 | ||
鋸 |
ki ̯o | kia | kjas | cưa , cứa | cứ | jiu4 | ||
除 |
d’i ̯o | dia | lrja | chừa | trừ | chu2 | ||
餘 |
di ̯o | ʎia | lja | thừa | dư | yu2 | ||
血 |
xiwet | xyuet | hwit | tiết | huyết | xue4 | ||
悉 |
si ̯e ̆t | siet | sjit | dứt | tất | xi1 | ||
桶 |
t’uŋ | thoŋ | hloŋʔ | thùng | dũng | tong3 | ||
巾 |
ki ̯æn | keən | krjən | khăn | cân | jin1 | gan1 | kin1 |
劫 |
ki ̯ap | kiap | kjap | cướp | kiếp | jie2 | gip3 | kiap4 |
割 |
kat | kat | kat | cắt,gọt | cát | ge | got3 | kat4 |
謹 |
ki ̯ən | kiən | kjənʔ | gìn? | cẩn | jin3 | gan2 | kin2 |
卦 |
kwe ̆g | koe | kʷres | quẻ | quái | gua4 | gwaa3 | koa3 |
近 |
g’i ̯ən | giən | gjənʔ | gần | cận | jin4 | gan6 | kin7 |
國 |
kwək | kuək | kʷək | quấc, quắc | quốc | guo2 | gwok3 | kok |
巫 |
mi ̯wo | mia | mja | mo | vu | wu | mou4 | bu5 |
務 |
mi ̯ug | miok | mjoks | mùa | vụ | wu4 | mou6 | bu7 |
舞 |
mi ̯wo | mia | mjaʔ | múa | vũ | wu3 | ||
雨 |
gi ̯wo | ɣiua | wjaʔ | mưa | vũ | yu3 | ||
霧 |
mi ̯ug | miok | mjoks | mù,móc, mồng |
vụ | wu4 | mou6 | bu7 |
雨 | gi ̯wo | ɣiua | wjaʔ | mưa | vũ | yu3 | ||
未 | mi ̯wəd | miət | mjəts | mùi | vị | wei4 | mei6 | boe7 |
味 | mi ̯wəd | miət | mjəts | mùi | vị | wei4 | mei6 | boe7 |
幔 |
mwɑn | muan | mons | mùng/màn | mạn | man2 | maan6 | ? |
墓 |
mɑg | mak | maks | mả | mộ | mu4 | mou6 | bong7 |
梅 |
məg | mə | mə | mơ | mai | mei2 | mui4 | boe5,m5,moai5,mui5 |
磨 |
mɑ | mai | maj | mài | ma | mo2 | ||
舵 |
d’ɑ | dai | lajʔ | lái | đà | duo4, tuo2 | ||
個 |
kɑ | kai | kajs | cái | cá | ge4 | ||
網 |
mi ̯waŋ | miaŋ | mjaŋʔ | mạng | võng | wang3 | mong5 | bong2, bang7 |
吻 |
mi ̯e ̆n | mien | mjinʔ | miệng | vẫn | wen3 | man5 | bun1,bun2 |
萌 |
ma ̆ŋ | meaŋ | mraŋ | măng | manh | meng2 | ||
聞 |
mi ̯wən | miən | mjun | mắng | văn | wen2 | man4 | bun5 |
林 |
li ̯əm | liəm | c-rjəm | (bụi) rậm/ chùm |
lâm | lin2 | ||
箸 |
ti ̯o | tia | trjas | đũa | trứ | zhu4 | zyu3,zyu6 | tu7 |
濁 |
d’u ̆k | deok | drok | đục | trọc | zhuo2 | zuk4 | tak8,tok8 |
燭 |
ȶi ̯uk | tɕiok | tjok | đuốc | chúc | zhu2 | ||
赭 |
ȶi ̯ɔ | tɕya | tjᴀʔ | đỏ | giả | zhe3 | ze2 | ? |
追 |
