Lực Lượng Duyên Phòng
Lực-Lượng Duyên-Phòng 213
Nguyễn-Tấn-Đơn
Lời Mở Đầu:
Sau ngày Việt-Nam Cộng-Hòa bị bức-tử, đoàn tầu di-tản của Hải-Quân Việt-Nam được
Hoa-Kỳ tiếp-nhận, các nước tự-do trên thế-giới cũng mở rộng vòng tay cho
đồng-bào ruột thịt chúng ta định-cư tị-nạn. Tất cả chúng ta là nạn-nhân của
Cộng-Sản miền Bắc xâm-chiếm miền Nam V N hiền-hòa, tự-do và hạnh-phúc. Giờ đây
trên khắp thế-giới đâu đâu cũng có bóng dáng người Việt-Nam. Chắc chắn con cháu
chúng ta thuộc những thế-hệ sau không khỏi không thắc mắc tại sao dân ta lại có
mặt ở đây. Công việc của cha ông đời trước bảo-vệ đất nước ra sao, kế-hoạch
phòng-thủ và tinh-thần chiến-đấu như thế nào. Ai là bạn, ai là thù, nước nào
giúp chúng ta v.v...
Là một quân-nhân gia-nhập quân-đội, dù trực-tiếp hoặc gián-tiếp chúng ta nên góp phần làm chứng-nhân lịch-sử, để cho thế-hệ sau có dữ-liệu phán-xét việc làm của những người đi trước. Trong tinh-thần đó, tôi xin
góp phần nhỏ bé của mình vào quyển "Hải-Sử" của HQVN/CH. Một
Quân-Chủng có quá-trình trên 20 năm bảo-vệ tổ-quốc. Đề-tài đó là cuộc hành-quân
tuần-tiễu duyên-phòng bảo-vệ lãnh-hải được tổ chức hỗn-hợp Việt-Mỹ có tên
"MARKET TIME OPERATION" Tiền-thân của Hành-Quân Lưu-Động Biển: Lực-Lượng Đặc-Nhiệm Duyên-Phòng 213 sau này. Sự việc xảy ra cách nay đã trên 35 năm. Tôi chỉ trình-bày phần căn-bản, khi tình-thế, hoàn cảnh cũng như nhu-cầu, tổ-chức và các lực-lượng thêm hay bớt là việc thường xảy ra khi hữu-sự.
I
Tổ-Chức và Hoạt-Động của CTF 115:
Ngày 08 tháng 03 năm 1965 Tổng-Thống Mỹ JOHNSON đã cho quân-lực Hoa-Kỳ đổ-bộ vào duyên-hải Đà-Nẵng, song song việc trên thì các thành-phần liên-kết với Bộ-Binh là Không-Quân và Hải-Quân cũng đã đồng loạt tăng cường lực-lượng tham-chiến vào miền Nam Việt-Nam.
Riêng về Hải-Quân thì đầu năm 1965, TASK FORCES 115 được thành-lập.Bộ- Tư-Lệnh của CTF-115 (Coastal Task Force) đóng tại CamRanh. Cuộc hành-quân tuần-tiễu trên biển của Hải-Quân Hoa-Kỳ và Hải-Quân Việt Nam được phối-hợp chung và đặt tên là: MARKET TIME OPERATION. Từ đó Hải-Quân VN đảm-trách tuần-tiễu cận-duyên (Inner Barrier). Hải-Quân Hoa-Kỳ đảm-trách tuần-tiễu viễn-duyên (Outer Barrier).
Đứng trước những hoạt-động phối-hợp qui-mô và cấp bách đó. Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân VN đã chỉ định một số đông các Sĩ-Quan Hải-Quân: khóa 11, 12, và 13, đảm-trách công việc sĩ-quan liên-lạc (Liaison Officer) trên các chiến-hạm Mỹ, các khóa kế tiếp như khóa 14 trở đi, sau thời-kỳ thực-tập mãn-khóa trên Đệ Thất - 7- Hạm-Đội xong, cũng lần lượt được chỉ định thay thế các khoá đàn anh. Khi đó HQ Đ/Úy Nguyễn-Văn-May trưởng-phòng 3 BTL/HQ coi như là cha đẻ của thành phần Sĩ-Quan liên-lạc này.
Chiến-hạm Mỹ tham-gia vào các chiến-trường miền Nam là thuộc vào các lực-lượng của đệ 7 Hạm-Đội tăng-phái cho CTF-115. Đệ 7 Hạm-Đội lúc đó có cả thảy 125 chiến-hạm đủ loại, gồm 4 Hàng-Không Mẫu-Hạm và thường-trực có mặt 2 chiếc còn hai chiếc luân-phiên nghỉ bến và tu-bổ, trong số đó có chiếc CVAN 65 USS ENTERPRISE chạy bằng nguyên-tử lực. Một Thiết-Giáp-Hạm là USS NEW JERSEY có nòng súng cở 16 Inch, rất nhiều DD, DDG, DER, DLG, FRIGATE, MSO, MSC, PB, tàu ngầm, tàu dân sự, tàu dầu, tàu tiếp-tế, v.v... Trong số đó có một chiến-hạm đặc-biệt duy nhất của Mỹ thuộc loại Degausing Ship, đây là một chiến-hạm có hình dạng như loại PC (Patrol Craft). Loại PC thì trước đây HQVN đã được Hải-Quân Pháp chuyển-giao từ năm 1952 như HQ 02, HQ 03, HQ 04, HQ 05, riêng HQ 06 được lãnh tại Hoa-Kỳ năm 1960. Đến năm 1965 vì các chiến-hạm trên quá cũ nên phế-thải, chiến-hạm Degausing Ship này hoàn toàn không có vũ-khí, chỉ có súng cá-nhân mà thôi. Lúc đó tôi và anh Lê-Kim-Lợi khóa 11 SQHQ/NT cùng đi trên chiếc này. Sau vài hôm thì tôi được chuyển qua DD 666 USS BLACK.
Chiến-hạm đầu tiên mà tôi nhận nhiệm-vụ làm SQLL là DD446 USS Radford
Chiến-hạm đến Vũng-Tàu nhận tôi nhập-hạm ngày 15.03.65,trước ngày đó đang phục-vụ trên HQ 406. Được công-điện khẩn của phòng Tổng-Quản-Trị, tôi trình-diện BTL/HQ/P3 để nhận nhiệm-vụ này. Hạm-Trưởng là 1 vị Đ/Tá, ông ta rất thích câu cá giải-trí. Ba lần thả xuồng nhỏ chở tôi cùng đi câu cá ngoài khơi Phan-Thiết, phiá nam đảo Cù-Lao-Thu. Sau 6 tuần lễ, chiến-hạm mãn công-tác, không vào bến mà chuyển-giao tôi ngay giữa biển khơi cho 1 tầu khác bằng cách cho đi Highline. Lần đầu tiên đi Highline cũng thấy thích-thú. Nói đến Highline thì trên Đệ 7 Hạm-Đội, ngoại trừ biển quá động mạnh mới xử-dụng đến trực-thăng. Thường thì mọi trao-đổi qua lại đều dùng Highline rất thông-lệ. Đêm nào trên tầu cũng có chiếu phim cho Sĩ-Quan và Đoàn-Viên giải-trí.
Thông thường trên một chiến-hạm Mỹ là có một Sĩ-Quan Việt-Nam làm liên-lạc. Nhiệm-vụ của SQLL là khám-xét các ghe khả-nghi, liên-lạc và thông-dịch. Thời-gian của mỗi chuyến công tác từ 6 đến 8 tuần lễ là có hẹn để thay thế. Khi được thay thế để nghỉ tại bờ, thì các SQLL đảm-trách trực-phiên tại các Trung-Tâm Kiểm-Soát Duyên-Hải vùng ( gọi là CSC: Coastal Surveillence Center ). Lúc ban đầu các Sĩ-Quan Liên-Lạc phục-vụ tại các TTKS/DH có tính cách như Sĩ-Quan biệt-phái tạm-thời chờ phương-tiện. Khi có chuyến bay thì về trình-diện BTL/HQ/ P3 để nhận công-tác mới. Có lúc làm việc tại Đà-Nẳng thuộc V1DH, cũng có lúc tại V3DH trên Hải-Đăng Vũng-Tàu. Tôi vì có gia-đình vợ con tại Nha-Trang nên tình-nguyện ra V2DH. Lúc bấy giờ Cố-Vấn-Trưởng V2DH là HQ Th/Tá Harvey P.Rodgers. Tư-Lệnh V2DH là HQ Th/Tá Hồ-Văn Kỳ-Thoại.Tôi đảm-trách công việc liên-lạc trên chiến-hạm Hoa-Kỳ, trực-phiên tại bờ hơn một năm thì chuyển thành Sĩ-Quan cơ-hữu của V2 Duyên-Hải. Giữa năm 1966 được giao nhiệm-vụ khác.
Song song với việc chiến-hạm tuần-tiễu trên biển, CTF 115 còn xử-dụng luôn cả phi-cơ không-tuần loại P2V xuất-phát từ căn-cứ Không-Quân UTAPAO của Thái-Lan để thám-sát cách xa bờ vài trăm hải-lý. Bản thân tôi trong khi làm SQLL cũng có tham-gia một chuyến không-tuần trên phi-cơ C47 của Không Lực VNCH, quan-sát ven duyên-hải từ Vũng-Tàu ra Phú-Quốc rồi vòng trở lại đường cũ và đáp xuống Tân-Sơn-Nhứt.
Đầu năm 1969, sau khi Tổng-Thống Mỹ
RICHARD NIXON đắc-cử, thì cuộc hành-quân phối-hợp bắt đầu chuyển hướng.
Chính-sách mới của Tổng-Thống Mỹ
thực-thi đúng lời hứa khi ra tranh-cử là rút Quân-Đội ra khỏi VN. Giao
lại cuộc- chiến cho người VN đảm-trách.Lúc đó toàn thể QLVNCH rất cần người để
chuẩn-bị trám vào chỗ mà người Mỹ sẽ chuyển-giao.
Tư-Lệnh HQVNCH lúc này là Đề-Đốc
Trần-Văn-Chơn đã khẩn-cấp ra chỉ-thị thành-lập các lực-lượng mới:
Lực-Lượng Thủy-Bộ . Tức là : Lực-Lựợng Đặc-Nhiệm 211.
Lực-Lượng Tuần-Thám : Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 212.
Lực-Lương Duyên-Phòng : Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 213.
Lực-Lượng Trung-Ương : Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 214.
Cuối năm 1969, sau khi rời chiến-hạm HQ
613, tôi được thuyên-chuyển về LLĐN 213 tại Cam-Ranh. LLĐN 213 là một đơn-vị
tân-lập, dự-tính đơn-vị này sẽ thay thế chỗ của CTF 115 sau khi đơn-vị này chấm
dứt nhiệm-vụ. Tôi đáo-nhậm đơn-vị mới ngày 15.11.1969 trong Căn-Cứ MARKET TIME.
Lúc này đơn-vị toàn là người Mỹ, mới đầu chỉ có vài Sĩ-Quan và Đoàn-Viên đến
trước để tập-sự phiên-trực tại Trung-Tâm Hành-Quân của CTF 115. Tại đây người
Mỹ cung-cấp nơi ăn, chổ ở cho toàn bộ người VN. Nếu còn sống bên trong Căn-Cứ
Hải Quân/Cam-Ranh thì hoàn toàn miễn-phí.