ti ̯wər | tiuəi | trjuj | đuổi | truy | zhui1,dui1 | zeoi1 | tui1 |
季 |
ki ̯wæd | kiuet | kʷjits | cuối | quý | ji4 | ||
歲 |
si ̯wa ̆d | siuat | swjats | tuổi | tuế | sui4 | seoi3 | soe3 |
丁 |
te ̆ŋ | teŋ | treŋ | đanh | đinh | ding1 | ding1 | teng1 |
打 |
te ̆ŋ | teŋ | treŋʔ | đánh | đả | da3 | daa1 | taN2 |
餅 |
pi ̯e ̆ŋ | pieŋ | pjeŋʔ | bánh | bính | bing3 | beng2 | pan2 |
性 |
si ̯e ̆ŋ | sieŋ | sjeŋs | tánh | tính | xing4 | sing3 | seng3 |
睇 |
t’iər | thyei | thij | thấy | thê | di2 | tai2 | ? |
淂 |
tək | tək | tək | đác (nước) | đắc | de2 | dak1 | ? |
度 |
d’ɑg | dak | daks | trạc/đo | đạc/độ | du4,duo4 | ||
似 |
dzi ̯əg | ziə | zjəʔ | tựa,dựa | tự | si4 | ci5 | ? |
尋 |
dzi ̯u ̆m | ziuəm | tìm | tầm | xun2, xin2 | cam4 | chhim5,sim7 | |
中 |
ti ̯ʊŋ | tiuəm | k-ljuŋ | đúng | trúng | zhong4 | zung3 | ? |
沈 |
ȶʻəm | tɕhy | thəmʔ | chìm | trầm | chen2 | cam4,sam2 | sim2,tiam5,tim5 |
點 |
tiam | tyam | chấm | điểm | dian3 | dim2 | tiam2 | |
瞻 |
ȶi ̯am | tɕiam | k-ljam | xem | chiêm | |||
稻 |
d’ʊg | du | luʔ | lúa/gạo | đạo | dao2 | dou6 | tiu7,to7 |
床 |
dʐʻi ̯aŋ | dʒiaŋ | dzrjaŋ | giường | sàng | chuang2 | cong4 | chhng5 |
選 |
si ̯wan | siuan | sjonʔ | chọn | tuyển | xuan3 | syun2 | soan2 |
贖 |
ȡʻi ̯uk | dʑiok | Ljok | chuộc | thục | shu2 | suk6 | siok8 |
種 |
d’i ̯ʊŋ | diuəm | g-ljuŋ | dòng/giống | chủng | zhong3 | zung2 | chiong2 |
紫 |
tsi ̯e ̆g | tsie | tsjeʔ | tía/tái | tử | zi3 | ||
子 |
tsi ̯əg | tsiə | tsjəʔ | đứa/trai | tử | zi3 | ||
字 |
dz’i ̯əg | dziə | dzjəs | chữ | tự | zi4 | ||
貯 |
ti ̯o | tia | trjaʔ | chứa | trữ | zhu3 | ||
御 |
ŋi ̯o | ŋia | ŋjaʔ | ngừa | ngự | yu4 | ||
皮 |
b’ia | biai | brjaj | bìa | bì | pi2 | ||
被 |
b’ia | biai | brjajʔ | phải | bị | bei4,bi1 | ||
碑 |
pi ̯e ̆g | pie | prje | bia | bi | bei1 | ||
支 |
ȶi ̯e ̆g | tɕie | kje | chia,chẻ | chi | zhi1 | ||
邊 |
pian | pyan | pen | bên | biên | bian1 | ||
濱 |
pi ̯e ̆n | pien | pjin | bến | tân | bin | ||
閉 |
pied | pyet | pits | bít | bế | bi4 | ||
離 |
liar | lyai | c-rejs | lìa,chẽ,rời | li | li2 | lei4 | li5 |
爐 |
lo | la | c-ra | lò, lửa | lô | lu2 | lou4 | loD5 |