Để chuẩn-bị cho kế-hoạch bàn-giao
trách-nhiệm lại cho LLĐN 213.Hải-Quân Hoa-Kỳ đã cho thiết-lập một làng gia-binh
sát cạnh Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận Market-Time. Gồm nhiều nhà biệt-lập dành cho
Sĩ-Quan, khu nhà tập-thể mỗi dãy 5 căn đủ tiện-nghi cho Hạ-Sĩ-Quan và
Đoàn-Viên,một ngôi chợ nhỏ nằm sát cổng trại gia-binh. Đặc-biệt còn có
chương-trình trợ-giúp phát-triễn chăn nuôi heo, gà. Một ao nuôi cá lớn nằm
ngoài làng gia-binh bên cạnh khu giải-trí "Pinic" vườn xoài dưới chân
núi ( Đây cũng là nơi sản-xuất gạch khối để cung-cấp cho việc xây-dựng khu
gia-binh này ).
Tôi bắt đầu tham-gia công-việc và làm
quen với tổ chức của CTF115. Ba tuần sau thì nhân-vật số 3 của LLĐN 213 là HQ
Th/Tá Bùi-Trọng-Kim ( Khóa 9 SQHQ NT ) đến CamRanh, gia-nhập vào đơn-vị
tân-lập. Bốn tuần sau thì nhân-vật số 2
là HQ Tr/Tá Nguyễn-Bá-Trang đến đơn-vị. Một tuần lễ sau nhân-vật số 1 là
HQ Đ/Tá Nguyễn-Hữu-Chí ra đảm-nhận
chức-vụ Tư-Lệnh LLĐN 213. Như vậy vào tháng 2 năm 1970 LLĐN 213 và CTF 115
hoạt-động song-hành, các đơn-vị bắt đầu chuyển-giao nhiệm-vụ.
Cũng cần nói riêng thêm về nhân-vật số 2
là Tr/Tá Trang, sau này vào đầu năm 1975, khi tôi phục-vụ tại chiến-hạm HQ 404,
có lần công tác tại Bình-Thủy, tôi gặp lại Sếp cũ, lúc này là Đ/Tá Tư-Lệnh
Lực-Lượng Thủy-Bộ: 211. Sau 30.04.
1975
thì cũng gặp lại Sếp cũ, cùng ở tù chung tại trại Suối-Máu Biên-Hoà, cùng với
các vị như: Đ/Tá Nguyễn-Văn-Tấn, Đ/Tá Nguyễn-Viết-Tân, Đ/Tá Nguyễn-Văn-May,
Đ/Tá Nguyễn-Văn-Kinh ( Tuần-Giang ), cựu Đ/Tá Đinh-Công-Chấn. Riêng về Đ/Tá
Nguyễn-Văn-Tấn ( AN/HQ ), sau khi các chiến-hạm rút khỏi cảng Saigòn đêm
29.04.75. Sáng ngày 30.04.75, các Sĩ-Quan còn lại cũng mặc quân-phục cấp-bậc
đầy đủ vào BTL/HQ xem coi có việc gì đã xảy ra, kể cả Sĩ-Quan các chiến-hạm còn
lại cũng tập-trung tại CLB nổi ( tuy không bắt buộc ). Sau đó Đ/Tá Tấn mời một
Sĩ-Quan Việt-Cộng vào nói chuyện, hắn nói dài, nói dai, nói dốc. Hắn khoe miền
Bắc văn-minh hơn, có 2 lò luyện thép, còn miền nam thấy vậy mà phồn-vinh
giả-tạo, chi biết ăn bám của nhân-dân. Rồi đây ai cũng có việc làm. Cuộc nói
chuyện sau hơn một tiếng thì giải-tán, mạnh ai về nhà nấy thay thường phục, để
rồi lần lượt gặp nhau trở lại tại các nhà tù.
Tháng 5 năm 1976, chúng tôi lần lượt được
chuyển ra miền Bắc bằng tầu thủy từng đợt khác nhau. Riêng khoảng trên 300
Sĩ-Quan cấp Đ/Tá thì bọn Việt-Cộng cho di-chuyển trước bằng phi-cơ C 130 ra
Yên-Bái. Rồi từng đoàn xe Molotova bít-bùng chở chúng tôi từ trại Suối Máu: K1,
K2, K3, K4, K5, đến bến tầu là 12 giờ
khuya. Xe mở tấm che cho tù-nhân bước xuống sắp hàng. Lúc đó tôi mới nhận ra
nơi đây là Tân-Cảng, chiếc tàu chở chúng tôi tên là Sông-Hương. Cũng tại bến
cảng này trước đây tôi cũng đã cập bến lấy hàng mỗi khi công-tác. Cũng tại bến
cảng này ngày 04.03.75 tôi đã bàn-giao HQ 404 cho HQ Tr/á Nguyễn-Đại-Nhơn (
Khóa 10 SQHQ/NT ). Từ đây có thể nhìn thấy những nóc nhà của cư-xá Cửu-Long Thị
Nghè. Trong cư-xá đó gia-đình tôi vẫn còn đang cư-ngụ. Tuy thông-cáo nói là đi
30 ngày mà nay thời-gian đã gần 1 năm rồi,bây giờ lại tiếp-tục đưa ra Bắc, ngày
về thật là mù-mịt.
Từ ngày Cộng-Sản được gọi là kẻ
chiến-thắng đến nay, chúng đã áp-đặt lên nước VN một chính-sách rất man-rợ. Đây
là câu nói của nhà văn Dương-Thu-Hương, mà tôi thấy rất xác-thực. Sau năm 1975
có đi tù, tuy có cực-nhọc về thể- xác nhưng cũng có lúc cười ra nước mắt vì sự
ngu-dốt, ngớ-ngẩn của bọn chỉ-huy cộng-sản. Bọn VC chỉ giỏi về chính-trị học
thuộc lòng. Khi ai đã tham-dự vài bài học chính-trị do bọn cán-bộ lên lớp, sau
đó mọi người đều phát-biểu trở lại y như nhau. Trong 1 tổ chừng 10 người là 10
lần phát-biểu thì sau đó ai cũng thuộc lòng và ai cũng có thể phát-ngôn như là
đã từng làm cán-bộ chính-trị. Tuy nhiên về trình-độ văn-hoá, toán-học và
kiến-thức chung của văn-minh nhân-loại thì họ rất kém nếu không nói là ngu-dốt.
Cho nên họ rất dị-ứng với giới trí-thức. Vì chỉ có giới trí-thức mới nhận ra
thiên-đường mù của họ. Mới đây, nhân dịp lễ kỷ-niệm ngày 30 tháng 04 năm 2000.
Thượng Nghị-Sĩ Mỹ JOHN MC CAIN khi đến thăm VN đã phát-biểu cảm-tưởng: "
Chiến-thắng được trao lầm tay ". Thật là đúng hết chỗ nói. Có đi tù ra
miền Bắc mới thấy bọn CS đã kéo lùi miền Bắc lại sau miền Nam vài thập-niên
thua xa. Nay, sau 25 năm, chế-độ man-rợ đã kéo lùi toàn bộ đất nước tụt-hậu so
với các nước Đông-Nam-Á. Những gì đã có tại miền Nam, thì chế-độ man-rợ đã xóa
bỏ tất cả sau ngày 30.04.75. Đến năm 1986 thì mới lượm lặt những cái trước đây
đã bỏ đi, nay chùi rửa và đánh bóng lại đem ra xài gọi là mở cửa, gọi là đổi
mới.
Trở lại hoạt-động của Trung-Tâm Hành-Quân
CTF 115. Khi LLĐN 213 đã có Tư-Lệnh và Tư-Lệnh-Phó thì công-việc hàng ngày đều
kết-hợp với Mỹ. Phần việc của tôi là đảm-trách thuyết-trình tin-tức ( Briefing
). Một tuần làm việc 6 ngày trừ chúa nhật. Mỗi sáng lúc 9 AM là giờ
thuyết-trình, trước giờ đó các Sĩ-Quan của CTF 115 và CTF 213 có mặt. Khi 2 vị
Tư-Lệnh vào thì cuộc thuyết-trình bắt đầu. Trước tiên Trưởng-Phòng hành-quân
CTF 115 thuyết-trình: Tình-trạng chiến-hạm Đệ 7 Hạm-Đội tham-dự tuần-tiễu, các
sự-kiện xảy ra trong ngày như yểm-trợ hải- pháo, các sự thiệt-hại, kết-quả
không-tuần, các hoạt-động sắp tới, tình-trạng các WPB và PCF tại các Hải-Đội,
cuối cùng là tin khí-tượng. Kế đó Sĩ-Quan VN của CTF 213 thuyết-trình về
tình-trạng chiến-hạm VN tham-dự,các biến-cố trong ngày đã xảy ra tại các vùng
Duyên-Hải,các cuộc hành-quân đổ-bộ và kết-quả,thiệt-hại. Sau cùng là các bài
thuyết-trình của Sĩ-Quan tình-báo Mỹ và Việt, phía VN thì khi đó là Đ/Úy HQ CB
Nguyễn-Đức-Biền đảm-trách.
Đặc-biệt khi có quan-chức cao-cấp
thăm-viếng thì phải thuyết-trình toàn-bộ tổ-chức và hoạt-động của Lực-Lượng
Duyên-Phòng.Đầu năm 1970 Đề-Đốc Ward Tư-Lệnh Thái-Bình-Dương đến, thì cuộc
thuyết-trình không tổ-chức tại Trung-Tâm hành-quân mà tại phòng họp lớn của
Tr/Tá Chỉ-Huy-Trưởng Căn-Cứ. Trong thời-gian làm việc tại CTF 213 tôi có tham-gia
việc soạn-thảo tập " Huấn-Lệnh Hành-Quân " cho LLĐN 213, dựa vào
S.O.P ( Standard Operation Procedure ) của CTF 115 và các văn-thư căn-bản của
Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam.
Tháng 10 năm 1970 tôi được thuyên-chuyển
về HĐ5/DP. Hải-Đội 5 Duyên- Phòng lúc bấy giờ có 36 chiếc PCF, hậu-cứ đặt tại
Căn-Cứ Hải-Quân Mỹ-Tho. Hải-Đội do HQ Tr/Tá Phạm-Gia-Luật chỉ-huy, thường xuyên
tăng-phái 12 PCF cho Vùng 5DH tham-dự hành-quân Trần-Hưng-Đạo 1 tại Năm-Căn,
một chi-đội gồm 12 PCF tăng-phái cho hành-quân THĐ 18 tại biên-giới
Việt-Campuchia. Số PCF còn lại thì tu-bổ và sửa-chữa tại Cát-Lở.
CTF 115 nhận mệnh-lệnh từ Tư-Lệnh
Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam, lúc đó là Đô-Đốc ELMO ZUMWALT.
Thống-thuộc mệnh-lệnh hành-quân như sau :
A)
CTG
:
Coastal Task Group (gọi là Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm). Có tất cả 5 Liên-Đoàn
Đặc-Nhiệm (CTG):
CTG 115.1 do Cố-Vấn-Trưởng V1DH
Đảm-nhiệm.
CTG 115.2 do Cố-Vấn-Trưởng V2DH
Đảm-nhiệm.
CTG 115.3 do Cố-Vấn-Trưởng V3DH
Đảm-nhiệm.
CTG 115.4 do Cố-Vấn-Trưởng V4DH
Đảm-nhiệm.
CTG 115.5 do Cố-Vấn-Trưởng V5DH
Đảm-nhiệm.
Lúc đầu thì CTF 115 ra lệnh hành-quân cho
Cố-Vấn-Trưởng của mỗi vùng Duyên-Hải, dĩ nhiên giữa Cố-Vấn và Tư-Lệnh Vùng chỉ
là một.Vì những gì Cố-Vấn cần là Tư-Lệnh Vùng đồng-ý và ngược lại. Đó là sự
phối-hợp theo thống-thuộc.
Tại mỗi CTG đều có 1 C.S.C ( Coastal
serveillence Center ) được gọi là Trung-Tâm Kiễm-Soát Duyên-Hải. Tất cả CSC của
các vùng đều đặt tại Trung-Tâm Hành-Quân Vùng. Riêng V3DH thì CSC được đặt tại
Hải-Đăng Vũng-Tàu.
B)
CTU
Coastal Task Unit (gọi là Phân-Đoàn Đặc-Nhiệm).
CTU 115.2.1. đồn-trú tại Qui-Nhơn,
Trực-thuộc: CTG 115.2
CTU 115.2.2. đồn-trú tại Cam-Ranh,
Trực-thuộc: CTG 115.2
C)CTE
: Coastal Task Element ( gọi
là Chi-Đoàn Đặc-Nhiệm). Chi-Đoàn Đặc-Nhiệm chỉ được thành-lập khi có nhu-cầu
hành-quân.
D)
Ngoài
ra tại mỗi CTG đều có Hải-Đội Duyên-Phòng để quản-lý các WPB và PCF của Task
Force 115.Cấp-số nhân-viên của 1 WPB là 3 Sĩ-Quan và 8 Đoàn Viên.
Mỗi PCF là 2 Sĩ-Quan và 3 Đoàn-Viên .
III - Thành-Phần Tham-Dự
: MARKET TIME OPERATION :
1)
Đệ 7 Hạm-Đội: Thường xuyên có 2
Hàng-Không Mẫu-Hạm,1 chiếc hoạt-động vùng phía Bắc,1 chiếc hoạt-động vùng phiá
Nam và vịnh Thái-Lan.Dĩ nhiên khi có mặt của Hàng-Không Mẫu-Hạm là sự có mặt
của Bình-Phong đội-hình gồm tầu ngầm, DD, DDG, DER, DE, MSO .v .v .
Đệ 7 Hạm-Đội đảm trách 8 vùng viễn-duyên
(Outer Barrier ) bằng các chiến-hạm đủ loại như: DD, DDG, DLG, DER, FRIGATE,
MSO, MSC, v.v... Đầu năm 1970 thì chiến-cuộc được nới rộng qua biên-giới
Campuchia, hộ-tống các đoàn tầu di chuyển trên sông tiếp-tế cho thủ-đô
Phnom-Penh do hành quân Trần-Hưng-Đạo 18 đảm-trách. Trong khi đó ngoài biển
khơi thì CTF 115 mở thêm 1 vùng viễn-duyên thứ 9, bao bọc ngoài cảng
Kompongsom.
2)
Không-Tuần: Loại phi-cơ P2V xuất-phát
từ phi-trường UTAPAO tại Thái-
Lan.
Thường xuyên tuần-thám cách xa bờ vài trăm hải-lý. Hoạt-động 24/24 .
3)
Các đài RADAR kiểm-báo: Tầm hoạt-động
hữu-hiệu trên 50 hải-lý:
ĐKB
- 101 - Tại núi La-Ngữ (
Huế ).
ĐKB - 102 - Tại Sơn-Trà
Đà-Nẳng.
ĐKB
- 103 - Tại Đảo Cù-Lao RÉ Quảng-Ngãi.
ĐKB
- 104 - Tại Sa-Huỳnh
Đức-Phổ.
ĐKB - 201
- Tại Poulo Gambir Qui-Nhơn.
ĐKB - 202 - Tại Núi Chop-Chai Tuy-Hoà.
ĐKB - 203 - Tại Hòn-Tre Nhatrang.
ĐKB - 204 - Tại Hải-Đăng
Mũi Padaran Phan-Rang.
ĐKB - 301
- Tại núi Takoo Bình-Tuy.
ĐKB - 302 - Tại
Núi Lớn Vũng-Tàu.
ĐKB
- 303 - Tại Đảo Côn-Sơn.
ĐKB
- 304 - Tại chiến-hạm neo ngoài khơi Ba-Động.
ĐKB
- 401 - Tại PouLo OBI ( Hòn-Khoai ).
ĐKB - 402 - Tại Poulo Dama ( Hòn Nam-Du ).
ĐKB - 403 - Tại Núi Đất-Đỏ An-Thới Phú-Quốc.
ĐKB - 404 - Tại Hòn-Tre Hà-Tiên.
4) Các
chiến-hạm thuộc BTL/Hạm-Đội Vìệt Nam Cộng Hòa tăng-phái cho các Vùng duyên hải.
5) Các
Tuần-Duyên-Đĩnh (WPB) và Khinh-Tốc-Đĩnh ( PCF ) thuộc các Hải-Đội Duyên-Phòng
trực-thuộc tăng-phái:
- HĐ1/ZP Đồn-trú tại Đà-Nẵng:
7WPB và 20 PCF.
- HĐ2/ZP Đồn-trú tại Qui-Nhơn:
8 WPB và 20 PCF.
Hải-Đội
2 Duyên-Phòng được chia thành hai Phân-Đội: PĐ21 tại hậu-cứ Qui-Nhơn PĐ22 hậu-cứ
tại CamRanh. Riêng tại CamRanh còn có thêm 4 PG (Patrol- Gunboat), được CTF
115 xử-dụng vào việc yểm-trợ tuần-dương, tầu có vận-tốc nhanh, trang bị hỏa-lực
mạnh, có cả 2 giàn phóng TORPEDO...
- HĐ3/ ZP Đồn-trú tại Cát-Lở :
6 WPB và 20 PCF.
- HĐ4/ ZP Đồn-trú tại An-Thới :
4 WPB và 20 PCF.
- HĐ5/ ZP Đồn-trú tại Năm-Căn : 36 PCF.
Hậu-cứ
của HĐ5/ZP trong giai-đoạn đầu mới thành-lập thì di-động tùy theo nhu- cầu
tham-dự hành-quân. Sau cùng hậu-cứ HĐ5 đồn-trú tại Năm-Căn.
6)
Các
Vùng Duyên-Hải kiêm-nhiệm chức-vụ Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm đảm-trách tuần-tiễu
cận-duyên (Inner Barrier). Dọc theo duyên-hải VNCH được chia thành 51 vùng
cận-duyên lúc ban đầu, khi CTF 115 thiết-lập thêm một vùng viễn-duyên thứ 9 vào
đầu năm 1970 thì ba vùng cận-duyên bên trong được thành-lập thêm tại V4DH cho
phù-hợp với nhu-cầu yểm-trợ hộ-tống của hành-quân Trần-Hưng-Đạo 18. Toàn lãnh-hải
VNCH từ năm 1970 là 54 vùng cận-duyên.
-
V 1/ DH: Tư-Lệnh V1DH kiêm-nhiệm (CTG 115.1). Đồn-trú tại Đà-Nẵng,
ranh-giới lãnh-hải bắt đầu từ Vĩ-Tuyến 17 xuống đến giáp ranh Quảng-Ngãi và
Sa-Huỳnh. Được chia thành 11 vùng cận-duyên, cách bờ 12 hải-lý. Lực-lượng
cơ-hữu gồm có 6 Duyên-Đoàn, Căn-Cứ Hải-Quân Đà-Nẳng và các Giang-Đoàn tăng-phái:
-
Duyên-Đoàn 11: Đồn-trú tại Cửa-Việt.
-
Duyên-Đoàn 12: Đồn-trú tại Thuận-An.
-
Duyên-Đoàn 13: Đồn-trú tại Tư-Hiền.
-
Duyên-Đoàn 14: Đồn-trú tại Hội-An.
-
Duyên-Đoàn 15: Đồn-trú tại Chu-Lai.
-
Duyên-Đoàn 16: Đồn-trú tại cửa Cổ-Lũy Quảng-Ngãi.
- V
2/ DH : Tư-Lệnh V2DH
kiêm-nhiệm (CTG 115.2). Đồn-trú tại trại Tây-Kết (CCHQ/ NhaTrang) đến năm
1971 thì di-chuyển về Căn-Cứ Hải-Quân Cam-Ranh. Ranh-giới lãnh-hải bắt đầu từ
Sa-Huỳnh xuống đến Mũi Kê-Gà Phan-Thiết. Được phân-chia thành 13 vùng
cận-duyên, cách bờ 12 hải-lý. Lực-lượng cơ-hữu gồm có 8 Duyên-Đoàn và hai
Thủy-Xưởng (một tại Cam-Ranh và một tại Qui-Nhơn). Trước năm 1971 thủy-xưởng
Nhatrang còn hoạt-động. Có ba căn-cứ: CCHQ/Qui-
Nhơn,
CCHQ/Nhatrang, CCHQ/Cam-Ranh :
- Duyên-Đoàn 21: Đồn-trú tại Đề-Gi lúc ban đầu.
- Duyên-Đoàn 22: Đồn-trú tại Poulo-Gambir lúc ban đầu.
- Duyên-Đoàn 23: Đồn-trú tại Sông-Cầu.
- Duyên-Đoàn 24: Đồn-trú tại Tuy-Hòa.
- Duyên-Đoàn 25: Đồn-trú tại Hòn-Khói.
- Duyên-Đoàn 26: Đồn-trú tại Bình-Ba.
- Duyên-Đoàn 27: Đồn-trú tại Ninh-Chử Phan-Rang.
- Duyên-Đoàn 28: Đồn-trú tại Phan-Thiết.
-
V 3/ DH: Tư-Lệnh V3DH kiêm-nhiệm (CTG 115.3). Đồn-trú tại Cát-Lở.
Ranh-giới lãnh-hải bắt đầu từ Mũi Kê-Gà đến cửa Định-An, được phân-chia thành
11 vùng cận-duyên, cách bờ 12 hải-lý, bao gồm Đặc-Khu Côn-Sơn. Lực- lượng
cơ-hữu gồm có 7 Duyên-Đoàn, Thủy-Xưởng Vũng-Tàu và CCHQ/Cát-Lở:
- Duyên-Đoàn 31:
Đồn-trú tại cửa Hàm-Tân.
- Duyên-Đoàn 32:
Đồn-trú tại Bến-Đình Vũng-Tàu.
- Duyên-Đoàn 33:
Đồn-trú tại Rạch-Dừa.
- Duyên-Đoàn 34 và 37: Đồn-trú tại Tiệm-Tôm Bến-Tre.
- Duyên-Đoàn 35:
Đồn-trú tại Hưng-Mỹ Trà-Vinh.
- Duyên-Đoàn 36:
Đồn-trú tại Long-Phú.
-V
4/ DH: Tư-Lệnh V4DH kiêm-nhiệm (CTG 115.4). Đồn-trú tại An-Thới
Phú-Quốc. Ranh-giới lãnh-hải bắt đầu từ Cửa Sông Ông-Đốc đến biên-giới
Việt-Campuchia, được phân-chia thành 12 vùng cận-duyên. Lực-lượng cơ-hữu gồm có
6 Duyên-Đoàn, Thủy-Xưởng và Căn-Cứ Hải-Quân An-Thới:
- Duyên-Đoàn 42: Đồn-trú tại Hòn Nam-Du, sau này được
di-
chuyển về An-Thới 1 Phân-Đội, 1 Phân-Đội
đóng tại Poulo Panjang .