穭 |
li ̯o | lia | c-rjaʔ | lúa | lữ | lyu3 | leoi5 | ? |
縷 |
li ̯u | lio | c-rjoʔ | lụa | lũ | lyu3 | ||
羅 |
lɑ | lai | c-raj | lưới chài |
la | lo2, luo2 | lo | lo5 |
臘 |
lɑp | lap | c-rap | chạp | lạp | la4 | ||
梁 |
li ̯aŋ | liaŋ | c-rjaŋ | rường | lương | liang2 | loeng4 | liang5 |
籠 |
luŋ | loŋ | c-roŋ b-roŋ |
lồng chuồng |
lung | long2 | ||
龍 |
li ̯uŋ | lioŋ | b-rjoŋ | rồng | long | long2 | lung4 | geng5,leng5 |
煉 |
lian | lyan | c-rens | rèn | luyện | lian4 | lin6 | lian7 |
鑄 |
ȶi ̯u | tɕio | tjos | đúc | chú | zhu4 | ||
咒 |
ȶi ̯ʊg | tɕiu | tjus | chúc | chú | zhou4 | ||
祝 |
ȶi ̯ʊg | tɕiuk | tjuks | chú | chúc | zhou4 | ||
力 |
li ̯ək | liək | c-rjək | sức | lực | li4 | lik5 | lat8 |
代 |
d’əg | dək | ləks | đời | đại | dai4 | ||
移 |
dia | dia | ljaj | rời | di | yi2 | ||
坭 |
ni ̯ær | niei | nrjij | nơi | ni | ni2 | ||
泥 |
niər | nyei | nij | lầy | nê | ni2 | ||
時 |
ȡi ̯əg | ʑiə | djə | giờ | thì | shi2 | si4 | si5 |
市 |
ȡi ̯əg | ʑiə | djəʔ | chợ | thị | shi4 | si5 | chhi7 |
賊 |
dz’ək | dzək | dzək | giặc | tặc | ze2 | caak6 | chek8,chhat8 |
北 |
pək | pək | pək | bấc | bắc | bei3 | ||
特 |
d’ək | dək | dək | đực | đặc | te4 | ||
日 |
ȵi ̯e ̆t | ȵiet | njit | nhựt/ngày | nhật | ri4 | jat6 | jit8 |
一 |
ʔi ̯e ̆t | iet | ʔjit | nhứt/nhất | nhất | yi1 | jat1 | ? |
號 |
g’og | ɣo^ | gaw | kêu/gọi | hào | hao2 | hou4 | ho7 |
疑 |
ŋi ̯əg | ŋiə | ŋjə | ngờ | nghi | yi2 | ji4 | gi5 |
外 |
ŋwɑd | ŋuat | ŋʷats | ngoài | ngoại | wai4 | ngoi6 | goa7 |
義 |
ŋia | ŋiai | ŋrjajs | ngãi | nghĩa | yi4 | ji6 | gi7 |
牙 |
ŋɔ | ŋea | ŋra | ngà | nha | ya1 | ngaa4 | ga5 |
蛾 | ŋɑ | ŋai | ŋaj | ngài | nga | e2 | ngai5 | |
瓦 |
ŋwa | ŋoai | ŋʷrajʔ | ngói | ngõa | wa3 | ngaa5 | hia7,oa2 |
含 |
g’əm | ɣyəm | gəm | gậm/ngậm | hàm | han2 | ham4 | ham5,kam5 |
寄 |
kia | kiai | krjajs | gởi | ký | ji4 | ||
蠶 |
dz’əm | dzəm | dzum | tằm | tàm | can2 | ||
籤 |
ts’i ̯am | tshia | tshjem | tăm | tiêm | qian2 | ||
師 |
ʂi ̯ær | ʃiei | srjij | thầy | sư | shi1 | ||
尸 |
ɕi ̯ær | ɕiei | hljij | thây | thi | shi1 | ||
平 |
b’i ̯an | bian | bjen | bằng | bình | ping2 | ||