- Duyên-Đoàn 43: Đồn-trú tại Cửa Sông Ông-Đốc lúc ban
đầu,
sau
di-chuyển về đảo Hòn-Tre Rạch-Giá .
- Duyên-Đoàn 44: Đồn-trú tại Kiên-An Rạch-Giá.
- Duyên-Đoàn 45: Đồn-trú tại Bắc Đảo Phú-Quốc lúc ban
đầu,
sau
chuyển về Hà-Tiên .
- Duyên-đoàn 46 và 47: Đồn-trú tại An-Thới.
-V
5/ DH: Tư-Lệnh V5DH kiêm-nhiệm (CTG 115.5). Đồn-trú tại Năm-Căn,
ranh-giới bắt đầu từ cửa Định-An đến bờ nam cửa sông Ông-Đốc. Được phân-chia
thành 7 vùng cận-duyên và hai cửa sông Năm-Căn (từ cửa Bồ-Đề đến cửa Bảy-Hạp),
sông Đồng-Cùng và chi-khu Năm-Căn. Lực-lượng cơ-hữu gồm có Duyên-Đoàn 41,
Căn-Cứ Hải-Quân Năm-Căn và các đơn-vị tăng-phái: -
Giang-Đoàn 43 Ngăn-Chặn tăng-phái lúc ban đầu. -
Giang-Đoàn 53 Tuần-Thám tăng-phái lúc ban đầu.
- Giang-Đoàn 71 Thủy-Bộ tăng-phái từ năm 1973 . -
Duyên-Đoàn 36 tăng-phái tuần-tiễu từ cửa
Định-An. -
Duyên-Đoàn 41 Đồn-trú tại PouLo OBI (Hòn-Khoai).
Tổng-số Duyên-Đoàn của 5 Vùng Duyên-Hải là: 28 đơn-vị chiến-đấu vừa có
khả-năng tuần-tiễu cận-duyên, vừa có khả-năng hành-quân đổ-bộ.Lực-lượng của các
đơn-vị này gồm có Ghe Chủ-Lực (Command junk), Ghe Di-Cư, Ghe Buồm, đó là
trong giai-đoạn từ năm 1960 đến năm 1967. Đầu năm 1968 trở đi, Hải-Quân
Công-Xưởng đã đóng xong các loại ghe Xi-măng, ghe YABUTA, tất cả được trang-bị
máy dầu cặn có công-xuất lớn để thay thế số ghe cũ. Mỗi Duyên-Đoàn được
trang-bị theo cấp-số: 3 ghe chủ-lực, 20 ghe Yabuta. Quân-số mỗi đơn-vị khoảng
100, trong đó có 5 Sĩ-Quan, 20 Hạ-Sĩ-Quan.
ACTOV (Accelerated Turnover To The
VietNamese)và ACTOVRAD cũng là nằm trong chương-trình ACTOV và chuyển-giao
thêm vô-tuyến điện-tử như Radar của các đài kiểm-báo, hệ-thống truyền-tin như
viễn-ấn-tự hữu-tuyến và vô-tuyến,
phương-tiện
liên-lạc v.v.
Khi BTL/LLĐN 213 được hình-thành tại
Cam-Ranh thì CTF 115 chuyển-giao công-việc lần lượt lại cho HQVN đảm-trách.
Trong năm 1970 bắt đầu chuyển-giao các WPB, PCF. Đặc-biệt có 4 chiếc PG tại
Cam-Ranh thì không thấy có trong
chương-trình
chuyển-giao.
Các đài Kiểm-Báo lần lượt chuyển-giao,
hệ-thống truyền-tin. Tại trung-tâm hành-quân Cam-Ranh được trang-bị một
hệ-thống liên-lạc Hotline, lúc bấy giờ xem như rất hữu-hiệu cho các cuộc
liên-lạc nhanh chóng. Tổng-đài nằm ngay tại Trung-Tâm Hành-Quân Cam-Ranh,
Sĩ-Quan trực-phiên muốn gọi đến các Trung-Tâm Kiễm-Soát Duyên-Hải kể cả
Phú-Quốc đều được đáp-ứng ngay tức thời. Đặc biệt có 1 điện-thoại loại tối-mật
được để trong tủ với 2 lớp khoá mã số (dành riêng cho CTF 115 có thể liên-lạc
thẳng Ngũ-Giác-Đài).
ề không-tuần thì Hoa-Kỳ vẫn còn tiếp-tục
trợ-giúp phi-cơ P2V cho đến năm 1973 sau Hiệp-Định Paris. Nhìn chung LLĐN 213
dựa vào cơ-cấu của CTF 115 để lại, riêng các vùng Viễn-Duyên ( Outer Barrier )
thì các chiến-hạm của Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội VN thay thế cho Đệ 7 Hạm-Đội Hoa-Kỳ.
Do đó Hải-Quân Hoa-Kỳ đã chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam nhiều chiến-hạm như
sau:
-Năm
1970 : chuyển-giao :
- HQ
13
(Hộ-Tống-Hạm Hà-Hồi). Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ
Tr/Tá
Vương-Đắc-Ân
(Khóa 10 SQHQ/NT ).Vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975, trong khi tham-dự
yễm-trợ công-tác rút quân tại V1DH, bất ngờ bị máy bay bắn lầm, gây thương-vong
cho một số thủy-thủ-đoàn, chiến-hạm cũng bị hư hại, sau đó được lệnh rời vùng
hành-quân để trở Sằi gòn sửa-chữa. Đêm 29.04.75 chiến - hạm vẩn còn
bất-khiển-dụng nên bị bỏ lại, sau này Việt cộng tái trang-bị và xử-dụng.
- HQ
14
(Hộ-Tống-Hạm Vạn-Kiếp II). Vị Hạm-Trưởng sau cùng
là HQ Th/Tá Phạm-Thành (K 13 SQHQ/NT ). Vào giữa tháng 3 năm 1975 chiến- hạm
bị hai quả Rocket do phi-cơ F5 bắn lầm, trong lúc công-tác yểm-trợ tại V1DH như
HQ13, gây thương-vong cho một số thủy-thủ-đoàn, trong số đó có một bị tử-thương.
Tuy nhiên tình- trạng chiến-hạm không bị hư-hại nặng. - HQ
472 và HQ 473 (Loại tầu chở dầu). - HQ
504
(Dương-Vận-Hạm Qui-Nhơn). HQ 504 bị bỏ lại, Việt cộng
huy-động thủy-thủ-đoàn tái xữ-dụng ngay vào các công-tác chuyển-vận, tiếp-tế và
cứu-trợ. Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ Tr/Tá Nguyễn-Như-Phú (Khóa 13 SQHQ/ NT).
Ở lại trình-diện đi tù và bị chuyển ra Bắc.
-
HQ 505 (Dương-Vận-Hạm Nhatrang). Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ
Tr/Tá
Nguyễn-Văn-Nhượng (Khóa 9 SQHQ/NT). - HQ
800 (Cơ-Xưởng-Hạm Mỹ-Tho). Được chuyển-giao vào tháng
10.Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ Tr/Tá Dương-Hồng-Võ (khóa 9 SQHQ/NT).
- Năm 1971 :
Chuyển-giao :
- HQ I
(Khu-trục-Hạm Trần-Hưng-Đạo) Loại DER. Được chuyển-giao cho HQVN vào tháng
2. Tư-Lệnh Hải-Quân đặt chiến-hạm này vào vị trí Soái-Hạm. Vị Hạm-Trưởng sau
cùng là HQ Tr/Tá Nguyễn-Địch-Hùng (Khóa 4 Brest, trường Sĩ- Quan Hải-Quân bên
Pháp), tương-đương khóa 7 SQHQ Nhatrang. Sau ngày 30.04.75, vì bị trễ giờ
khởi-hành, Tr/Tá Hùng bị ở lại trình-diện đi tù và bị chuyển ra Bắc. (xem tiếp
mục VI Chuyện Tù Cải-Tạo)
-
HQ 4 (Khu-trục-Hạm Trần-Khánh-Dư) Loại DER. Được chuyển-giao vào tháng 9.
Đây là chiến-hạm trực-tiếp tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa với Hải-Quân
Trung-Cộng vào đầu năm 1974. Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ Tr/Tá Vũ- Hữu-San (Khóa 11 SQHQ/NT). Ngày rút khỏi cảng Saigòn thì chiến-hạm còn đang sửa-chữa và
bất-khiển-dụng nên bỏ lại. Sau này Việt-Cộng cho tái xử-dụng.
-
HQ 02 (Tuần-Dương-Hạm Trần-Quang-Khải) Loại WHEC. Được chuyển-
giao
vào tháng 1. Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ Tr/Tá Đinh-Mạnh-Hùng (Khóa 11 SQHQ
/NT).
- HQ
03 (Tuần-Dương-Hạm Trần-Nhật-Duật) Loại WHEC. Được
chuyển-
(Khóa 7 SQHQ / NT). - HQ
05 (Tuần-Dương-Hạm Trần-Bình-Trọng) Loại WHEC. Được
chuyển-
giao vào tháng 12. HQ 05 cũng trực-tiếp
tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa đầu năm 1974. Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ
Tr/Tá Phạm-Trọng-Quỳnh (Khóa 11 SQHQ/NT). - HQ
06 (Tuần-Dương-Hạm Trần-Quốc-Toản) Loại WHEC. Được
chuyển-
giao
vào tháng 12. Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ Tr/Tá Nguyễn-Phước-Đức
(Khóa 9 SQHQ/NT). -
HQ 801 (Cơ-Xưởng-Hạm Cần-Thơ). Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ
Th/Tá
Nguyễn-Phú-Bá (Khóa 11 SQHQ/NT). Ở lại đi tù cùng số-phận như chúng tôi.
-
HQ 802 (Cơ-Xưởng-Hạm Vĩnh-Long).
Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ
Tr/Tá
Vũ-Quốc-Công (Khóa 10 SQHQ / NT).
-
Năm 1972: chuyển-giao tiếp :
- HQ
15 (Tuần-Dương-Hạm Phạm-Ngũ-Lão) Loại WHEC. Được
chuyển-
giao
vào tháng 7. Ngày rời bến, chiến-hạm vẫn còn bất-khiển-dụng nên bỏ lại, sau này
Việt-Cộng cho sửa-chữa và tái xử-dụng. Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ Tr/Tá
Lê-Văn-Qúy (Khóa 11 SQHQ/NT). - HQ
16
(Tuần-Dương-Hạm Lý-Thường-Kiệt) Loại WHEC. Được
chuyển-
giao
vào tháng 6. HQ 16 cũng trực-tiếp tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa vào đầu năm
1974, dưới sự chỉ-huy của vị Hạm-Trưởng lúc bấy giờ là HQ Tr/Tá Lê-Văn-Thự (
khóa 10 SQHQ/NT). Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ Tr/Tá Trần-Trọng-Hải ( Khoá 11
SQHQ/NT). Sau 30.04.75, Tr/tá Hải ở lại trình-diện đi tù và bị chuyển ra Bắc.