主 |
ȶi ̯u | tɕio | tjoʔ | chúa | chủ | zhu3 | ||
初 |
tʂʻi ̯o | tʃhia | tshrja | xưa | sơ | chu1 | ||
疏 |
ʂi ̯o | ʃia | srja | thưa,sưa | sơ | shu1 | ||
須 |
si ̯u | sio | sjo | tua | tu | xu1 | ||
無 |
mo | ma | mô | vô | wu2 | mou4 | bo5,bu5 | |
萬 |
mi ̯wa ̆n | mian | muôn | vạn | wan4 | maan6 | ban7 | |
晚 |
mi ̯wa ̆n | miuan | mjonʔ | muộn | vãn | wan3 | ||
畫 |
g’we ̆g | ɣoek | gʷreks | gạch,vạch | họa,hoạch | hua4 | wa6,wak6 | hoa7 |
鑊 |
g’wɑk | ɣuak | wak | vạc | hoạch | hua4 | wok6 | ? |
禍 |
g’wɑ | ɣuai | vạ | họa | huo4 | wo5 | ho7 | |
猿 |
gi ̯wa ̆n | ɣiuan | wjan | vượn | viên | yuan2 | ||
腋 |
di ̯ag | ʎyak | ljᴀk | nách | dịch | ye4 | ||
核 |
g’wət | ɣuət | gut | hột, hạt | hạch | he2 | hat6 | hat8,hut8 |
播 |
pɑ | pai | pajs | vãi | bá | bo1,bo4 | ||
肺 |
p’i ̯wa ̆d | phiua | phjots | phổi | phế | fei4 | ||
地 |
d’ia | diai | djejs | đai (đất đai) |
địa | di4 | ||
池 |
d’ɑ | dai | daj | đìa | trì | chi2 | ci4 | ti5 |
斬 |
tsa ̆m | tʃeam | tsremʔ | chém | trảm | zhan3 | zaam2 | cham2 |
藍 |
lɑm | lam | g-ram | chàm | lam | lan2 | ||
開 |
k’ər | khyən | khəj | khơi/khui | khai | kai1 | hoi1 | khai1, khui1 |
起 |
k’i ̯əg | khiə | khjəʔ | khởi | khỉ | qi3 | ||
青 |
ts’ieŋ | tshye | sreŋ | xanh | thanh | qing1 | ceng1 | chheng1 |
臭 |
ȶʻi ̯ʊg | tɕhiu | thjus | thiu,thối | xú | chou4,xiu4 | cau3 | chhau3 |
愁 |
dʐʻi ̯ʊg | dʒiu | dzrjiw | rầu/dàu | sầu | chou2 | ||
洒 |
slĕg | ʃeai | cCrejʔ | rưới | sái | sa3 | ||
絲 |
si ̯əg | siə | sjə | tơ, xơ,sợi | ti | si1 | si1 | si1 |
梭 |
swɑ | suai | soj | thoi | thoa,xoa | xuo1 | so1 | so1 |
簑 |
swɑ | suai | soj | tơi | toa, soa | suo1 | ||
吹 |
ȶʻwia | tɕhiuai | thjoj | thổi | xuy | chui1 | ceoi3 | chhui1 |
帚 |
ȶi ̯ʊg | tɕiu | tjuʔ | chổi | trửu | |||
扃 |
kiweŋ | kyueŋ | kʷeŋ | quanh | quynh | jiong1 | gwing1 | ? |
捲 |
g’i ̯wan | giuan | cuốn,cuộn | quyển | juan4,quan2 | gyun4 | kuan2 | |
往 |
gi ̯waŋ | ɣiuaŋ | wjaŋʔ | viếng | vãng | wang3 | ||
靈 |
lieŋ | lyeŋ | c-reŋ | liêng/ chành |
linh | ling2 | ||
敬 |
ki ̯e ̆ŋ | kieŋ | krjeŋs | kiêng | kính | jing4 | ||
井 |