-
HQ 17 (Tuần-Dương-Hạm Ngô-Quyền) Loại WHEC. Được chuyển-giao
vào
tháng 6. Vị Hạm-Trưởng sau cùng là HQ Tr/Tá Trương-Hữu-Quýnh (khóa 11 SQHQ /NT). - HQ
475 (Loại tầu chở dầu). - HQ
490. Đây là loại chiến-hạm chuyển-vận tiếp-tế. Trên tàu
có hầm lạnh.-
rất
lớn để lưu-giữ thực-phẩm. Khi Hoa-Kỳ chuyển-giao chiến-hạm này thì HQVN lúc đó dùng vào các công-tác chuyên-chở,
thường xuyên giao-dịch giữa Bộ-Tư- Lệnh Hạm-Đội, Vũng-Tàu, Đà-Nẵng, NhaTrang,
Năm-Căn, Phú-Quốc. Vị Hạm-
Trưởng
đầu tiên là HQ Đ/Úy Trần-Văn-Thảo khóa 15 SQHQ/NT.
Hiệp-định Paris được ký ngày 27.01.73.
Cho nên Hải-Quân Hoa-Kỳ đã ráo-riết chuyển-giao quân-dụng và chiến-cụ đến cuối
năm 1972 là chấm dứt.
Nói tóm lại, LLĐN 213 thay thế cho CTF 115
để tham-gia hành-quân Lưu-Động Biển. Suốt chặn đường phục-vụ cho dân-tộc. Đó là
bảo vệ lãnh-hải VNCH.
Sau
ngày 30.04.75, HQVNCH phải cùng chịu số-phận theo vận nước dù với một lực-lượng
hùng-mạnh như vậy, một tổ-chức tuần-phòng lãnh-hải chặt-chẽ như vậy. Địch-quân
chưa hề dám đối-đầu trên biển cả, ngoại trừ cuộc hải-chiến bảo-vệ Hoàng-Sa năm
1974 với Hải-Quân Trung-Cộng. HQ Đ/Tá Hà-Văn-Ngạc trực-tiếp chỉ-huy trận
hải-chiến này, dưới quyền có các chiến hạm HQ10, HQ4, HQ 5, HQ 16. Phần này đã
được trình-bày chi-tiết trong tập tài-liệu " Trận Hải-chiến Hoàng-Sa
". Toàn bộ HQVNCH bị bức-tử, trong khi chúng ta còn có trong tay trên 80
chiến-hạm đủ loại. Trên bốn chục ngàn quân-sĩ các cấp. Thế rồi ngày ra đi, đã để
lại trên 50 % Sĩ-Quan mà đa số là cấp Uý, trên 70 % Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.
Một thảm-cảnh quá đau thương cho đất nước đã có sẵn một chế-độ tự-do, dân-chủ
và tôn-trọng nhân-quyền. Một đất nước phồn-vinh được sánh như hòn ngọc "
Viễn-Đông ". Âu đó cũng là vận-nước đã đến lúc hết thời, mà ai trong chúng
ta cũng đành ngậm-ngùi chấp-nhận thế cờ của người thua cuộc. Nước Việt-Nam
Cộng-Hòa đã rơi vào tay Cộng-Sản !. Xin cám ơn Hồn-Thiêng Sông-Núi, xin cám ơn
Thánh-Tổ Hải-Quân, cám ơn các bậc đàn anh đã đào-tạo tay nghề hải-nghiệp cho
đàn em, nhờ đó có kinh-nghiệm và điều-kiện trên bước đường vượt-biển tìm tự-do.
Một quân-chủng trẻ-trung, có truyền-thống nền-nếp, nể-trọng các bậc đàn anh,
quí mến đàn em, rất tự-hào về lớp trẻ hăng say và đạt nhiều thành-quả vẻ-vang
làm rạng-danh cho dân-tộc khắp mọi nơi trên bước đường định-cư tị-nạn. Đối với
những người đi tìm tự-do và gầy-dựng tương-lai cho tuổi trẻ, đây là một cuộc
di-cư vĩ-đại, gây nhiều tang-thương nhất trong lịch-sử Việt-Nam .
* Vị Tư-Lệnh Hải-Quân cuối cùng là : Phó
Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang.
Ngày 05.03.75 tôi được thuyên-chuyển về
BTL/HQ/P5 (Phòng Nghiên-Cứu) thay thế cho HQ Th/Tá Văn-Trung-Quân khoá 12
SQHQ/NT thì lúc đó Đề-Đốc Lâm-Ngươn-Tánh đang còn là Tư-Lệnh Hải-Quân.Ngày
12.03.75 HQ Tr/Tá Bùi-Đức-Trọng Trưởng-Phòng 5 đi Caracas Venezuela để họp
luật-biển kỳ 3, tôi được chỉ định xử-lý thường-vụ. Khoảng chừng 2 tuần lễ sau
Phó Đô-Đốc Cang về thay Đề-Đốc Lâm-Ngươn-Tánh. Tôi còn nhớ trong phiên-họp
tham-mưu cuối cùng ngày 20.04 năm 75. Phó Đô-Đốc Cang đã nói với các Sĩ-Quan có
mặt trong buổi họp là: " Cương-quyết bảo-vệ đất nước, không đi đâu cả, không
ai chịu chứa-chấp mình ". Khi đó tại BTL/HQ cũng đã có một vài vị
trưởng-phòng tự-động rời bỏ nhiệm-sở cả tháng nay rồi!
* Vị Tư-Lệnh LLĐN/213 cuối cùng là : Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hửu-Chí.
* Vị Tư-Lệnh V1DH kiêm (213.1) cuối
cùng : Phó Đề-Đốc Hồ-Văn Kỳ-Thoại.
* Vị Tư-Lệnh V2DH kiêm (213.2) cuối
cùng : Phó Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh.
* Vị Tư-Lệnh V3DH kiêm (213.3) cuối
cùng : Phó Đề-Đốc Vũ-Đình-Đào.
* Vị Tư-Lệnh V4DH kiêm (213.4) cuối
cùng : HQ Đ/Tá Nguyễn-Văn-Thịện.
*
Vị Tư-Lệnh V5DH kiêm (213.5) cuối cùng
: HQ Đ/Tá Nguyễn-Văn-May. V - Tiêu-diệt
tàu địch xâm-nhập :
1)
Vụ
Vũng-Rô :
Từ
đầu năm 1965 chúng ta nghe nói vụ
Vũng-Rô, một tàu Việt cộng từ miền Bắc
xâm-nhập
vào Vũng-Rô để chuyển vũ-khí cho mật-khu. Vào năm 1968 tôi có dịp tuần-tiễu tại
vùng NhaTrang, có ghé lại Vũng-Rô thì thấy xác tầu bể nát vẫn còn nằm tại bãi.
Thời-gian khi tàu địch xâm-nhập vào Vũng-Rô, lúc bấy giờ cuộc hành-quân Market
Time chưa tổ-chức đầy đủ. Chỉ có lực-lượng của Hải-Quân Việt-Nam, vì tầu bè ít
nên phải bao thêm vùng rộng lớn, do đó tàu địch len lỏi vào được Vũng-Rô mà
không bị phát-giác. Sáng ngày 16 tháng 2 năm 1965 tình cờ có một phi-cơ
trực-thăng loại HU1B của Không-Lực Hoa-Kỳ bay ngang vùng Vũng-Rô với cao độ hơi
thấp. Viên phi-công phát-giác trong vịnh có một đảo nhỏ đang di-động, nghi ngờ
đó là một tầu được ngụy-trang nên lập-tức báo-cáo ngay về Th/Tá Rodgers
Cố-Vấn-Trưởng Vùng 2 Duyên-Hải. Cố-Vấn-Trưởng liền thông-báo sự việc cho
Tư-Lệnh Vùng 2 Duyên-Hải lúc bấy giờ là HQ Th/Tá Hồ-Văn Kỳ-Thoại. Một cuộc
thám-thính bằng phi-cơ được thực-hiện ngay liền sau đó.
Ngày 18 tháng 2 một
cuộc hành-quân phối-họp gồm Hải-Quân Việt-Mỹ, Sư-Đoàn 23 Bộ-Binh, Lực-Lượng
Đặc-Biệt, Hải-Vận-Hạm Tiền-Giang (HQ 405) và Hộ-Tống-
Hạm
Chi-Lăng II (HQ 08). Kết-quả tịch-thu được hàng trăm tấn vũ-khí.
2)
Cuộc truy-diệt mục-tiêu SL3
:
Vụ HÒN-HÈO:
Thời-gian
Trung-tâm Hành-Quân MARKET TIME hoạt-động, một yếu tố hữu-
hiệu
nhất giúp cho việc khám-phá tàu Việt cộng xâm-nhập là phi-cơ P2V. Phi-cơ bay cách xa
bờ vài trăm hải-lý, khi nhận thấy có chiếc tàu nào khả-nghi là lập tức báo-cáo
về CTF 115. Thường thường tầu VC xâm-nhập được ngụy-trang là tàu đánh
cá.
Loại tàu này có chiều dài khoảng 25m, rộng 5m. Khi nhận được báo-cáo nào như
vậy thì Trung-Tâm Hành-Quân Cam-Ranh đặt cho nó một tên để theo dõi. Tên chung
cho loại này là SL (Suspect Trawler). Các SL được đánh số từ 1 trở đi, số nào
không thấy xuất-hiện thì coi như chiếc đó có theo dõi nhưng không dám vào bờ.
Đầu năm 1968, đó là dịp tết Mậu-Thân. Lúc
này tôi đang phục-vụ tại V2DH Phòng Nhân-Viên. Trung-Tâm Trưởng TTKS/DH/NT là
HQ Đ/U Hồ-Đắc-Cung
(Khóa 11 SQHQ/NT).
Tuy tôi làm ngành Quản-Trị Nhân-Viên, nhưng cũng có
luân-phiên đảm-nhận phiên trực tại TTKS/DH/NT. Khi đó mục-tiêu SL3 được CTF115
thông-báo cho V2DH theo dõi vì mấy ngày nay rất nghi-ngờ. Sự thật thì mấy ngày
nay phi-cơ P2V đã phát-giác từ lúc cách xa bờ 200 hải-lý. Khi SL3 vào cách bờ
50 hải lý thì phi-cơ bàn-giao cho Đài Kiểm-Báo Hòn-Tre Nhatrang để theo dõi.
Lúc trời bắt đầu tối thì SL3 trực-chỉ vào vịnh Nha Trang. Khi đó ngay tại biển
Nha Trang đã có sẵn HQ 12 (Hạm-Trưởng lúc bấy giờ là HQ Th/Tá Dư-Trí-Hùng ),
đồng-thời Duyên-Đoàn 25 cũng đã tăng phái một ghe chủ-lực và hai ghe YABUTA cho
V2DH. Ngoài ra CTF 115 cũng tăng cường hai PCF tuần-tiễu án-ngữ trong vịnh
Nha Trang. Coi như HQ 12, ba ghe, và 2PCF sẵn sàng tác-chiến bên trong vịnh
Nha Trang. Đến quá nửa đêm SL3 bắt đầu vào cửa vịnh. Lợi dụng đêm tối SL3 chạy
sát vào gần núi, lúc này HQ12 chỉ có thể chạy bên ngoài vì còn phải tránh các
vùng đá ngầm. Các ghe Duyên-Đoàn cũng không theo kịp, chỉ còn lại hai PCF của Mỹ
rượt theo SL3 và khai-hỏa. Nhờ vũ-khí lợi hại nhất của PCF đó là súng cối bắn
thẳng vào tàu địch. Khiến tàu địch ủi thẳng vào bờ và tự-hủy. Tàu địch bị nổ
tung tại mũi Hòn-Hèo, phần mũi gác lên bờ đá, phần lái chìm dưới nước. Tư-Lệnh
V2DH lúc đó là HQ TR/Tá Phạm-Mạnh-Khuê tổ-chức ngay cuộc hành-quân. Cuộc
hành-quân do Duyên-Đoàn 25 chủ-lực, dưới sự chỉ-huy của HQ Tr/Úy
Trương-Công-Hải (Khóa 14 SQHQ/NT) đã tịch-thu được rất nhiều vũ-khí, đạn
dược, B40, B41, chất nổ, tài liệu. Trên tầu địch tất cả thủy-thủ-đoàn bị
tiêu-diệt, để lại ba xác chết. Vùng 2 Duyên-Hải đã đập-tan âm-mưu của Việt-Cộng
dự-tính tiếp-tế vũ-khí cho mật-khu "Hòn-Hèo" để tấn-công thành-phố
Nha trang trong dịp tết Mậu-Thân 1968.
3)
Cuộc chận bắt SL4:
Vụ
BA-TRI:
Đây là một cuộc chận bắt tầu địch gây-cấn
và hồi-hộp nhất trong thời-gian mà tôi phục-vụ tại TTHQ/CR/ CTF 213.
Vào đầu
tháng 7 năm 1970, theo báo-cáo của không-tuần P2V thì có một SL4 đang cách
Côn-Sơn về phía đông-nam 300 hải-lý. Tàu này thuộc loại đánh cá như SL3 vừa
nói ở phần trên. Đặc-biệt chiếc này không xuất-phát từ miền Bắc mà là từ phía
đông của đảo Hải-Nam Trung-Cộng đi xuống phía Nam.
Suốt một tuần lễ trôi qua thì
ngày nào không-tuần P2V cũng báo-cáo, có khi cách 250 hải lý và đang đi về
hướng bắc, có khi cách 200 hải-lý đang đi chậm về hướng đông, đang thả lưới. Sự
việc cứ như vậy chẳng có gì quan-tâm, ngày nào trên bản đồ cũng gắn hình ảnh nó
xê dịch gần đó. Ngày nào sáng vào làm việc "Briefing" cũng thấy
vậy. Qua tuần lễ sau thì thấy nó nhích vào gần Côn-Sơn hơn, bây giờ còn cách 150
hải-lý. Lúc đó CTF 115 chỉ-thị cho không-tuần P2V tăng-cường theo-dõi và đồng
thời chỉ định cho một chiếc DD 745 bám-sát, đó là USS BRUSH. Tuy nói theo dõi
bám-sát, nhưng phi-cơ và USS BRUSH cách tàu địch rất xa, chỉ giữ khoảng cách
bằng radar, địch không thấy ta mà ta vẫn thấy địch. Cứ thế SL4 mỗi ngày gần
thêm một tí và vẫn tiếp-tục thả lưới, kéo lưới. Khi đến gần Côn-Sơn dưới 100
hải-lý thì cả CTF 115 và CTF 213 bắt đầu chuẩn-bị đối-phó.
Đến chiều 15.07.70
thì đài kiểm-báo Côn-Sơn cho biết SL4 đang cách 40 hải-lý về phía bắc. Mục-tiêu
đang đi về hướng tây tây bắc vận-tốc là 10 gút. Tính ra nếu SL4 đi hướng như
vậy, vận-tốc như vậy thì sẽ vào vùng Ba-Tri hay Ba-Động khoảng 2 giờ khuya nay.
CTF 213 ra chỉ-thị cho Hải-Đội 3 Duyên-Phòng tăng-phái ngay lập tức cho CTG
213.3 Vũng-Tàu 2 PCF đến ngay địa-điểm để chặn đầu. Đồng thời CTF115 chỉ định
cho một chiếc MSO đang có mặt tại Vũng-Tàu theo dõi mục-tiêu. Trong khi đó thì
USS BRUSH vẫn bám theo, lưu-ý một điều là tất cả các chiến-hạm và chiến-đĩnh
đều tắt đèn hải-hành, chỉ quan-sát bằng mắt thường và bằng radar.
Tại TTHQ/CR
thì cả hai vị Tư-Lệnh túc-trực tại chỗ, coi như chừng nào mà vụ SL4 này chưa ngã
ngũ là phải thức. Đêm đó tôi vẫn làm việc bên cạnh Tư-Lệnh Chí. Trung-Tâm
Kiễm-Soát Duyên-Hải Vũng-Tàu lúc đó là HQ Đ/Úy Nguyễn-Hồng-Diệm (Khóa 13 SQHQ
Nha Trang) cũng túc-trực và báo-cáo về Cam-Ranh mọi diễn-tiến liên-tục. Khi SL4
cách vùng Ba-Tri chừng 20 hải-lý, vùng này bắt đầu hơi cạn. Vì vậy USS BRUSH
không dám tiến vào thêm mà chỉ-thị cho MSO tiếp-tục bám-sát. Tàu địch tăng
vận-tốc để hướng vào Vùng Ba-Tri, khi Vũng-Tàu xác nhận hai chiếc PCF đã thấy và
đang tiến gần đến mục-tiêu, thì Tư-Lệnh Chí ra lệnh bắn, tôi liền gọi
điện-thoại HotLine cho Vũng-Tàu ra lệnh bắn. Đồng thời lúc đó CTF 115 cũng ra
lệnh cho các chiến-hạm Mỹ.
Sau khoảng 15 phút chờ đợi hồi-hộp, lúc đó là 1 giờ
khuya, Tư-Lệnh Chí nói hỏi xem Vũng-Tàu đã bắn chưa. Được Vũng-Tàu trả lời là
chưa. Nửa giờ sau gọi trở lại lần nữa cũng được trả lời là chưa bắn. Trong khi
cả hai vị Tư-Lệnh đang lo âu, chỉ sợ rằng SL4 lợi-dụng đêm tối để ủi bãi vào
mật-khu Ba-Tri. Đang khi chờ đợi trong hồi-họp, thì 15 phút sau CTF 115 nhận
được một công-điện hỏa-tốc chuyển bằng vô-tuyến viễn-ấn từ USS BRUSH về thẳng
cho CTF115. Được Đại-Tá Quanstrom cho biết như sau:
Khi MSO tiến đến gần SL4,
tối trời nên bị SL4 đụng xớt nhẹ vào phía sau hông tàu, liền khi đó MSO quay
đầu lại và dùng phòng không 20 ly bắn vào tàu địch. Tàu địch bị bắn bất ngờ,
biết là bị bại lộ nên tự-hủy và chìm ngay ngoài khơi Ba-Tri.
Cũng cần nói rõ
thêm là từ khi USS BRUSH được chỉ định đến CTG 115.3 để bám-sát SL4. Thì khi đó
USS BRUSH mang danh-xưng của (CTE 115.3.1.1). Trách-nhiệm chỉ-huy chiến-thuật
tại chỗ
(OTC: Officer Tactical Command) đối với các chiến-hạm được CTF 115 tăng-phái cho vụ
SL4 này. Trong khi đó thì 2 PCF của Hải-Đội 3 Duyên-Phòng tìm không thấy tàu địch
nên không thể khai-hỏa. Ngày hôm sau một cuộc hành-quân trục-vớt vũ-khí do V3DH
tổ-chức với sự tham-dự của Biệt-Đội Người Nhái...
VI - Chuyện Tù Cải-Tạo:
Sau khi Cộng-Sản chiếm miền Nam,
thành-phần chế-độ cũ và Sĩ-Quan VNCH được tập-trung tại nhiều nơi. Tháng 10 năm
1975 sau bài học chính-trị cuối cùng của giai-đoạn 1 xong thì mỗi người tù phải
tự viết bài "Thu-Hoạch".
Tự khai ra hết tội lỗi của mình, cũng từ
đó bọn Cán-Bộ Chính-Trị phân-loại và biên-chế dồn trại để chuẩn-bị cho kế-hoạch
lớn sắp tới. Đầu năm 1976 một mặt thì khuyến-dụ học-tập tốt để mau về, một mặt
thì Chính-Phủ VC Huỳnh-Tấn-Phát đưa ra chính-sách "khoan-hồng" ba
năm làm mốc. Cứ ở tù hết ba năm này thì đến ba năm khác.
Trong thời-gian cùng ở tù tại trại
Vĩnh-Phú Vĩnh-Quang B miền Bắc từ năm 1978 đến năm 1982 thì chuyển trại. Tôi có
nhận xét về Tr/Tá Hùng như sau:
ông là một đàn anh mẫu-mực, trầm-lặng, rất đáng
được kính-trọng. Khi trại biên-chế từng đội, mỗi đội 30 người, một nhà hai đội
nhốt chung là 60 người. Trại có tám nhà như vậy có tổng-cộng khoảng gần 500 tù
chính-trị. Còn tù hình-sự cách một hàng rào kẽm gai có khoảng 200. Ông được xếp
vào đội rau cải. Sáng gánh phân ra, chiều gánh rau về (phân là loại phân tươi
của tù thải ra từ ngày hôm trước). Đội rau cải, ngoại trừ đội-trưởng, còn lại
ai cũng phải luân-phiên gánh phân ra khu canh-tác, phân phải ủ vài tuần lễ.
Xong phải quậy nát và trộn với nước để tưới rau muống và rau Tiểu-Bạch-Khẩu.
Rau Tiểu-Bạch-Khẩu là một loại rau gốc từ Trung-Cộng, mùa đông chịu được khí
lạnh, miền nam không thấy có loại rau này. Nhìn thấy đội rau cải sắp hàng
quang-gánh trên vai chuẩn-bị ra cổng trại, mà trong hàng đó toàn là Thiếu-Tá,
Trung-Tá, chức-vụ Tiểu-Đoàn-Trưởng, Trung-Đoàn-Trưởng, Chỉ-Huy-Trưởng,
Hạm-Trưởng, Tham-Mưu-Trưởng, Trưởng-Phòng, Quận-Trưởng, v.v...
Nhìn ông thầy mà thấy thương cho đàn anh.
Mới ngày nào thầy là một Trung-Tá Hạm-Trưởng chỉ-huy một
Soái-Hạm của Lực-Lượng HQVNCH, cuộc đời thật khó nói giữa Thiên-Đường và
Địa-Ngục chỉ cách nhau có một Window trong computer, như trở bàn tay. Ông từng là
giáo-sư của trường Sĩ-Quan Hải-Quân Nhatrang, ông đã dạy chúng tôi về môn
Điện-Kỹ-Nghệ năm thứ 1 và môn Hàng-Hải Thiên-Văn năm thứ 2.
Tôi thì cũng không
khá gì hơn, được sắp xếp vào đội cưa xẻ gỗ suốt 6 năm (kể luôn hai năm làm
thợ-xẻ tại núi rừng Yên-Bái Hoàng-Liên-Sơn),mà thức ăn chỉ là Sắn tươi, Sắn
khô, Bo Bo, lâu lâu mới có chén cơm ăn với muối hột. Đội tôi cũng 30 người, vừa
cưa xẻ gỗ vừa đảm-trách hàng tuần gánh gạo, muối cho nhà tù từ phân-trại A về
phân-trại B. Hai trại cách nhau hơn ba cây số, phải qua hai con suối, cũng còn
đảm-trách các công việc khuân-vác đột-xuất, vật-liệu linh-tinh. Có lần chúng
tôi gánh quà cho trại tù, đây là quà của thân-nhân gia-đình từ trong Nam gởi
ra. Có đợt quà từ lúc gởi cho đến lúc nhận là 3 tháng, vì đường đi gián-đoạn do
bão lụt. Khi đó chỉ có các món mặn như mắm ruốt, hay mực muối là không bị mốc
xanh. Tuy nhiên tù vẫn ăn hết. Đợt này thầy Hùng có một gói 5 ký, tôi cũng có một
gói. Trước khi được lãnh ai cũng phải qua một cuộc khám quà rất kỹ. Cai-tù mở
tung gói qùa, rạch nát các gói bao bì đựng quà, xem có món nào cấm thì tịch-thu
tại chỗ. Đến lượt thầy Hùng sau khi được khám xong, thầy ngồi thu gom lại và ăn
liền một miếng đường thẻ. Vì từ lâu nay trong người quá thiếu chất ngọt mà phải
lao-động nặng nhọc. Chất mặn thì có muối nhà bếp hằng ngày. Còn chất béo thì
vài tuần lễ có chừng 2 kílô thịt mỡ bằm nhỏ bỏ vào chảo nước lớn nấu chia cho
500 người. Nói đến chất đạm thì lại càng khan-hiếm, mỗi năm Việt-Cộng có 3 ngày
lễ lớn đó là: ngày Tết Âm-Lịch, ngày quốc-khánh Việt cộng mùng 2 tháng 9 và ngày
thành-lập Quân-Đội nhân-dân 22 tháng 12 dương-lịch.