tsi ̯e ̆ŋ | tsieŋ | tsjeŋʔ | giếng | tỉnh | jing3 | zeng2 | cheng2 |
正 |
ȶi ̯e ̆ŋ | tɕieŋ | tjeŋ | giêng | chính | zheng1 | ||
呈 |
d’i ̯e ̆ŋ | dieŋ | lrjeŋ | chiềng | trình | cheng2 | ||
鄰 |
li ̯e ̆n | lien | c-rjin | giềng | lân | lin2 | ||
聲 |
ɕi ̯e ̆ŋ | ɕieŋ | hjeŋ | tiếng | thanh | sheng1 | ||
里 |
li ̯əg | liə | c-rjəʔ | làng, chiềng |
lý | li3 | ||
惜 |
si ̯ag | syak | sjᴀk | tiếc | tích | xi2 | sik1 | sek4 |
隻 |
ȶi ̯e ̆k | tɕiek | tjek | chiếc | chích | zhi1 | ||
席 |
dzi ̯ag | zyak | zljᴀk | tiệc | tịch | xi2 | ||
碧 |
pi ̯ak | piak | pjak | biếc | bích | bi4 | bik1 | phek4 |
役 |
di ̯e ̆k | ʎiuek | wjek | việc | dịch | yi4 | jik6 | ek8 |
錫 |
siek | syek | slek | thiếc | tích | xi2 | ||
尺 |
ȶʻi ̯ag | tɕhya | thjᴀk | thước | xích | chi3 | ||
逆 |
ŋi ̯ak | ŋiak | ŋjak | ngược | nghịch | ni4 | ngaak6 | gek8 |
鏡 |
ki ̯a ̆ŋ | kyaŋ | krjaŋs | gương | kính | jing4 | geng3 | keng3,kiaN3 |
之 |
ȶi ̯əg | tɕiə | tjə | chưng | chi | zhi1 | ||
又 |
gi ̯ug | ɣiu | wjəs | cùng | hựu | you4 | ||
忌 |
g’i ̯əg | giə | gjəs | cúng/giỗ | kị | ji4 | ||
喜 |
xi ̯əg | xiə | xjəʔ | hửng,hởi | hỉ | xi3 | ||
已 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | thôi,rồi | dĩ | zi3 | ||
以 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | lấy | dĩ | yi3 | ||
矣 |
gi ̯əg | ɣiə | ɦjəʔ | hỡi | hĩ | yi3 | ||
趾 |
ȶi ̯əg | tɕiə | tjəʔ | chân, châng | chỉ | zhi3 | ||
眉 |
mi ̯ær | miei | mrjəj | mày | mi | mei2 | ||
似 |
dzi ̯əg | ziə | zjəʔ | dường, tựa | tự | si4 | ||
違 |
gi ̯wər | ɣiuəi | wjəj | vạy | vi | wei2 | ||
甲 |
kap | keap | krap | kép? | giáp | jia3 | ||
夾 |
ka ̆p | keap | krep | kép, cặp | giáp | jia2 | ||
狹 |
g’a ̆p | ɣeap | grep | hẹp | hiệp | xia2 | ||
棹 |
d’o ̆k | deôk | drewks | chèo | trạo | zhao4 | ||
豹 |
po ̆k | peôk | prewks | beo | báo | bao4 | ||
潮 |
d’i ̯og | diô | ɦtrjew | triều | trào | chao2 | ||
鐵 |
t’iet | thyet | hlit | sắt | thiết | tie3 | ||
得 |
tək | tək | tək | được | đắc | de2 | ||
源 |
ŋi ̯wa ̆n | ŋiuan | ŋjon | nguồn | nguyên | yuan2 | ||
巧 |
k’ʊ̆g | kheu | khruʔ | khéo | xảo | qiao3 | ||
藥 |
di ̯ok | ʎiôk | rjawk | thuốc | dược | yue4 | ||
骸 |