Tù được bồi-dưỡng chất-đạm
bằng một con trâu phế-canh cho toàn trại 500 người. Con trâu làm thịt cho tù ăn
kể cả da trâu cũng hầm nhừ chia đều cho mỗi người. Ngoài những ngày đó ra, nếu tù
muốn bồi-dưỡng phải tự kiếm cào-cào, châu-chấu, rắn rết, cuốn chiếu, cóc, nhái,
ểnh-ương, mèo, chuột, con nào tới số gặp đám tù đói là coi như tuyệt-chủng.
Cũng nhờ các thứ đó mà thời-gian lây-lất chờ cho đến ngày có tin quà đến trại.
Còn thuốc men thì chẳng có gì, mọi thứ đều xin gia-đình gởi cho. Khi hay tin
quà sẽ được chuyển về trại là coi như đêm đó có nhiều người mất ngủ, vì vừa
mừng vừa lo không có tên. Lo lắng nhất là những anh bị vợ bỏ, niềm hy-vọng rất
mong manh vì trở thành kẻ mồ côi. Tuy nhiên có những anh nhiều vợ cũng lo không
kém, thư từ nhắn gởi thì nhiều nhưng kết-quả thì rất hạn hẹp. Đó là chưa kể xảy
ra những tai-họa bất ngờ do các bà đến thăm-nuôi tình cờ gặp nhau ngoài trại tù
rồi đánh lộn nhau. Đương nhiên khi xảy ra như vậy thì cai-tù không cho thăm mà
phần thiệt-hại thuộc về đương-sự cũng đành chịu thôi. Để tránh tình trạng
tương-tự, khi vợ đến thăm tù thì các bà phải mang theo giấy hôn-thú.
Có hai trường-hợp khi đám tù được
chuyển-trại về Nam năm 1982, thì có hai người bỏ chồng theo tù về Nam.
Trong trại tù việc lao-động khổ-sai là
thường tình, là vinh-dự của mỗi chiến-sĩ phải trả nợ cho quê-hương Tổ-Quốc khi
bị lọt vào tay địch. Đó chỉ nói sơ sơ về sự khổ-nhục và cái đói của các
đồng-nghiệp lỡ sa chân vào tay chế-độ man-rợ. Thế nhưng tinh-thần thầy Hùng vẫn
bình-thản, trầm-lặng, ít nghe ông nói gì, mà cũng chẳng hề than vãn hoặc xin xỏ
ai cái gì.
Có lần đội xẻ gỗ của tôi đi ngang qua đội
rau xanh của ông, thì thấy một and đội tù hình-sự đi phía trước, chúng toàn là lớp
trẻ, có lẽ trước đây chúng cũng là cháu ngoan của "bác". Chúng thấy
đám rau muống tươi tốt vừa được tưới phân, chúng tranh nhau hái các đọt non dọc
theo đường đi, rảy rảy mấy cái rồi bỏ vào miệng ăn ngon lành. Chiều thì đội rau
thu-hoạch đem về trại, cân tính tiền vào sổ chi-phí nuôi tù, rồi giao cho nhà
bếp. Anh nuôi nhà bếp xúm lại lặt xong rửa sơ sơ bỏ vào chảo luộc, luộc xong
thì vớt rau ra để riêng, nước múc riêng, tất cả chia đều ra từng thau rồi gọi
các Trực-Buồng đến lãnh cơm chiều chung cho đội. Lãnh xong về Trực-Buồng chia
cho từng cá nhân. Mỗi người cuối cùng được lưng chừng chén nước rau, một dúm
rau luộc nhừ. Khi ăn thì trời cũng gần tối, thỉnh thoảng có người gắp ra mảnh
vải màu sẫm sẫm như rau. Gắp vải bỏ đi tiếp tục ăn và uống. Chuyện này xảy ra
trong một trại tù cũng thường tình thôi, bởi vì khi đi đại-tiện tù không còn giấy
thì xé quần áo cũ rách thay thế. Ăn uống thiếu vệ-sinh cho nên căn bệnh giết
chết tù nhiều nhất là "kiết-lỵ
". Lây lan rất nhanh do ruồi. Khi tôi còn ở trại tù Yên-Bái, thời kỳ này
mới được chuyển ra Bắc, chưa quen lối sống mới. Toàn trại có 300 tù, mà số bị
bệnh kiết-lỵ trên 200, trong đó có ba người chết vì thiếu thuốc men, sống trong
rừng không có bệnh-viện chữa trị.
Cán-Bộ chính-trị luôn ca ngợi chế-độ,
đảng là sáng suốt: Lịch-sử loài người từ thời-kỳ sơ-khai, thời-kỳ đồ-đá, đến
thời-kỳ nông-nô, rồi thời-kỳ cơ-khí, qua đến tư-bản, giờ đây là chế-độ xã-hội
chủ-nghiã, sau này tiến tới thế-giới "Đại-Đồng". Khi đó thì mọi
người sẽ "làm theo năng-lực hưởng theo nhu-cầu". Đó là sự tiến-hóa
tất-yếu của con người Xã-Hội Chủ-Nghĩa, là tiến-bộ là văn-minh. Mọi vật đều
tiến-hóa như "hình xoắn trôn-ốc đi lên". Đảng đã dạy rằng các nhà
nghiên-cứu cho biết con người là do một loài "Vượn" biến-hóa thành,
trong quá-trình phải mất trên mấy triệu năm mới có con người hoàn-chỉnh như
ngày nay !!!
Tuy nhiên! nếu chúng ta lỡ sa chân vào
chế-độ "Ưu-Việt" này thì từ con người biến trở lại thành loài thú,
loài Vượn theo một tiến-trình quá nhanh, đó là con đường bao-tử xã-hội
chủ-nghĩa, không phải ba năm mà là chừng ba tháng. Có khi nhanh hơn nếu chịu khó
chấp nhận mọi thử-thách để biến thành đất. Đã có không ít tù-nhân 'hồ-hởi
phấn-khởi' để chọn giải-pháp này rồi!
Còn một người nữa cũng xứng-đáng được
vinh-danh là HQ Tr/Tá Hà-Hiếu- Diệp (Khóa 10 SQHQ/NT). Anh Diệp nguyên là
Chỉ-Huy-Trưởng Ty Quân-Cảng Saigòn.
Ngày 30.04.75, anh đã từng giúp cho nhiều
vị xử-dụng tầu dòng của Ty Quân-Cảng ra tầu lớn để đi. Anh cùng ở tù chung chỗ
của chúng tôi. Anh là một người chống-cộng nổi nét hơn tất cả. Từ việc làm cho
đến lời nói. Anh bị bọn cai- tù trù-dập, anh sẵn sàng chấp-nhận mọi hậu-quả.
Bọn cai-tù biết thế nhưng chưa tìm được cơ-hội gì để nhốt anh.
Có một ngày trong
khi chúng tôi xẻ gỗ tại trại mộc Vĩnh-Phú Vĩnh-Quang B. Anh là một người của
lò-rèn thuộc đội mộc. Sau giờ lao- động là 5 giờ chiều, anh lấy mấy miếng gỗ
phế-thải bó lại thành một bó bằng bắp chân. Xong đút vào lỗ hàng rào của trại để
sau khi ra suối tắm xong thì vào lấy. Chỉ có vậy thôi, đối với người khác thì
đâu có sao, nhưng đối với anh Diệp thì từ lâu nhất cử nhất động. Bọn cai-tù để
ý và làm to chuyện. Hắn báo-động làm rần lên, cho rằng anh Diệp vi-phạm nội-quy
trại. Đem anh Diệp nhốt vào phòng biệt- giam một tháng. Khi mãn hạn ra khỏi nhà
đá nhìn thấy anh gầy nhom và xanh xao. Tuy nhiên tinh-thần anh vẫn cương-quyết
không khuất-phục chế-độ.
VII
- Cảm-nghĩ người viết:
Là một cựu-quân nhân của một chế-độ mà
tôi đã từng phục vụ gần 14 năm. Tôi cũng là một cựu tù-nhân của một chế-độ
đối-nghịch trong thời-gian 8 năm. Trong phần ghi vào lịch-sử được nêu lên ở các
đoạn trên không có dụng-ý tuyên-truyền rẻ tiền mà ở thời điểm này không còn
thích-hợp nữa. Chỉ có những ai đồng chung cảnh-ngộ như chúng tôi thì có thể
cảm-ứng dễ dàng. Mặc dù ở khác trại nhau cũng có những điểm giống nhau vì cùng
dưới một chế-độ. Còn những ai không cùng hoàn-cảnh tù-tội, thì hãy nhìn xem tại
sao những người không dính-dáng gì đến chế-độ cũ, những thanh thiếu-niên ra đời
sau 75 cũng liều chết bỏ nước ra đi. Những viên-chức cao-cấp như cựu
Trung-Tướng Trần-Độ cũng phê-phán chế-độ. Các giới trí-thức, các nhà tu-hành,
các tôn-giáo cũng bị trù-dập bắt bớ. Nhà văn nữ Dương-Thu-Hương vào tiếp-thu
miền Nam đã bật khóc, khi thấy miền Nam quá nhiều tự-do như về báo chí, có quá
nhiều sách báo của các chế-độ được bày bán tự-do,dân miền Nam tự do nghe đủ mọi
đài phát thanh trên thế-giới, tự-do phát-biểu tư-tưởng của mình, còn kẻ
chiến-thắng là có bản-chất của một chế-độ man-rợ.
Lịch-sử nhân-loại trên thế-giới đã
chứng-minh bao nhiêu triều-đại hung-bạo nhất rồi cũng có ngày tàn của nó mà
vết-tích vẫn còn lưu lại trên thế-giới. Chỉ có đạo-đức và lẽ phải là
trường-tồn. Từ đầu thế-kỷ 19 đến nay các nhà khảo-cổ vẫn còn khai-quật các lăng-mộ
và nghiên-cứu Kim-Tự-Tháp. Một triều-đại được xem là văn-minh cách nay trên
6000 năm, ngày nay chưa ai hiểu tại sao sụp đổ.
Như trên tôi đã có nói "đồng-chí
chính-trị" tiên đoán khi chế-độ Cộng-Sản tiến tới đĩnh cao là
"Thế-Giới Đại-Đồng" thì khi đó xã-hội chủ-nghĩa sẽ là "làm theo
năng-lực hưởng theo nhu-cầu".