g’æg | ɣe | grə | xương | hài | hai2 | ||
異 |
di ̯əg | ʎiə | ljə | lạ | dị | yi4 | ||
已 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | rồi | dĩ | yi3 | ||
以 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | lấy | dĩ | yi3 | ||
滅 |
mi ̯at | miat | mjet | mất | diệt | mie4 | ||
戉 |
gi ̯wa ̆t | ɣiuat | wjat | vớt | việt | yue4 | ||
越 |
g’wɑt | ɣuat | wat | vượt | việt | yue4 | ||
底 |
tiər | tyei | tijʔ | đáy | để | di3 | ||
脫 |
t’wɑt | thuat | hlot | lọt | thoát | tuo1 | ||
弱 |
ȵi ̯ok | ȵiôk | njewk | nhọc | nhược | ruo4 | ||
冒 |
mʊg | muk | muks | mũ | mạo | mao4 | ||
戶 |
g’o, ɣuo | ɣa | gaʔ | cửa | hộ | hu4 | ||
左 |
tsɑ | tsai | tsajʔ | trái | tả | zuo3 | ||
右 |
gi ̯ug | ɣiu | wjəʔ | phải | hữu | yuo4 | ||
正 |
ȶi ̯e ̆ŋ | tɕieŋ | tjeŋ | thẳng | chính | zheng4 | ||
郎 |
lɑŋ | laŋ | c-raŋ | chàng | lang | lang2 | ||
娘 |
ni ̯aŋ | niaŋ | nrjaŋ | nàng | nương | niang2 | ||
亂 |
lwɑn | luan | c-rons | chộn,rộn | loạn | luan4 | ||
限 |
g’æn | ɣeən | grənʔ | hẹn | hạn | xian4 | ||
烈 |
li ̯at | liat | c-rjet | rét | liệt | lie4 | ||
漏 |
lu | lo | c-ros | rò | lậu | lou4 | ||
弩 |
no | na | naʔ | ná,nỏ | nỗ | nu3 | ||
染 |
ȵi ̯am | ȵiam | njomʔ | nhuộm | nhiễm | ran3 | ||
洒 |
slĕg | ʃeai | cCrejʔ | rây | sái | sa3 | ||
竇 |
d’ug | dok | loks | lỗ (hổng) | đậu | dou4 | ||
禽 |
g’i ̯əm | giəm | grjəm | chim | cầm | qin2 | ||
裂 |
li ̯at | liat | c-rjet | rách | liệt | lie3 | ||
茶 |
d’ɔ | dea | lra | chè | trà | cha2 | ||
遮 |
ȶi ̯ɔ | tɕya | tjᴀ | che | già | zhe5 | ||
烏 | ʔo | a | ʔa | ác | ô | wu1 | ||
徹 | thi ̯at | thiat | thrjet | suốt/tuốt | triệt | che4 | ||
豚 | d’wən | duən | lun | lợn | đồn | tun2 | ||
BỔ SUNG | (MỚI) | |||||||
毋 | mi ̯wo | mia | mja | mựa | vô | wu2 | ||
只 | ȶi ̯ær | tɕiei | tjij | chỉn | chỉ | zhi3 | ||
Blog: http://www.fanzung.com
Đọc thêm:
Nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn và Mân ngữ
https://nghiencuulichsu.com/2016/12/14/nuoc-viet-cua-viet-vuong-cau-tien-va-man-ngu/
Viết lại tên Bách Việt
http://www.nongsinh.com/TrinhToc_BachViet_LSViet.htm
Nguyễn Đại Việt 2
No comments:
Post a Comment