Nay sau 26 năm câu nói đó đã có nhiều
kết-quả nhãn- tiền. Hiện-tượng thế-giới đại-đồng thì năm 1989 khối Cộng-Sản bắt
đầu tan rã. Bây giờ còn câu "làm theo năng lực" là:
Đồng-chí nào
có trình-độ thấp thì làm việc thấp, muốn được làm việc cao thì đảng cho bằng
cấp cao, nào là bằng cấp giả, bằng cấp có thi nhưng cho tiêu-chuẩn chấm đậu.
Còn "hưởng theo nhu cầu" thì
đồng-chí nào tin-tưởng tuyệt-đối vào sự
lãnh-đạo của đảng, tin vào chánh-sách "trước sau như một" thì, nếu
muốn tiền đảng tạo điều-kiện cho tham-nhũng để có tiền, muốn có vàng sẽ cho
vàng, muốn có nhà để ở thì đảng cho nhà, muốn có thêm tài-sản thì đãng cũng tạo
điều-kiện theo nhu-cầu.
Đồng-chí nào có nhu cầu gái thì thiếu gì quán bia ôm do
đảng ta làm chủ.
Còn Xã-Hội Chủ-Nghĩa luôn luôn tiến theo hình "xoắn trôn
ốc đi lên" cũng đã xuất-hiện: Như đồng-chí Ngô-Xuân-Lộc Phó Thủ-Tướng
tham-nhũng ở chỗ này bị bại lộ, thì đảng ta xoáy trôn ốc lên chức-vụ khác.
Cũng
như một số quan-chức ở cấp tỉnh tham-nhũng bị dân khiếu-nại thì đảng ta cũng
xoáy trôn ốc lên chức-vụ cao hơn dễ dàng có sao đâu. Nhưng các đồng-chí nên nhớ
đừng dính dáng vào bạch-phiến.
Một đất nước có quá nhiều khổ-đau và đói
rách thuộc vào hàng nghèo nhất trên thế-giới, lại bị thống-trị bởi một đảng mà
suốt chiều dài lịch-sử thống-nhất hai miền đã trên 26 năm qua, có quá nhiều lần
sai lầm về chính-sách kinh-tế.
Ai trong chúng ta nếu trong người có dòng máu Việt Nam
không khỏi không đau buồn cho những người cùng một nòi giống còn phải chịu dưới
chế-độ man-rợ.
Mới đây những Việt-Kiều từ Đông-Âu về thăm quê-hương cho biết --
lúc này tại Việt Nam đang nở rộ phong-trào: "hy-sinh đời Bố để củng-cố đời con". Cho nên đời cha tha hồ tham-nhũng tích-lũy của cải để dồn cho đời con
hưởng, một khi cha đi tù và chấp nhận hậu-quả. Đó cũng là một hiện-tượng xảy ra
để mau đến ngày sụp-đổ của chế-độ hiện tại.
Sau ngày 30.04.75 nước Việt-Nam Cộng-Hòa
đã bị bức tử, đã bị chết, chế-độ Cộng-Sản muốn VNCH phải chết từ thể xác đến linh-hồn. Bọn chúng
trù-dập nhân-dân miền Nam, phân-biệt đối-xử theo lý-lịch cá-nhân để vợ con
chúng ta không thể nào cất đầu lên được. Đó là về phần thể xác, phần hồn của
VNCH thì chúng mở chiến-dịch toàn nước đốt sạch, phá sạch văn-hóa phẩm.
Nhạc
miền Nam mà họ gọi là nhạc vàng, bị kết tội là nhạc đồi-trụy, tịch-thu và
tiêu-hủy v.v. Tuy nhiên khi đi tù ra ngoài Bắc, có dịp tiếp xúc với đám binh-sĩ
và đám công-an coi tù còn trẻ, thì họ lại thích nghe, thích học nhạc vàng của
chúng ta, họ rất say mê. Ban đêm vắng người, trong khi canh gác, họ lân la đến cửa
sổ yêu-cầu chúng tôi hát cho họ nghe, kể cả lúc đang lao-động ngoài rừng cũng
vậy.
Khi được ra tù năm 1983 trong thời-gian chờ đợi vượt-biên, tôi đi lang
thang tại thành phố Sài Gòn thì thấy hầu hết các quán café đều mở nhạc vàng, tuy
không dám công khai. Nhưng họ dám làm vì lòng người dân thích nghe, dân chúng
chê nhạc Việt cộng, họ còn tranh nhau mở nhạc thật hay để câu khách. Còn những bản
nhạc, hay bài ca mà chúng bảo chúng tôi ngày nào trong trại tù cũng ngồi vừa vổ
tay vừa hát to thì ngoài xã-hội ít nghe ai hát tới. Nếu có hát thì cũng hát
theo cách khác, chẳng hạn như: " Như có bác Hồ trong ngày vui đại-thắng".. dân lại hát: "như có bác Hồ trong nhà thương Chợ-Quán".... Hoặc là "Từ ngày giải-phóng vô đây ta ăn độn dài dài..."
v.v... Từ đó tôi có một suy-nghĩ là -- linh-hồn của đất nước VNCH hãy còn sống
vất-vưởng đâu đó.
Từ năm 1988, chính-phủ Úc chính thức cho Quân-Đội Úc công
nhận những cựu Quân-Nhân VNCH được xem là Quân-Đội Đồng-Minh được quyền hưởng
hưu-bổng theo quy-chế cựu quân-nhân tức là nam thì 60 tuổi, còn nữ là 55. Trong
khi ngoài xã-hội thì 65 tuổi mới hưu. Một điều mà ở cuối thập niên 70 hay đầu
thập niên 80 dù có muốn cũng không dám nghĩ tới, mặc dù hàng năm cũng có
tham-gia diễn-hành ngày ANZAC DAY.
Con cái của chúng ta hồi nào bị chúng
trù-dập thì bây giờ chúng gọi là Việt-Kiều thay vì "người Việt hải ngoại" để đánh đồng với "Việt Kiều" không tị nạn, là công dân của chúng rằng yêu nước để về tiếp tay cho chúng
thêm "chất xám" (nhân tài). Dĩ nhiên lớp thế-hệ trẻ dù không liên-hệ tới cuộc-chiến như cha
ông, không thù-hằn với chế-độ mới, nhưng những người trẻ cũng rất sáng-suốt và
thực-tế. Chỉ cần nhìn vào một chế-độ không có tự-do, không có nhân-quyền, không
có tự-do tôn-giáo là không thích-hợp với văn-minh và tiến-bộ của loài người
trên thế giới hiện nay.
http://www.hqhh.macdinhchi71.com/tailieu/lucluongduyenphong.htm
II - Thống-Thuộc Của CTF 115 :
IV - Chương-Trình ACTOV và
ACTOVRAD :
Người thứ
nhất là nữ công-an coi trại tù Vĩnh-Phú Vĩnh-Quang A, cô ta có chồng là một
công-an coi cùng trại tù. Còn người tù là mộtcấp tá, anh ta có nghề tay trái/nghề phụ là
một thợ may (Tailor), anh ta thuộc trại B như chúng tôi nhưng được trại A xin
qua làm việc cho gian hàng may cắt. Cai tù trông coi gian hàng này là một nữ
cán-bộ như tôi đã đề cập ở trên. Làm việc tại nhà may này được hai năm thì trại
có lệnh di-chuyển về Nam. Không biết anh ta may ngày, may đêm, may máy, may tay
làm sao mà sau ngày chuyển trại, cô ta cũng xin ly-dị chồng vào nam sống tại
nhà người thân của anh ta.
Người tù thứ hai cũng là một cấp tá, anh này được đẻ
bọc điều, có vợ và con sau 30.04.75 định-cư bên Mỹ. Thường xuyên gởỉ quà và
tiền bạc về cho thân-nhân thăm-nuôi dùm. Anh ta có điều-kiện lo lót, nên cai-tù
phân trại A cho anh ta một "Job"chăn một đàn trâu của trại vừa lớn
vừa bé khoảng chục con. Suốt ngày anh ta cứ tà tà khỏe re, được tự-do ngồi trên
lưng trâu, vuốt đuôi trâu, rờ sừng trâu, ngồi gốc cây này tới gốc cây khác. Khi
no cơm ấm cật thì tình-duyên lại đến với anh ta, chỗ mà anh ta thường ngồi là một
lối đi, một cô giáo làng cũng đã có chồng thường hay qua lại khi tan trường về.
Có một ngày anh ta thủ sẳn một chai dầu thơm "Made in USA" trao tặng
cô giáo làm quà, dĩ nhiên ngày lại ngày còn có thứ khác nữa. Khi chuyển trại
thì cũng như trường hợp trên.
Rồi thì nước Ú cho xây-dựng đài tưởng-niệm Việt-Úc tại
công-viên. Đồng thời vinh-danh các cựu chiến-binh Úc đã từng tham-chiến tại Việt Nam,
điều mà trước đây sau khi Quân-Đội Úc rút khỏi Việt Namcuối năm 1972 về trong
âm-thầm và bị chỉ-trích dữ dội. Như vậy chính-nghĩa của chúng ta đã bắt đầu nở
hoa.
Rồi đến Quân-Đội Tân-Tây-Lan cũng làm lễ vinh- danh các cựu chiến-binh
tham-dự chiến-trường miền Nam Việt Nam. Tại thành phố PERTH của tây Úc thì hội cựu
quân-nhân cũng đang chuẩn-bị xây-dựng tượng đài kỷ-niệm Úc-Việt.
Rồi vừa
mới-đây Hội-Đồng thị xã WESTMINSTER đã chấp-thuận cho Cộng-Đồng Người-Việt tại
Hoa-Kỳ xây-dựng tượng đài: " Vinh-Danh Người Lính Đã Chết Vì Tự-Do
".
Một kết-quả của việc làm mà chúng ta không thể nào dám nghĩ tới sự
thành-công vào thập-niên 80 hay 90. Chắc chắn Linh-Hồn Việt- Nam Cộng-Hoà bị
bức-tử ngày nào vẫn còn lưu-lại niềm thương-tiếc, cảm mến của cả dân tộc 2 miền
đất nước và của thế-giới tự-do, sẽ tái-sinh trở lại trong luật nhân-quả:"
Ở hiền gặp lành, ở phải gặp phải " để đưa đất nước tiến lên trong chế-độ
tự-do, dân-chủ. Các nơi thờ-phượng bị trưng-dụng cũng lần lượt phải trả lại.
Các tôn-giáo bị ngăn cấm hoạt-động như:
Phật-giáo
Hòa-Hảo,
Cao-Đài,
Tin-Lành,
Công-Giáo v.v...
cũng được nới tay đàn-áp.
Cái gì bị chế-độ mới chôn
sâu dưới lòng đất trước đây, cũng bị dân chúng moi lên. Niềm tin tôn-giáo ngày
càng dâng cao. Trong khi các tôn-giáo Quốc-Doanh thì bị dân cho là công- cụ của
cộng sản. Còn những gì mà chế-độ mới muốn phơi-bày cho thế-gới như lăng của
"bác" thì dân lại thờ ơ. Cho nên, bọn cộng-sản khuyến-dụ bằng cách ai
đi xem lăng Bác sẽ được cấp phát một ổ bánh mì 200 gram ngay tại cổng ra cuối
cùng.
Chúng ta đang chờ để viết lịch-sử những kẻ đã gây khổ
đau, tang-thương và mất mát cho dân-tộc Việt-Nam.
Chế-độ man rợ sẽ sụp đổ trong một
tương-lai rất gần.
No comments:
Post a Comment